I/ Mục tiêu :
-Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa các góc sole trong, góc đồng vị.Tính chất của cặp góc sole trong, góc đồng vị.
- Kĩ năng: Nhận biết góc sole trong, góc đồng vị, góc trong cùng phía.
- Thái độ: Bước đầu, học sinh tập suy luận hình học.
II/ Phương tiện dạy học :
- GV: SGK, thước thẳng, thước đo góc.
- HS: SGK, dụng cụ học tập.
III/ Tiến trình dạy học :
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - Tuần 3 Tiết 5 : Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Ngày soạn:07/09/2012
Ngày dạy: 11/09/2012
Tiết 5 . CÁC GÓC TẠO BỞI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CẮT HAI ĐƯỜNG THẲNG.
I/ Mục tiêu :
-Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa các góc sole trong, góc đồng vị.Tính chất của cặp góc sole trong, góc đồng vị.
- Kĩ năng: Nhận biết góc sole trong, góc đồng vị, góc trong cùng phía.
- Thái độ: Bước đầu, học sinh tập suy luận hình học.
II/ Phương tiện dạy học :
- GV: SGK, thước thẳng, thước đo góc.
- HS: SGK, dụng cụ học tập.
III/ Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mớ
Vẽ hai đt a, b bất kỳ.Vẽ đt c cắt cả hai đt trên tại A, B.
Đọc tên các góc tạo thành tại đỉnh A, tại đỉnh B ?
Hoạt động 2 : Góc sole trong, góc đồng vị
- HĐTP 2.1:
Gv giới thiệu cặp góc sole trong có vị trí ntn trên hình vẽ.
Xác định cặp góc sole trong còn lại ?
Cặp góc đồng vị có vị trí ntn trên hình vẽ.
Xác định các cặp góc đồng vị còn lại ?
- HĐTP 2.2:
Làm bài tập ?1.
Gv giới thiệu cặp góc trong cùng phía, ngoài cùng phía, sole ngoài.
Xác định các cặp góc sole ngoài, ngoài cùng phía, trong cùng phía còn lại ?
Hoạt động 3 : Tính chất :
- HĐTP 3.1:
Yêu cầu Hs làm bài tập ?2.
Tìm mối liên hệ giữa ÐA4 và ÐA1?
=> Tính ÐA1 được không ?
Tương tự tính Ð B3 ?
Có nhận xét gì về hai góc A1 và B3 ? ( số đo, vị trí góc )
Tính số đo của góc A2 ntn?
Tính chất của hai góc đối đỉnh?
- HĐTP 3.2:
Nêu nhận xét về số đo của hai góc A2 và B3 ? ( số đo, vị trí góc )
Qua bài tập trên, em rút ra kết luận gì ?
Gv tổng kết và phát biểu tính chất.
Hoạt động 4: Củng cố :
Nhắc lại tính chất của góc sole trong, góc đồng vị.
Làm bài tập áp dụng 21; 22; 23/ 89.
Hs đọc tên cặp góc sole trong còn lại : Ð A4 và Ð B6
Đọc tên các cặp góc đồng vị còn lại : Ð A1 và Ð B3 ; Ð A3 và ÐB7; Ð A 4 và Ð B8.
Cặp góc sole trong gồm :
Ð A2 và Ð B2; ÐA3 và ÐB3
Cặp góc đồng vị gồm :
ÐA4 và ÐB2 ; ÐA3 và ÐB4;
ÐA1 và ÐB1 ; ÐA2 và ÐB3
a/ Ta có:
ÐA4 +ÐA1 = 180° (kề bù)
mà ÐA4 = 45° => ÐA1 = 135°
Tương tự :
ÐB2 + Ð B3 = 180°
mà ÐB2= 45° => Ð B3 =135°
vậy : Ð A 4 = Ð B3
b/ Ta có :
ÐA4 = Ð A2 ( đối đỉnh)
nên: ÐA4 = Ð A2 = 45°
mà Ð B2 = 45°
do đó : ÐA2 = Ð B2
Qua bài tập, hs nêu nhận xét chung.
Hs nhắc lại tính chất.
I/ Góc sole trong, góc đồng vị :
1 A 2
4 3
5 6
8 B 7
Góc sole trong : Ð A3 và Ð B5
Ð A4 và Ð B6
Góc đồng vị : Ð A2 và B6
Ð A1 và Ð B5
Ð A3 và Ð B7
Ð A 4 và Ð B8
II/ Tính chất :
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b và trong các góc tạo thành có một cặp góc sole trong bằng nhau thì :
a/ Hai góc sole trong còn lại bằng nhau.
b/ Hai góc đồng vị bằng nhau.
