A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Học sinh nắm vững được định lý về tổng ba góc của một tam giác và biết cách chứng minh định lý này.
2. Kỹ năng : - Học sinh được rèn luyện lại cách sử dụng thước đo góc để đo các góc trong một tam giác.
- Biết cách thực hành cắt góc để chứng minh được tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800.
3. Tư duy, thái độ vận dụng : - Học sinh nghiêm túc trong việc thực hành để qua
đó phát hiện ra cách chứng minh tổng ba góc của một tam giác.
- Biết vận dụng các định lí trong bài để tính số đo các góc của một tam giác.
- Học sinh vẽ hình cẩn thận , phát triển khả năng tư duy và thẩm mĩ.
- Chính xác trong đo góc.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Phương pháp gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
- GV : Thước thẳng, thước đo góc, kéo, tam giác to làm bằng bìa cứng, bảng phụ(nội dung của bảng phụ là bài tập 1 sgk trang 107 cùng hình vẽ 47,48,49của bài tập này)
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 3/11/2007
Tuần : 10
Giảng : 7/11/2007
Tiết : 17
Đ1. tổng ba góc của một tam giác
Mục tiêu :
Kiến thức : Học sinh nắm vững được định lý về tổng ba góc của một tam giác và biết cách chứng minh định lý này.
Kỹ năng : - Học sinh được rèn luyện lại cách sử dụng thước đo góc để đo các góc trong một tam giác.
- Biết cách thực hành cắt góc để chứng minh được tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800.
3. Tư duy, thái độ vận dụng : - Học sinh nghiêm túc trong việc thực hành để qua
đó phát hiện ra cách chứng minh tổng ba góc của một tam giác.
- Biết vận dụng các định lí trong bài để tính số đo các góc của một tam giác.
- Học sinh vẽ hình cẩn thận , phát triển khả năng tư duy và thẩm mĩ.
- Chính xác trong đo góc.
B. Phương pháp dạy học :
Phương pháp gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS :
- GV : Thước thẳng, thước đo góc, kéo, tam giác to làm bằng bìa cứng, bảng phụ(nội dung của bảng phụ là bài tập 1 sgk trang 107 cùng hình vẽ 47,48,49của bài tập này)
- HS : Xem lại các kiến thức về góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt đã học ở lớp hình học 6 tập 2(SGK-Tr79), chuẩn bị thước thẳng, thước đo góc, kéo, tam giác to bằng bìa cứng.
D. Các hoạt động dạy học :
I. ổn định tổ choc :
sĩ số :
vắng :
II. Kiểm tra bài cũ :
Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 6 :
? Thế nào là góc nhọn ?
? Thế nào là góc vuông ?
? Thế nào là góc tù ?
? Thế nào là góc bẹt ? Hãy lên bảng vẽ một góc bẹt ?
*
x 0 y
Góc bẹt x0y bằng 1800
III. Bài mới : Giáo viên vào bài đầu chương II – tam giác.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1 :
GV gợi ý tình huống có vấn đề : Hai tam giác có thể khác nhau về kích thước và hình dạng, nhưng tổng ba góc của tam giác này luôn bằng tổng ba góc của tam giác kia.
? Liệu câu mở đầu đó có đúng không?
Làm cách nào ta có thể kiểm tra được điều đó ?
- HS : đọc nội dung mở bài của SGK theo yêu cầu của GV.
- HS : suy nghĩ.
- HS : ta có thể vẽ hai tam giác bất kì sau đó đo số đo của hai tam giác đó và so sánh.
* Hoạt động 2 :
Tìm hiểu tổng ba góc của một tam giác.
+) HĐ 2-1 : Thực hiện ?1 :
GV cho 2 học sinh lên bảng vẽ 2 tam giác bất kỳ sau đó lần lượt cho 2 học sinh khác lên đo ba góc của mỗi tam giác và cho học sinh khác tính tổng ba góc của mỗi tam giác?
