I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức :- Củng cố và đánh giá khả năng của học sinh qua quá trình học chương I.
2. Kỹ năng: ¬ - Rèn kỹ năng vẽ hình, chứng minh, phân tích ,tổng hợp để giải toán trong chương, rèn tính tự lập sáng tạo.
3.Thái độ: - Rèn thái độ nghiêm túc trong kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
HS: Giấy kiểm tra, thước thẳng, compa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định: (1’) Nắm sỉ số.
2.Kiểm tra:
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 năm học 2009- 2010 Tiết 25 Kiểm tra chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng
Tiết 25: KIỂM TRA CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức :- Củng cố và đánh giá khả năng của học sinh qua quá trình học chương I.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vẽ hình, chứng minh, phân tích ,tổng hợp để giải toán trong chương, rèn tính tự lập sáng tạo.
3.Thái độ: - Rèn thái độ nghiêm túc trong kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
HS: Giấy kiểm tra, thước thẳng, compa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định: (1’) Nắm sỉ số.
2.Kiểm tra:
Mức độ
Các chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Tứ giác lồi
1
0.5
1
0.5
2
1
2. Hình thang hình thang vuông và hình thang cân. Hình thoi. Hình vuông.
2
1
2
1
1
2
2
1
2
3.5
9
8.5
3. Đối xứng trục và đối xứng tâm.
1
0.5
1
0.5
Tổng
5
2.5
3
3
4
4.5
12
10
ĐỀ RA
A. Phần Trắc nghiệm khách quan. (4đ)
Bài 1:(2 đ). Điều dấu x vào ô trống thích hợp.
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
1
Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân
2
Tam giác đều là hình có tâm đối xứng
3
Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật
4
Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành
Bài 2: Điền cụm từ thích hợp vào ô trống
1
Tứ giác có 4 góc bằng nhau là hình…
2
Tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nữa cạnh ấy thì tam giác đó là…
3
Hình bình hành có một góc vuông là hình…
4
Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là hình…
B. Phần tự luận. (6đ)
Cho tứ giác OKLM, Gọi A, B, C, D lần lượt là trung điểm của các cạnh OK, KL, LM, MO.
Chứng minh rằng ABCD là hình bình hành
Cho OL=KM, ABCD là hình gì? Vì sao?
Tìm điều kiện hai đường chéo của tứ giác OKLM để ABCD là hình chữ nhật, giải thích?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (Mỗi câu 0.5đ)
Câu 1: 1.S 2.S 3.Đ 4.Đ
Câu 2:
Câu
Đáp án
1
Hình chữ nhật
2
Tam giác vuông
3
Hình chữ nhật
4
Hình vuông
II. Tự luận:
Bài 1:
Vẽ hình, viết GT-KL 0.5đ
a) C/m AD//=1/2MK 0.5đ
CB//=1/2MK 0.5đ
Suy ra AD//=MK 0.5đ
Suy ra ABCD là hình bình hành 0.5đ
b) ABCD là hình thoi 0.5đ
vì AD= 1/2 MK 0.5đ
AB= 1/2 OL 0.5đ
Suy ra AD=AB nên ABCD là hình thoi( hbh có hai cạnh kề bằng nhau) 0.5đ
c) Để ABCD là hình chữ nhật thì OL vuông góc với MK 0.5đ
vì AD//MK, AB//OL. MK vuông góc với OL nên AD vuông góc với AB hay góc DAB =900 0.5đ
vậy ABCD là hình chữ nhật( hình bình hành có một góc vuông) 0.5đ
3. Thu bài - Nhận xét giờ kiểm tra:
4. Dặn dò:
- Ôn định nghĩa tứ giác
- Chuẩn bị bài mới: “ Đa giác - Đa giác đều”. Đem thước đo góc, compa, bảng nhóm
IV.Bổ sung:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng
CHƯƠNG II: ĐA VÀ DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
Tiết 26: ĐA GIÁC - ĐA GIÁC ĐỀU
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức : Nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tính tổng số đo các góc trong của đa giác, vẽ được và nhận biết được một số đa giác lồi, đa giác đều. Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có ) của đa giác đều.
- Qua vẽ hình và quan sát HS biết cách quy nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác
3.Thái độ: Rèn đức tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, kiên trì trong dự đoán,phân tích chứng minh.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ vẽ sẵn H.112 đến H. 117 trong SGK, đề các bài tập.
HS : Ôn lại khái niệm tứ giác, thước thẳng, thước đo góc,compa, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định : (1’) Nắm sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
a.Đặt vấn đề:
Ta đã học về khái niệm tam giác, tứ giác và các tính chất tương ứng của nó. Vậy tam giác tứ giác gọi chung là gì? Đó là nội dung bài học hôm nay.
b.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khái niệm đa giác (19’)
A
B
C
D
E
G
H.112
H.113
GV: Đưa trang vẽ hình bên lên bảng và giới thiệu đó là những đa giác.Vậy đa giác ABCDE được khái niệm như thế nào?