* Hướng dẫn về nhà: Học thuộc bài, nhận biết góc sole trong, góc đồng vị, góc trong cùng phía, góc sole ngoài, góc sole ngoài.
Làm bài tập 17; 19 / SBT.
Chuẩn bị bài “ Hai đường thẳng song song “
IV/ Lưu ý khi sử dụng giáo án
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
*********************************************************************************Ngày soạn: 07/09/2012
Ngày dạy: 15/09/2012
Tiết 6 . HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG.
I/ Mục tiêu :
-Kiến thức: Học sinh nhận biết hai đường thẳng song song, ký hiệu hai đường thẳng song song.
-Kĩ năng: Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước,song song với đường thẳng a.
Biết sử dụng thước thẳng, êke để dựng đường thẳng song song.
- Thái độ: Học sinh yêu thích bộ môn
II/ Phương tiện dạy học :
- GV: SGK, thước thẳng, êke, thước đo góc.
- HS: SGK, êke, thuộc tính chất về góc sole trong, góc đồng vị.
III/ Tiến trình dạy học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất của hai góc sole trong bằng nhau ?
Vẽ hình, và nêu tên các dạng góc ?
Sửa bài tập về nhà.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài m¬i
Nhắc lại định nghĩa hai đường thẳng song song ? vẽ hai đường thẳng song song ?
Làm thế nào để nhận biết hai đường thẳng song song ? xét bài học 4.
Hoạt động 3: Nhắc lại kiến thức lớp 6 Nhắc lại định nghĩa hai đt song song.
Hai đt phân biệt không cắt nhau thì song song.
Hoạt động 4:Dấu hiệu nhận biết hai đt song song
- HĐTP 4.1:
Làm bài tập ?1
Dùng thước kiểm tra xem hai đt ở hình 17a và 17b có song song ?
- HĐTP 4.2:
Qua bài tập 1, hãy nêu dấu hiệu nhận biết hai đt song song?
Tính chất này được thừa nhận, không chứng minh.
Nếu hai góc sole ngoài bằng nhau thì hai đt đó có song song không ?
Gv giới thiệu ký hiệu hai đt song song.
Hoạt động 5:Vẽ hai đt song song
Làm bài tập ?2
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đt song song, em hãy nêu cách vẽ đt b ?
Gv hướng dẫn hai cách dựng.
Hoạt động 6 : Củng cố :
Nhắc lại dấu hiệu nhận biết hai đt song song.
Làm bài tập áp dụng số 24 và 25 / 91
Hs phát biểu tính chất.
Vẽ hình hai đt bị cắt bởi một đt, nêu tên các góc ngoài cùng phía, góc đồng vị, góc sole trong, sole ngoài, góc trong cùng phía.
Hai đt song song là hai đt không có điểm chung.
a
b
Hs xem hình 17, dự đoán hai đt song song là : 17a và 17c.
Dùng thước thẳng kiểm tra và nêu nhận xét.
Hs phát biểu dấu hiệu :
Nếu hai góc sole trong bằng nhau thì hai đt đó song song.
Nếu hai góc đồng vị bằng nhau thì hai đt đó song song.
Trường hợp này hs về nhà tự nghiên cứu, và Gv nhắc lại trong giờ sau.
Theo dấu hiệu nhận biết hai đt song song, ta có thể dựng hai góc sole bằng nhau, hoặc hai góc đồng vị bằng nhau.
Hs dựng theo hướng dẫn của Gv.
I/ Nhắc lại kiến thức ở lớp 6 :
- Hai đt song song là hai đt không có điểm chung.
- Hai đt phân biệt thì hoặc cắt nhau, hoặc song song.
II/ Dấu hiệu nhận biết hai đt song song :
Tính chất:
Nếu đt c cắt hai đt a,b và trong các góc tạo thành có một cặp góc sole trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau ) thì a và b song song với nhau.
KH : a // b.
II/ Vẽ hai đường thẳng song song :
a/ Dựng hai góc sole trong bằng nhau:
A A
b/ Dựng hai góc đồng vị bằng nhau :
* Hướng dẫn về nhà: Học thuộc bài, làm bài tập 23; 24/ SBT.
IV/ Lưu ý khi sử dụng giáo án
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HẾT GIÁO ÁN TUẦN 3
GIAO THỦY, NGÀY.......THÁNG 9 NĂM 2012
********************************************************************************
TUẦN : 4
Ngày soạn: 12 /09 /2012
Ngày dạy: 18/ 09 /2012
Tiết 7 . LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu :
-Kiến thức: Củng cố lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song thông qua các bài tập luyện tập.