? có nhận xét gì về tổng số đo ba góc của mỗi tam giác ?
- 2 HS : lên bảng vẽ 2 tam giác bất kỳ :
C
P
M N
A B
- 2 HS khác lên bảng đo góc của mỗi tam giác.
- HS đứng tại chỗ nhận xét
=1800
1. Tổng ba góc của một tam giác.
?1 :
+) HĐ 2-2 : GV cho học sinh thực hiện theo nhóm để thực hành thực hiện ?2 :
- GV : hướng dẫn học sinh thực hiện như sgk!
- HS hoạt động theo nhóm mỗi nhóm một kéo, một tam giác bằng bìa đã chuẩn bị trước và thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên và sách giáo khoa.
?2 :
A
B C
Hình 43.
+) HĐ 2-3 : Đưa ra nội dung của định lý :
Từ kết quả của ?1 và ?2 đó giáo viên đưa ra nội dung định lý : và yêu cầu học sinh phát biểu nội dung của định lý?
- HS : phát biểu nội dung của định lý.
* Ta có nội dung định lý sau :
Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
+) HĐ 2-4 : Chứng minh định lý :
? Yêu cầu học sinh nêu giả thiết kết luận ?
- GV vẽ hình:
GV cho học sinh cùng chứng minh định lý.
Ta áp dụng cách chứng minh ở phần thực hành.
HS : nêu giả thiết, kết luận của định lý bằng việc nhìn vào hình mà giáo viên đã vẽ trên bảng.
A
1 2
B C
GT △ABC
KL =1800
Chứng minh : Qua A kẻ đường thẳng xy song song với BC
xy// BC =>
① (hai góc so le)
xy// BC =>
②(hai góc so le)
Từ ① và ② suy ra :
=
= =1800.
GV : đưa ra lưu ý như SGK
Yêu cầu học sinh phát biểu lại cho nhớ?
- HS : Phát biểu lưu ý.
Lưu ý : Để cho gọn, ta gọi tổng số đo hai góc là tổng hai góc. Cũng tương tự đối với hiệu hai góc.
* Hoạt động 3 :
Củng cố :
Gv cho học sinh thực hiện bài tập 1(SGK-Tr107) bằng việc tìm số đo của x trong các hình 47, 48, 49.
V. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học kỹ các nội dung lý thuyết của bài.
- Làm các bài tập 1,2,3, 4 (SGK-Tr108).
- Xem lại nội dung kiến thức về hai góc phụ nhau, bù nhau, kề bù trong phần 2 của “Đ4 Khi nào thì ?” Toán 6 tập 2 trang 80 và 81 , thước thẳng, thước đo góc, nháp.
- Đọc và xem trước nội dung của phần 2 và 3 tiếp theo của bài.
Soạn : 3/11/2007
Tuần : 10
Giảng : 9/11/2007
Tiết : 18
Đ1. tổng ba góc của một tam giác (tiếp).
A.Mục tiêu :
1.Kiến thức : - Học sinh nắm vững định nghĩa tam giác vuông biết được trong 1 tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau.
- Học sinh nắm vững được góc ngoài của tam giác và biết rằng tổng của hai góc trong không kề với nó.
2. Kiến thức : - Rèn luyện kỹ năng vẽ tam giác và phát triển khả năng vẽ tam giác vuông.
- Phát triển cho học sinh kỹ năng so sánh góc.
3. Thái độ vận dụng :
- Học sinh vẽ hình cẩn thận , phát triển khả năng tư duy và thẩm mĩ.
- Chính xác trong đo góc.
B. Phương pháp dạy học :
Phương pháp gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS :
- GV : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ(nội dung của bảng phụ là bài tập 4 sgk trang 108 cùng hình vẽ 54 của bài tập này)
- HS : Xem lại nội dung kiến thức về hai góc phụ nhau, bù nhau, kề bù trong phần 2 của “Đ4 Khi nào thì ?” Toán 6 tập 2 trang 80 và 81 , thước thẳng, thước đo góc, nháp.
