Giáo án Hình học 8 năm học 2008- 2009 Tiết 19 Luyện tập

I – MỤC TIÊU:

-Củng cố lại tính chất của đường thẳng song song cách đều

-Bước đầu cho HS làm quen với dạng toán quỹ tích

-Rèn luyện kỹ năng quan sát phán đoán và lập luận để chứng minh, giải bài toán bằng nhiều cách

II – CHUẨN BỊ:

 -GV: giáo án, SGK , thước, êke, bảng phụ

 -HS: Học bài, làm BT về nhà, chuẩn bị bài mới

III – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 -Phương pháp luyện tập và thực hành

 -Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ

IV – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 năm học 2008- 2009 Tiết 19 Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP Tuần 10 Ngày soạn: 16/10/08 Tiết 19 Ngày dạy: 23/11/08 I – MỤC TIÊU: -Củng cố lại tính chất của đường thẳng song song cách đều -Bước đầu cho HS làm quen với dạng toán quỹ tích -Rèn luyện kỹ năng quan sát phán đoán và lập luận để chứng minh, giải bài toán bằng nhiều cách II – CHUẨN BỊ: -GV: giáo án, SGK , thước, êke, bảng phụ -HS: Học bài, làm BT về nhà, chuẩn bị bài mới III – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: -Phương pháp luyện tập và thực hành -Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ IV – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG *Hoạt Động 1: Kiểm tra bài cũ (6’) -Treo bảng phụ (BT) Phát biểu tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước Aùp dụng: Hãy ghép mỗi ý (1), (2), (3) ,(4) với 1 trong các ý (5), (6), (7), (8) để được một khẳng định đúng: (1):Tập hợp các điểm cách điểm A cố định một khoảng 3cm (2): Tập hợp các điểm cách đều 2 đầu của đoạn thẳng AB cố định (3): Tập hợp các điểm nằm trong góc xOy và cách đều 2 cạnh của góc đó (4): Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng 3cm (5): là đường trung trực của đoạn thẳng AB (6): là hai đường thẳng song song với a và cách a một khoảng 3cm (7): là (A; 3cm) (8): là tia phân giác của góc xOy -Đáp án Ghép các ý : (1) với (7) (2) với (5) (3) với (8) (4) với (6) *Hoạt động 2: Giải bài tập 70 SGK SGK (23’) -Treo bảng phụ (BT70 SGK) -Giới thiệu dạng bài tập này là dạng toán quỹ tích -Hỏi: phương pháp tìm quỹ tích điểm C? -Hỏi: C cách đường thẳng cố định nào? khoảng cách không đổi là bao nhiêu? -Nhận xét, khẳng định kết quả -Hỏi: còn phương pháp nào khác thực hiện BT70? -Nhận xét, khẳng định kết quả -Chốt lại phương pháp thực hiện của dạng bài toán quỹ tích các điểm song song cách đều một đường thẳng cho trước một khoảng không đổi -HS đọc đề -HS lên bảng thực hiện vẽ hình và xác định GT – KL -HS thảo luận theo đôi bạn học tập 2’ -4 nhóm tiến hành thảo luận -Đại diện nhóm trình bày kết quả -TL: tìm xem C cách đường thẳng cố định nào với khoảng cách không đổi là bao nhiêu -TL: Ox, 1cm -HS Nhận xét -TL: C luôn là trung điểm của AB và tam giác OAB luôn vuông tại O nên áp dụng định lý bài 9 thì CA luôn bằng CO nên C thuộc đường trung trực của OA -HS Nhận xét 1.BT70 SGK Cách 1 : Kẻ CH Ox Tam giác AOB có : AO // CH (cùng Ox) AC = CB (gt) H là trung điểm của OB (định lý) CH là đường trung bình Vậy CH = Khi B di chuyển trên Ox thì CH luôn là đường trung bình tam giác AOB nên CH luôn bằng 1. Do đó khi điểm B di chuyển trên tia Ox thì điểm C di chuyển trên tia Em song song với Ox và cách Ox một khoảng bằng 1cm. Cách 2 : Chứng minh rằng CA = CO. Điểm C di chuyển trên tia Em thuộc đường trung trực của OA. *Hoạt động 3: Thực hiện BT 71 SGK (12’) -Treo bảng phụ (BT71 SGK) -Hỏi: đề bài yêu cầu gì? -Hỏi: phương pháp chứng minh ba điểm A, O, M thẳng hàng? -Hỏi: Khi điểm M di chuyển trên cạnh BC thì điểm O di chuyển trên đường nào? -Nhận xét, khẳng định kết quả -Chốt lại kiến thức vận dụng và phương pháp thực hiện -Khắc sâu cho HS các bài toán quỹ tích thướng gặp và phương pháp giải một bài toán quỹ tích -HS đọc đề -HS lên bảng thực hiện vẽ hình và xác định GT – KL -HS thảo luận theo đôi bạn học tập và HS lên bảng thực hiện -TL: CM ba điểm A, O, M thẳng hàng -TL: chứng minh O là trung điểm của AM -TL: O di chuyển trên đường trung bình của tam giác ABC -HS Nhận xét 2.BT71 SGK a/ Tứ giác AEMD có nên là hình chữ nhật. Do O là trung điểm của đường chéo DE nên O cũng là trung điểm của đường chéo AM. Vậy A, O, M thẳng hàng b/ Khi điểm M di chuyển trên cạnh BC thì điểm O di chuyển trên đường trung bình của tam giác ABC (chứng minh tương tự bài 70) *Hoạt động 4: HD về nhà(4’ -Học lại bài -Làm bài tập về nhà BT 72SGK -Chuẩn bị bài: Hình thoi +Định nghĩa hình thoi +Tính chất của hình thoi +Dấu hiệu nhận biết hình thoi

File đính kèm:

  • docTIET 19.doc