Giáo án Hình học 8 năm học 2008- 2009 Tiết 31 Ôn tập học kì I

I – MỤC TIÊU:

 -Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức về hình học trong HKI

 -Học sinh có khả năng dựa vào hình ảnh biểu thị các khái niệm mà suy ra được tính chất, dấu hiệu nhận biết các khái niệm, thấy được sợi dây liên kết giữa các khái niệm

 -Rèn kỹ năng phân tích đi lên để chia nhỏ bài toán hình học. Cách trình bày bài toán chứng minh hình học.

II – CHUẨN BỊ:

 -GV: giáo án, SGK , thước êke, bảng phụ

 -HS: xem lại kiến thức hình học trong HKI và soạn bài ôn tập

III– PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 -Phương pháp vấn đáp

 -Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ

 -Phương pháp luyện tập và thực hành

IV – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 năm học 2008- 2009 Tiết 31 Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KÌ I Tuần 17 Ngày soạn: Tiết 31 Ngày dạy: I – MỤC TIÊU: -Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức về hình học trong HKI -Học sinh có khả năng dựa vào hình ảnh biểu thị các khái niệm mà suy ra được tính chất, dấu hiệu nhận biết các khái niệm, thấy được sợi dây liên kết giữa các khái niệm -Rèn kỹ năng phân tích đi lên để chia nhỏ bài toán hình học. Cách trình bày bài toán chứng minh hình học. II – CHUẨN BỊ: -GV: giáo án, SGK , thước êke, bảng phụ -HS: xem lại kiến thức hình học trong HKI và soạn bài ôn tập III– PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: -Phương pháp vấn đáp -Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ -Phương pháp luyện tập và thực hành IV – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG *Hoạt động 1:Ôn tập về diện tích các hình đã học(15’) -Gọi HS nêu lại cách tính diện tích của HCN, HV, Tam giác vuông, tam giác thường. -Khẳng định kết quả và một lần nữa nhắc lại cách tính diện tích của các hình trên. -Lưu ý học sinh đơn vị đo và cách đổi đơn vị đo. -Hỏi: tính chất của diện tích miền đa giác? -Yêu cầu học sinh ghi đề và giải BT áp dụng -Yêu cầu HS thảo luận nhóm & phân tích đi lên để chia nhỏ công việc ra -> giải. /Áp dụng tính chất 1 của diện tích miền đa giác/ -Khẳng định kết quả -> hướng dẫn lại cho HS cả lớp nắm -Trả lời -Thảo luận -> nhận xét, sửa sai -Trả lời: 3 tính chất -Thực hiện -Thảo luận nhóm giải vào bảng phụ -> trình bày kết quả -> nhận xét sửa sai. -Quan sát, nêu ý kiến thắc mắc. 1.Bài tập 1: Cho hinh chữ nhật ABCD có AB = 6 cm, BC = 4 cm. gọi M,N lần lượt là trung điểm của BC, CD. Tính diện tích tam giác AMN. SABCD=6.4=24 (cm2) SABM=½.6.2=6 (cm2) SADN=½.4.3=6 (cm2) SCMN=½.2.3=3 (cm2) SAMN=SABCD- (SABM+SADN+SCMN) =24-(6+6+3)=9 (cm2) *Hoạt động 2: Ôn tập về các loại tứ giác (27’) -Treo bảng phụ sơ đồ nhận biết các loại tứ giác. -Yêu cầu HS dựa vào sơ đồ nêu tên các tứ giác. -Yêu cầu HS dựa vào sơ đồ nêu tính chất các tứ giác. -Yêu cầu HS dựa vào sơ đồ nêu DHNB các tứ giác. -Yêu cầu HS dựa vào sơ đồ nêu điều kiện để tứ giác này chuyển thành tứ giác kia. -Hướng dẫn HS dựa vào sơ đồ và dấu hiệu nhận biết => thực hiện phân tích đi lên để giải một BT hay một phần của BT. -Biết cách khai thác kết quả của câu trên để làm giả thiết cho câu dưới. -Treo bảng phụ BT 2 -Khẳng định kết quả -Hướng dẫn lại cho HS cả lớp nắm cách trình bày bài chứng minh hình học thông qua kết quả BT trên. -Mời đại diện nhóm II, III, IV lần lượt nêu điều kiện để MNPQ là HCN, hình thoi, hình vuông. -Khẳng định kết quả -Chỉ rõ cho HS thấy mối quan hệ giữa các hình với nhau để khi thay đổi giả thiết thì HS có thể phán đoán kết quả của BT một cách khá chính xác. -Quan sát -Thực hiện -Thực hiện -Thực hiện -Thực hiện -Quan sát,nêu ý kiến thắc mắc. -Quan sát, thảo luận tìm hướng giải -> giải vào nháp -Đại diện nhóm I trình bày kết quả câu a. Thảo luận nhận xét, sửa sai. -Gọi một HS lên bảng trình bày bài chứng minh. -Thực hiện -Thảo luận nhận xét, sửa sai 2.Bài tập 2: Cho tứ giác ABCD. Gõi M,N,P,Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA. a.Chứng minh NMPQ là hình bình hành. b.Tìm điều kiện của tứ giác ABCD để MNPQ là hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.. Giải a.Kẻ đường chéo AC xét tam giác ABC có: MA=MB (gt) =>MN: ĐTB của NB=NC (gt) DABC =>MN// AC, MN= ½ AC (1) Tương tự =>PQ // AC, PQ= ½ AC (2) Từ (1) (2) => MN//PQ và MN=PQ suy ra MNPQ là hình bình hành. b.Kẻ đường chéo BD chứng minh tương tự câu a =>MQ//BD và MQ = ½BD. Tứ giác ABCD có 2 đường chéo vuông góc thì MNPQ là HCN. Tứ giác ABCD có 2 đường chéo bằng nhau thì MNPQ là hình thoi. Tứ giác ABCD có 2 đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau thì MNPQ lả hình vuông. *Hoạt động 3: HD về nhà (3’) Học bài, làm lại các bài tập trên, giải bài tập 9, 14 Hướng dẫn BT 14: tính diện tích -> đổi đơn vị đo như phần KTBC Chuẩn bị bài diện tích tam giác

File đính kèm:

  • docTIET 31.doc