D. Các hoạt động dạy học :
I. ổn định tổ choc :
sĩ số :
vắng :
II. Kiểm tra bài cũ :
Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 6 :
? Thế nào là hai góc kề nhau ?
? Thế nào là hai góc phụ nhau ?
? Thế nào là hai góc bù nhau ?
? Thế nào là hai góc kề bù ?
*Yêu cầu một học sinh lên bảng thực hiện bài toán sau :
Cho tam giác ABC, biết góc A bằng 900, góc B bằng 400. Tìm góc C.
Đáp án bài toán :
Vì tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800 nên ta có số đo của góc C sẽ là :
= 1800-1300=500
III. Bài mới :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1 :
GV vào bài : ở bài toán trên ta thất tam giác ABC có góc A= 900, tam giác mà có một góc bằng 900 ta gọi là tam giác gì?
=> Tiết này sẽ giúp chúng ta biết được điều đó!
- HS chú ý theo dõi để hiểu được nội dung của bài học.
* HĐ 2 : Tìm hiểu các áp dụng kiến thức vào giải tam giác vuông.
GV đưa ra thông tin về định nghĩa tam giác vuông.
Sau đó yêu cầu học sinh đọc nội dung của định nghĩa?
? Cho học sinh tìm hiểu tam giác ABC trong hình 45 (SGK-Tr107).
? Tam giác ABC đó có góc nào bằng 900 , và vuông tại đâu ?
? cạnh nào gọi là cạnh góc vuông và có mấy cạnh góc vuông ?
? Cạnh nào gọi là cạnh huyền và có mấy cạnh ?
- HS : nghe hiểu về định nghĩa đó và đọc lại nội dung của định nghĩa.
B
A C
- HS : AB và AC gọi là các cạnh góc vuông và có 2 cạnh góc vuông.
- Có 1 cạnh huyền là BC.
2. áp dụng vào giải tam giác vuông.
* Định nghĩa : Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông.
* Trong hình 45, tam giác ABC có =900. Ta nói tam giác ABC vuông tại A, BC và AC gọi là các cạnh góc vuông, BC gọi là cạnh huyền.
GV cho học sinh thực hiện ?3 SGK ?
-Học sinh thực hiện ?3 :
Tam giác ABC vuông tại A nên góc A bằng 900. Khi đó B+C = 1800- 900 = 900.
* Từ đó GV đưa ra định lý như sgk!
*Ta có định lý :
Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.
△ABC, =900 =>=900.
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu góc ngoài của tam giác.
GV cho học sinh tìm hiểu phần nội dung của định nghĩa bằng việc thông báo phần nội dung thông tin này và yêu cầu học sinh đọc lại nội dung ?
Cho học sinh tìm hiểu hình 46 vẽ tam giác ABC và góc ngoài tại đỉnh C.
? Góc nào là góc ngoài của tam giác tại đỉnh C ?
? Các góc A, B, C của tam giác ABC còn gọi là góc gì?
- HS : chú ý lắng nghe và hiểu nội dung của định nghĩa sau đó một học sinh đọc to lại nội dung thông tin này cho cả lớp cùng nghe để hiểu.
- HS vẽ hình 46 và tìm hiểu nội dung của hình vẽ này :
A
B C x
3. Góc ngoài của tam giác
* Định nghĩa : Góc ngoài của một tam giác là góc góc kề bù với một góc của tam giác ấy.
* Trên Hình 46, góc ACx là góc ngoài tại đỉnh C của tam giác ABC. Khi đó các góc A, B, C của tam giác ABC còn gọi là các góc trong.
* Yêu cầu học sinh thực hiện ?4 theo nhóm: hãy điền vào chỗ trống rồi so sánh với ?
Từ hai kết quả trên hãy so sánh theo yêu cầu của đầu bài.