-Kỉ năng:+ Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó.
+ Biết sử dụng êke để vẽ hai đường thẳng song song.
-Thái độ:học sinh yêu thích bộ môn
II/ Phương tiện dạy học :
- GV: SGK, thước thẳng, êke.
- HS: SGK, thuộc các kiến thức trong bài trước.
III/ Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiểm tra và chửa bài cũ
:HS1:
Nêu dấu hiệu nhận biết hai đt song song ? Vẽ đt a đi qua điểm M và song song với đt b ?
HS2:chữa bài26/91-SGK
Hoạt động 2 : Bài luyện tập1.
Bài 27/91 – SGK :
- HĐTP 2.1: Gv nêu đề bài.
Đề bài cho điều gì ?
Yêu cầu điều gì ?
Trước tiên, ta vẽ hình gì ?
- HĐTP 2.2 : Để vẽ AD // BC ta làm ntn?
- - HĐTP 2.3 :
Có thể vẽ được mấy đoạn thẳng AD // BC và AD = BC ?
Hoạt động 3 : Bài luyện tập2.
Bài 28/91 - SGK :
- HĐTP 3.1 : Gv nêu đề bài.
Gv gợi ý dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đt song song để dựng.
- HĐTP 3.2 :Gv kiểm tra cách dựng của mỗi nhóm.
Sửa sai và cho Hs dựng vào vở.
Hoạt động 4 : Bài luyện tập3. Bài 29/92 - SGK :
- HĐTP 3.1 : Gv nêu đề bài.
Yêu cầu Hs đọc đề.
Bài toán cho biết điều gì ? yêu cầu điều gì ?
- HĐTP 3.2 :
Gọi một Hs lên bảng vẽ góc xOy và điểm O’.
- HĐTP 3.3 : Còn vị trí nào của điểm O’ đối với ÐxOy không ?
Còn cách vẽ tia O’x’ // Ox và tạo thành góc tù x’O’y’sẽ xét trong các bài sau.
Hoạt động 4 : Củng cố :
Nhắc lại cách dựng đường thẳng song song.
Hs phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đt song song.
M
b
Đề bài cho D ABC. yêu cầu vẽ AD // BC và AD = BC.
Trước tiên, ta vẽ D ABC, sau đó đo góc BCA. và đo đoạn thẳng BC.
Để vẽ AD // BC, ta dựng tia Ax : Ð CAx = Ð BCA = a° ở vị trí sole trong.
Trên tia Ax, xác định điểm D : AD = BC.
Vẽ được hai đoạn cùng song song với BC và bằng BC.
Hs hoạt động nhóm,suy nghĩ tìm cách dựng.
Các nhóm nêu cách dựng.
Theo cách dựng hai góc sole trong bằng nhau.
Theo cách dựng hai góc đồng vị bằng nhau.
Bài toán cho góc nhọn xOy và điểm O’.
Yêu cầu dựng góc x’Oy’:
O’x’ // Ox và O’y’ // Oy.Và so sánh Ð xOy với Ðx’O’y’.
Hs lên bảng vẽ ÐxOy, điểm O’.
Theo đề bài,vẽ tia O’y’ // Oy.
Vẽ tia O’x’ // Ox.
Dùng thước đo và nêu nhận xét : ÐxOy =Ðx’O’y’
Hs nêu vị trí điểm O’ nằm ngoài ÐxOy.
Tương tự như trên, một Hs lên bảng vẽ tia O’x’ // Ox ;
O’y’ // Oy.
Dùng thước đo góc và nêu nhận xét : ÐxOy = Ð x’Oy’.
I/ Chữa bài tập
Bài26/91-SGK
Bài 1 :
B y
s x A
Ta có : Ax // By vì :
ÐxAB = Ð yBA = 120° ở vị trí sole trong.
II/ Bài tập luyện
Bài 27/91 – SGK :
A D
B C
Bài 28/91 - SGK :
Vẽ hai đường thẳng xx’, yy’sao
cho : xx’ //yy’.
y y’
x A x’
Vẽ đường thẳng yy’ bất kỳ.lấy một điểm A nằm ngoài đường thẳng yy’, qua A dựng đường thẳng xx’ song song với yy’.
Bài 29/92 - SGK :
Điểm O’ nằm trong ÐxOy.
y
y’
O O’
x’
x
Điểm O’ nằm ngoài ÐxOy.
y
y’
O
O’
x
x’
* Hướng dẫn về nhà: Làm bài tập 30 / 92 và bài 24; 25 / SBT.
