I. MỤC TIÊU:
- Học sinh được ôn tập một cách hệ thống kiến thức lí thuyết của học kì I về khái niệm, định nghĩa, tính chất (hai góc đối đỉnh, đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, tổng các góc của tam giác, các trường hợp bằng nhau của tam giác)
- Rèn kĩ năng trình bày lời giải bài tập hình học. Luyện khả năng sử dụng dụng cụ để vẽ hình, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình, rèn tính thông minh, tính chính xác.
- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, compa, thước đo góc, .
HS: Đồ dùng học tập, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - Tiết 31: Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Soạn ngày 12 tháng 12 năm 2008
Tiết: 31
ôn tập học kỳ I(t1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh được ôn tập một cách hệ thống kiến thức lí thuyết của học kì I về khái niệm, định nghĩa, tính chất (hai góc đối đỉnh, đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, tổng các góc của tam giác, các trường hợp bằng nhau của tam giác)
- Rèn kĩ năng trình bày lời giải bài tập hình học. Luyện khả năng sử dụng dụng cụ để vẽ hình, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình, rèn tính thông minh, tính chính xác.
- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. chuẩn bị của gv và hs:
GV: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, compa, thước đo góc, ...
HS: Đồ dùng học tập, phiếu học tập.
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: I. Ôn tập lí thuyết
GV: Thế nào là hai góc đối đỉnh ? Vẽ hình ?
Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh ? Chứng minh tính chất đó.
GV: Thế nào là hai đường thẳng song song ?
Nêu các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song ?
GV: Yêu cầu HS phát biểu và vẽ hình.
GV: Phát biểu tiên đề Ơcơlít ? Vẽ hình minh hoạ.
Phát biểu định lí hai đường thẳng song song bị cắt bởi đường thẳng thứ ba ?
định lí này và định lí về dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song có quan hệ gì ?
Định lí và tiên đề có gì giống nhau ? Có gì khác nhau ?
GV: Cho HS ôn tập một số kiến thức về tam giác.
HS: Phát biểu định nghĩa và tính chất của hai góc đối đỉnh.
Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
HS: Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
Các dấu hiệu nhận biết hai đường thảng song song là:
Dấu hiệu 1:
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) (hoặc một cặp góc trong cùng phía bù nhau) thì a và b song song với nhau.
Dấu hiệu 2:
Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
Dấu hiệu 3:
Hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
HS: Phát biểu tiên đề Ơcơlít: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
HS phát biểu định lí và tính chất của hai đường thẳng song song:
Hai định lí này ngược nhau. GT của định lí này là KL của định lí kia và ngược lại.
Định lí và tiên đề đều là tính chất của các hình, là các khẳng định đúng.
Tiên đề là những khẳng định được coi là đúng, không chứng minh được.
Hoạt động 2: II. Luyện tập
Bài tập:
a, Vẽ hình theo trình tự sau:
- Vẽ tam giác ABC
- Qua A vẽ AH vuông góc với BC (H thuộc BC)
- Từ H vẽ HK vuông góc với AC (K thuộc AC)
- Qua K vẽ đường thẳng song song với với BC cắt AB tại E
b, Chỉ ra các cặp góc bằng nhau trên hình, giải thích ?
c, Chứng minh AH vuông góc với EK
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm, sau đó gọi đại diện lên bảng trình bày lời giải của nhóm
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm
HS: Lên bảng vẽ hình, ghi GT và KL
a,
b, Góc E1 = góc B1 (hai góc đồng vị)
Góc K2 = góc C1 (hai góc đồng vị)
Góc K1 = góc H1 (hai góc so le)
Góc K2 = góc K3 (hai góc đối đỉnh)
Góc AHC = góc HKC = 900
c, Ta có EK//BC (1)
AH BC (2)
Từ (1) và (2) suy ra AH EK
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Em hãy phát biểu định lí tổng ba góc của một tam giác ? Định lí về tính chất góc ngoài của tam giác ?
Phát biểu định lí hai đường thẳng song song bị cắt bởi đường thẳng thứ ba ?
Định lí này và định lí về dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song có quan hệ gì ?
Định lí và tiên đề có gì giống nhau ? Có gì khác nhau ?
HS: Phát biểu định lí tổng ba góc của tam giác. Định lí về tính chất của góc ngoài của tam giác.
HS: Phát biểu tính chất của hai đường thẳng song song
HS: Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
HS: Trả lời câu hỏi
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập kĩ lí thuyết, làm tốt các bài tập trong SGK và SBT chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì I
File đính kèm:
- H7T17.doc