GV cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả và gọi các nhóm khác nhận xét về bài làm ?
- Học sinh thực hiện ?4 :
Tổng ba góc của tam giác ABC bằng 1800 nên
= 1800 -
Góc là góc ngoài của tam giác ABC nên
= 1800 -
Vậy :
=> =
* Từ kết quả của ?4 gv đưa ra nội dung của định lý về tính chất góc ngoài của △?
Từ kết quả của định lý em hãy so sánh góc ngoài với mỗi góc trong không kề với nó ?
Từ đó gv cho học đưa ra nội dung của nhận xét như sách giáo khoa?
- HS đọc hiểu nội dung của định lý này!
- HS : > và
>
- HS : phát biểu nội dung của nhận xét.
* Định lý về tính chất góc ngoài của tam giác :
Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng các góc trong không kề với nó.
Nhận xét : Góc ngoài của tam giác lớn hơn mỗi góc trong không kề với nó.
> ,>
* Hoạt động 4 : củng cố toàn bài :
1. GV : cho học sinh xác định nhanh số đo của góc x như hình vẽ bên :
2. GV dùng bảng phụ treo lên bảng, nội dung của bảng phụ là bài tập 4 sgk trang 108 cùng hình vẽ 54 của bài tập này(nếu còn nhiều thời gian).
Gọi tên tam giác nhọn, tam giác tù, tam giác vuông ?
H
P
x
400
M N
- HS : đọc kỹ đầu bài và quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Bảng phụ :
A
B 620 280 C
D
450 370
E F
H
620 380
I K
* Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà :
- Học kỹ các phần lý thuyết đã học ở trên lớp.
- Làm các bài tập 6,7 (SGK-Tr109).
- Chuẩn bị thước thẳng, thước đo góc để tiết sau làm bài tập.
Soạn : 3/11/2007
Tuần : 10
Giảng : 7/11/2007
Tiết : 19
Luyện tập
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Học sinh nắm vững được khái niệm số thực và kí hiệu của tập hợp số thực . Nắm vững về trục số thực
- Biết được giao của hai tập hợp số là một tập hợp số.
2. Kĩ năng : - Biết so sánh thành thạo số thực
- Biết biểu diễn số thực trên trục số.
- Biết sắp sếp số thực theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.
- Làm tốt bài tập 89, 90,91,92,93(SGK-Tr45)
3. Tư duy thái độ : - Học sinh nghiêm túc trong việc vận dụng các kiến thức về số thực để tính toán.
- Phát triển tư duy, logic sáng tạo cho học sinh và học sinh nhận thấy rằng không chỉ có các tập hợp số N, Q, I mà còn có cả tập hợp R nữa qua đó phát triển cho học sinh tính tò mò khoa học “ Tự hỏi liệu có còn tập hợp số nào khác nữa không? chẳng hạn tập C”?
B. PPDH :
Sử dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề đan xen hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS :
- GV : Thước thẳng, bảng phụ1, và bảng phụ 2(nội dung của bảng phụ1 là trục số của bài 92 sách giáo khoa trang 45; nội dung của bảng phụ 2 là bài tập 91 sách giáo khoa trang 45 )
- HS : học bài cũ, làm các bài tập được giao, thước thẳng, nháp, phiếu học tập.
D. Các hoạt động dạy học :
I. ổn định tổ choc :
sĩ số :
vắng :
II. Kiểm tra bài cũ :
GV dùng bảng phụ treo lên bảng, nội dung của bảng phụ là bài tập 89(SGK-Tr45) :
Trong các câu sau đây câu nào đúng câu nào sai ?
Nếu a là số nguyên thì a cũng là số thực;
Chỉ có số 0 không là số hữu tỉ dương và cũng không là số hữu tỉ âm;
Nếu a là số tự nhiên thì a không phải là số vô tỉ.
Đáp án : câu A , C đúng; câu B sai.