? Tại sao hình gồm năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE và EA như sau không phải là đa giác?
GV: Giới thiệu H.115,116,117 là những đa giác lồi. Vậy tương tự khái niệm tứ giác lồi em nào có thể định nghĩa đa giác lồi?
GV:Thống nhất từ nay khi nhắc đến đa giác không giải thích gì thêm ta hiểu đó là đa giác lồi.
GV:Đưa đề [?3] lên bảng phụ
HS: Hoạt động theo nhóm làm BT [?3] trên bảng phụ.
GV:Thu bảng và đưa lên nhận xét kết quả của từng nhóm.
HS: Cùng giáo viên nhận xét kết quả.
GV: Lưu ý cách gọi đa giác như trong SGK.
*Hoạt động 2:(20 phút)
GV: Đưa tranh vẽ hình 120(trang 115,Sgk) lên bảng và giới thiệu đó là những đa giác đều.Vậy đa giác như thế nào gọi là đa giác đều?
? Vậy hình thoi và hình chữ nhật có phải là đa giác đều không?
GV: Cho HS lên vẽ các trục đối xứng và cho biết trong các hình trên hình nào có tâm đối xứng?
HS:-Tam giác đều có ba trục đối xứng không có tâm đối xứng.
- Tứ giác đều có bốn trục đối xứng và một tâm đối xứng chính là giao của các trục đối xứng.
- Ngũ giác đều có năm trục đối xứng nhưng không có tâm đối xứng.
- Lục giác đều có sáu trục đối xứng và tâm đối xứng là giao của các trục đối xứng.
? Vậy các em rút ra nhận xét gì về các trục đối xứng và tâm đối xứng của các đa giác đều.
HS: Đa giác đều có bao nhiêu cạnh thì có bấy nhiêu trục đối xứng, đa giác đều có số cạnh chẳn thì có tâm đối xứng.
GV: Chốt lại vấn đề trên.
GV: Đưa đề BT 4/Sgk lên bảng phụ.
HS: Hoạt động theo nhóm và điền thong tin vào phiếu học tập .
GV: Thu phiếu và cùng HS kiểm tra kết quả.
? Vậy tổng các góc trong đa giác n- cạnh được tính như thế nào?
GV: Chốt lại công thức tính tổng các góc trong đa giác bất kì.
A
1.Khái niệm đa giác:
H. 114
A
B
C
D
E
H.117
H.116
H.115
*Khái niệm đa giác: SGK.
*Định nghĩa: Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác đó.
*Chú ý:Từ nay khi nói đến đa giác mà không giải thích gì thêm thì ta hiểu đó là đa giác lồi.
A
B
C
E
D
.M
F
.N
.P
.Q
.R
[?3]
- Các đỉnh là các điểm : A, B, C, D, E, F.
- Các đỉnh kề nhau là: A và B, B và C, C và D,
D và E, E và F, F và A.
- Các cạnh là các đoạn thẳng: AB, BC, CD, DE, EF và FA.
- Các đường chéo là các đoạn thẳng nối hai đỉnh không kề nhau: AC, CF, CE, BD, BF, BE, AD.
- Các góc là: , , , , ,
- Các điểm nằm trong là: M, N, P
- Các điểm nằm ngoài là: Q và R.
*Lưu ý: Đa giác n đỉnh gọi là hình n-giác (n-cạnh).
2.Đa giác đều.
a)
d)
c)
b)
*Định nghĩa: SGK
[?4]
Bài tập 4/Sgk
Tổng số đo các góc của đa giác n -cạnh là:
(n - 2).1800
4.Củng cố:(2’)
- Nhắc lại khái niệm đa giác, định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều.
- Công thức tính tổng các góc trong đa giác.
5.Dặn dò- HDẫn:(3’)
- Học và nắm chắc định nghĩa đa giác lồi,đa giác đều, công thức tính tổng các goác trong đa giác.
- Làm bài tập 3,5/SGK, BT1,2/SBT.
- HD: BT3/Sgk. Để chứng minh lục giác đó là lục giác đều cần chứng minh:
EB = BF = FG = GD = DH = HE và
- Xem trước bài diện tích hình chữ nhật.
IV. Bổ sung:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 27: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức :
Nắm vững công thức tính diệt tích hình chữ nhật,hình vuông, tam giác vuông.
Hiểu rõ rằng:Để chứng minh các công thức tính diện tích trên cần vận dụng các tính chất của diện tích đa giác.
2.Kỹ năng:
Rèn kỹ năng vận dụng các công thức đã học và các tính chất về diện tích để giải toán.
3.Thái độ:
Thấy được tính thực tiễn của toán học.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Vẽ hình 121(SGK) trên bảng phụ các đề bài tập và các công thức.
Học sinh: Giấy kẻ ô vuông.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định: (1’) Nắm sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ: (5')
Phát biểu định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều và công thức tính tổng các góc trong đa giác.