Xem bài “ Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song “
IV/ Lưu ý khi sử dụng giáo án
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
******************************************************************************
Ngày soạn: 12/09/2012
Ngày dạy: 22 /09/2012
Tiết 8 . TIÊN ĐỀ Ơ-CLIT VỀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I/ Mục tiêu :
-Kiến thức:+Hiểu được nội dung tiên đề Ơ–clit và công nhận tính duy nhất của đường thẳng đi qua M (MÏ a) sao cho b // a.
+ Nắm được tính chất hai đường thẳng song song được xác định nhờ vào tiên đề Ơ–clit
- Kĩ năng: Biết cách tính số đo của các góc còn lại khi biết số đo của một góc tao bởi hai đường thẳng song song bị cắt bởi một cát tuyến.
- Thái độ: Học sinh yêu thích bộ môn
II/ Phương tiện dạy học :
- GV: Thước đo góc, thước thẳng, bảng phụ.
- HS : SGK, biết vẽ hai đường thẳng song song, tính ch6át hai đt song song.
III/ Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Nêu dấu hiệu nhận biết hai đt song song ?
Sửa bài tập về nhà.
Hoạt động 2 :Giới thiệu bài
Qua một điểm nằm ngoài đt a cho trước, có thể vẽ được bao nhiêu đt song song với đt a ?
Hoạt động 3 : Tiên đề Ơ-clit
-HĐTP 3.1: Gv vẽ đt a và điểm M nằm ngoài đt a.
Yêu cầu Hs thứ nhất vẽ đt b qua M và song song với a bằng cách dùng hai góc sole trong bằng nhau.
Hs thứ hai dùng hai góc đồng vị bằng nhau.
-HĐTP 3.2:
Nêu nhận xét về hai đt vừa vẽ?
Gv nêu kết luận bằng cách thừa nhận tiên đề Ơ-clit
Hoạt động 4: Tính chất của hai đt song song :
-HĐTP 4.1:
Yêu cầu hs giải bài tập ?
-HĐTP 4.2 :
Nêu kết luận ?
Xét xem hai góc trong cùng phía có gì đặt biệt ?
Gv tổng kết các ý kiến và nêu thành tính chất suy ra từ tiên đề Ơ-clit à
Hoạt động 5 : Củng cố:
Nhắc lại tiên đề về đường thẳng song song.
Các tính chất suy ra từ tiên đề Ơ-clit à.
Làm bài tập áp dụng 31; 32; 33; 34 / 94.
Hs nêu dấu hiệu nhận biết hai đt song song.
M
a
Hs vẽ và nêu nhận xét :
Hai đường thẳng vừa vẽ trùng nhau.
Hs nhắc lại tiên đề.
Hs làm bài tập ? theo nhóm.
Các nhóm trình bày bài giải.
Nêu nhận xét sau khi đo :
Cặp góc sole trong bằng nhau.
Cặp góc đồng vị bằng nhau.
Hai góc trong cùng phía bù nhau.
Hs nhắc lại tiên đề.
Bài 32 :
a/ đúng. b/ đúng. c/ sai / d/ sai
I/ Tiên đề: Ơ-clit
Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
M b
a
II/ Tính chất của hai đường thẳng song song :
Nếu một đường thẳng cắt hai đt song song thì :
a/ Hai góc sole trong bằng nhau
b/ Hai góc đồng vị bằng nhau.
c/ Hai góc trong cùng phía bù nhau.
* Hướng dẫn về nhà: + Gv tổng kết các kiến thức về hai đường thẳng song song :
- Định nghĩa hai đt song song.
- Dấu hiệu nhận biết hai đt song song.
- Nếu hai đt song song thì các cặp góc sole trong, các cặp góc đồng vị bằng nhau, các cặp góc trong cùng phía bù nhau.
- Nhận biết được mối liên quan giữa dấu hiệu nhận biết hai đt song song và tính chất của hai đt song song : nếu hai đt song song thì ta có các cặp góc sole trong, đồng vị bằng nhau, ngược lại nếu có một trong các cặp góc sole, hoặc đồng vị bằng nhau thì ta có hai đt song song.
- Qua một điểm nằm ngoài một đt chỉ có thể vẽ được duy nhất một đt song song với đt đã cho.
+ Học thuộc bài, làm bài tập 35; 36 / 94
. IV/ Lưu ý khi sử dụng giáo án
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ----------- --------- ----------- --------- ---------
HẾT GIÁO ÁN TUẦN 4
GIAO THỦY, NGÀY .......THÁNG 9 NĂM 2012
File đính kèm:
- HH TUAN (3-4).doc