III. Bài mới :
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1 :
Tổ choc cho học sinh chữa bài tập :
GV cho hs chữa bài tập 90a, 90b sgk trang 45
? Trong bài toán này ta sẽ thực hiện thứ tự các phép tính như thế nào ?
GV : ta có thể đưa các phân số về số thập phân để thực hiện phép tính.
- HS lên bảng thực hiện chữa bài tập 90b :
Thực hiện phép tính :
a) (=
=(0,36-36):(3,8+0,2) =
= -35,64 : 4 = -8,91
b) =
=
= = = =
=
Đáp án :
Bài 90 :
a) -8,91;
b) -;
* HĐ 2 : Tổ chức cho học sinh luyện tập :
GV treo bảng phụ lên bảng(nội dung của bảng phụ là bài tập 91 sgk-tr45) và yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện điền vào bảng phụ.
Ta phải so sánh các số như thế nào ?
- HS : thực hiện bài 91
Điền số thích hợp vào ô v:
-3,02<-3,□1;
-7,5□8>-7,513;
-0,4□854<-0,49826
-1,□0765<-1,892
Đáp án :
Bài 91 :
a)-3,02<-3,01
b)-7,508>-7,513
c)-0,49854<-0,49826
d)-1,90765<-1,892
Gv cho học sinh nhận xét kết quả sau đó gv chính xác kết quả?
- Học sinh lên bảng điền vào ô vuông và học sinh khác nhận xét kết quả.
GV cho học sinh hoạt động theo nhóm để thực hiện bài tập 92(SGK-Tr45), yêu cầu học sinh thực hiện vào phiếu học tập ?
GV theo dõi và hướng dẫn các nhóm thực hiện bài toán, nếu nhóm nào yếu giáo viên có thể gợi ý : giá trị tuyệt đối của một số luôn lớn hơn 0.
- HS : chia theo nhóm hoạt động. Làm các bài tập a,b của bài 92:
a) Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn :
-3,2; -1,5; -1/2; 0; 1; 7,4
b) Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn của các giá trị tuyệt đối của nó
|0|; |-1/2|; |1|; |-1,5|; |-3,2|; |7.4|
Đáp án :
Bài 92 :
a)
-3,2; -1,5; -1/2; 0; 1; 7,4
b)
|0|;|-1/2|; |1|;|-1,5|;|-3,2|; |7.4|
GV cho học sinh các nhóm nhận xét chéo nhau . sau đó giáo viên chính xác kết quả bằng cách treo bảng phụ(nội dung của bảng phụ là trục số của bài 92 sách giáo khoa trang 45)
Trục số :
-3,2 -1,5 - 0 1 1,5 3,2 7,4
GV cho hs hoạt động cá nhân để thực hiện bài tập 93(SGK-Tr45)
? Ta làm thế nào để tìm được x ?
- HS thực hiện bài 93: Tìm x, biết :
a) 3,2.x+(-1,2).x+2,7 = -4,9
2x + 2,7 +(-2,7) =-4,9 +(-2,7)
2.x = -7,6 => x=-7,6:2
x = -3,8
b) (-5,6)x+2,9x-3,68 = -9,8
(-2,7).x -3,68+3,68=-9,7+3,68
(-2,7)x = -6,02
x =(-6,02):(-2,7) = 2,2296 …
IV. Củng cố :
Nếu còn thời gian cho HS thực hiên bài tập :
GV cho học sinh thực hiện bài 94(SGK-Tr45)
Hãy tìm các tập hợp :
a) Q ∩I; b) R∩I
Đáp án : a) ỉ ; b) I
V. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học kỹ các phần lý thuyết đã học ở trên lớp.
- Xem lại các bài tập đã làm và đã chữa.
- làm các bài tập còn lại sau tiết luyện tập(SGK-T45).
- Đọc và trả lời các câu hỏi của phần ôn tập trang 46,47 sách giáo khoa.
File đính kèm:
- Toan7.doc