3. Bài mới.
a.Đặt vấn đề:
Ở các lớp dưới ta đã phần nào biết được công thức tính diện tích hình chữ nhật, vậy cơ sở nào cho ta công thức đó và khi tính được diện tích hình chữ nhật rồi có thể tính diện tích các hình khác thông qua hình chữ nhật hay không đó là nội dung bài học hôm nay.
b.Triển khai bài:
A
B
C
D
E
Hình 121
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khái niệm diện tích đa giác(12’)
GV: a. Nếu xem một ô vuông là một đơn vị diện tích, thì diện tích hình A và B là bao nhiêu đơn vị diện tích? Có kết luận gì khi so sánh diện tích hai hình này?
b.Vì sao nói diện tích hình D gấp 4 lần diện tích hình C?
c.So sánh diện tích hình C với diện tích hình E?
HS: Học sinh hoạt động theo nhóm làm trên phiếu học tập do giáo viên chuẩn bị trước.
GV:Từ hoạt động trên rút ra nhận xét gì về:
-Thế nào là diện tích của một đa giác?
-Quan hệ giữa diện tích đa giác với một số thực.
? Vậy diện tích đa giác có những tính chất gì?
HS:Phát biểu tính chất trong SGK.
*Hoạt động 2: Diện tích hình chữ nhật.(5’)
? Nếu hình chữ nhật trên có kích thước là 3 đơn vị dài và 2 đơn vị dài. Thì diện tích hình chữ nhật trên là bao nhiêu?
Tổng quát, nếu hình chữ nhật có hai skích thước là a và b. Diện tích hình chữ nhật được tính như thế nào?
GV:Chốt lại công thức tính diện tích hình chữ nhật và lấy ví dụ.
*Hoạt động 3: Công thức tính diện tích hình vuông,tam giác vuông.(7’)
? Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật, hãy tìm công thức tính diện tích hình vuông và tam giác vuông, trên cơ sở mối liên hệ giữa hình chữ nhật với hình vuông, hình chữ nhật với tam giác ?
HS: -Hình vuông là hình chử nhật có hai cạnh kề bằng nhau.
-Diện tích tam giác vuông bằng nửa diện tích hình chữ nhật tương ứng.
? Khi chứng minh diện tích tam giác vuông ta vận dụng tính chất nào?
* Hoạt động 4:Củng cố: (10’)
1. Bài tập 1:
GV:Đưa đề bài tập sau lên bảng.
a.Nếu chiều dài tăng gấp đôi, chiều rộng hình chữ nhật không đổi, diện tích hình chữ nhật đó thay đổi như thế nào?
b.Nếu chiều dài, chiều rộng tăng gấp ba lần thì diện tích hình chữ nhật đó thay đổi như thế nào?
c. Nếu chiều dài tăng gấp bốn lần, chiều rông tăng gấp bốn lần, diện tích hình chữ nhật đó thay đổi như thế nào?
2. Bài tập 2:
Cho cạnh huyền tam giác vuông bằng 5 cm, cạnh góc vuông thứ nhất bằng 4 cm, tìm diện tích tam giác đó.
HS: Lên bảng thực hiện,dưới lớp làm vào nháp.
1.Khái niệm diện tích đa giác:
Chú ý:
-Số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi một đa giác được gọi là diện tích đa giác đó.
-Mỗi đa giác có diện tích xác định.Diện tích đa giác là một số dương.
*Tính chất diện tích đa giác: SGK
Ký hiệu diện tích đa giác ABCDE là SABCDE .
2.Công thức tính diện tích hình chữ nhật:
Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó: S = a.b
a
b
(a , b cùng đơn vị)
3.Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.
a
a
a
b
Diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của nó: S = a2
Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông.
S = ab
*Bài tập 1:
a) Diện tích hình chữ nhật mới gấp đôi diện tích hình chữ nhật cũ.
b) Diện tích hình chữ nhật mới tăng gấp 9 lần diện tích hình chữ nhật cũ.
c) Diện tích hình chữ nhật mới gấp 16 lần diện tích hình chữ nhật cũ.
E
4cm
5cm
G
F
*Bài tập 2:
Ta có: EF2 + FG2 = EG2 (Đlí Pitago)
Suy ra EF2 = EC2 – FG2 = 52 – 42 = 9
Vậy EF = 3cm
SEFG = (3.4):2 = 6 cm2
4.Củng cố: (2’)
Nhắc lại tính chất diện tích đa giác, các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
5.Dặn dò- HDẫn: (3’)
- Học và nắm chắc khái niệm, tính chất diện tích đa giác, các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
- Làm bài tập 7, 8, 9, 10, 13/SGK.
-Xem trước các bài tập ở phần luyện tập. Tiết sau chuẩn bị 2 tam giác vuông bằng nhau/ HS
- HD: BT9/Sgk. Tính SABCD , tính SABE theo x.
Giải SABE = 1/3. SABCD .
IV.Bổ sung .............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
File đính kèm:
- hinh hoc 8 tiet 2527.doc