A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương (định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết)
- Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải bài các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.
- Thái độ : Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Thước thẳng, com pa, bảng phụ. Sơ đồ nhận biết các loại tứ giác.
- HS : Thước thẳng, com pa, ê ke. Ôn tập kiến thức và làm bài tập theo sự hướng dẫn của GV.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức : 8A.
8B.
2. Kiểm tra: Trong quá trình ôn tập
3. Bài mới :
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 năm học 2009- 2010 Tiết 25 Ôn tập chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 21/11/2009
Giảng : 24/11/2009
Tiết 25 : ôn tập chương i
A. mục tiêu:
- Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương (định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết)
- Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải bài các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.
- Thái độ : Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Thước thẳng, com pa, bảng phụ. Sơ đồ nhận biết các loại tứ giác.
- HS : Thước thẳng, com pa, ê ke. Ôn tập kiến thức và làm bài tập theo sự hướng dẫn của GV.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức : 8A..............................................................................
8B..............................................................................
2. Kiểm tra: Trong quá trình ôn tập
3. Bài mới :
Hoạt động của Gv
- GV đưa sơ đồ các loại tứ giác lên bảng phụ để ôn tập cho HS.
a) Ôn tập định nghĩa các hình bằng cách trả lời các câu hỏi: Nêu định nghĩa tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
- GV lưu ý HS: Hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông đều được định nghĩa theo tứ giác.
b) Ôn tập về tính chất các hình:
* Nêu tính chất về góc của: Tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông.
* Tính chất về các đường chéo.
* Trong các tứ giác đã học, hình nào có trục đối xứng? Hình nào có tâm đối xứng? Nêu cụ thể.
c) Ôn tập về dấu hiệu nhận biết các hình.
* Nêu dấu hiệu nhận biết: Hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
Hoạt động của hs
1.ôn tập lý thuyết :
a) Định nghĩa:
- Tứ giác
- Hình thang
- Hình thang cân
- Hình bình hành
- Hình chữ nhật
- Hình thoi
-Hình vuông.
Từng HS đ/n các hình
b) Tính chất:
Từng HS nêu t/c các hình
c) Dấu hiệu nhận biết:
Từng HS nêu dấu hiệu nhận biết của từng hình
2.Luyện tập :
Bài 87 SGK -tr111
- HS lần lượt lên điền vào chỗ trống trên bảng phụ.
Bài 88 SGK- tr111
- Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình.
GT
Tg ABCD, E,F,G,H là trung điểm của các cạnh AB,BC,CD,DA
KL
ĐK của 2 đường chéo AC và BD để Tg ABCD là :
a) Hình chữ nhật
b) Hình thoi
c) Hình vuông
- Tứ giác EFGH là hình gì? Chứng minh.
GV đưa hình vẽ minh hoạ. HS vẽ hình vào vở.
- Các đường chéo AC; BD cần điều kiện gì thì hình bình hành EFGH là hình thoi? Là hình vuông. GV đưa hình vẽ minh hoạ.
Bài 87
a) Tập hợp các hình chữ nhật là tập hợp con của tập hợp các hình bình hành, hình thang.
b) Tập hợp các hình thoi là tập hợp con của tập hợp các hình bình hành, hình thang.
c) Giao của tập hợp các hình chữ nhật và tập hợp các hình thoi là tập hợp các hình vuông.
Bài 88
Chứng minh:
D ABC có
AE = EB (gt)
BF = FC (gt)
ị EF là đường trung bình của D ị EF // AC và EF =
Chứng minh tương tự ị HG // AC và HG = .
ị EF // HG và EF = HG
ị Tg ABCD là hình bình hành (theo dấu hiệu nhận biết)
a) Hình bình hành EFGH là hình chữ nhật Û = 900 Û EH ^ EF
Û AC ^ BD
(vì EH // BD; EF // AC)
b) Hình bình hành EFGH là hình thoi
Û EH = EF
Û BD = AC
(vì EH = ; EF = )
c) Hình bình hành EFGH là hình vuông
Û EFGH là hình chữ nhật, EFGH là hình thoi.
Û AC ^ BD ; AC = BD
4.Hướng dẫn về nhà :
- Ôn tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình tứ giác; phép đối xứng qua trục và tâm.
- Làm bài tập 89 SGK; 159, 161 tr 76 SBT.
- GV hướng dẫn HS làm bài 89.
- Tiết sau kiểm tra một tiết.
__________________________________________
Soạn : 21/11/2009
Giảng : 27/11/2009
Tiết 26: Đ1- đa giác - đa giác đều
A. mục tiêu:
- Kiến thức:
+ HS nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều.
+ HS biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác.
+ Vẽ được và nhận biết một số đa giác lồi, một số đa giác đều.
- Kĩ năng :
+ Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều.
+ Biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đã biết về tứ giác.
+ Qua vẽ hình và quan sát hình vẽ, HS biết cách quy nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.
- Thái độ : Kiên trì trong suy luận (tìm đoán và suy diễn), cẩn thận chính xác trong vẽ hình.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, bảng phụ .
- HS : Thước thẳng, com pa, thước đo góc. Ôn tập định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi.
C. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức : 8A..............................................................................
8B..............................................................................
2. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
* ôn tập về tứ giác và đặt vấn đề :
- GV nhắc lại định nghĩa tứ giác ABCD.
- Định nghĩa tứ giác lồi.
- GV đặt vấn đề vào bài.
- GV treo bảng phụ hình 112 đến 117 SGK.
- HS quan sát và nghe giới thiệu các hình đó đều là đa giác.
- GV giới thiệu định nghĩa, đỉnh , cạnh của đa giác đó.
- HS nhắc lại định nghĩa, đọc tên các đỉnh là các điểm A,B,C,D,E. Tên các cạnh là các đoạn thẳng AB, BC, CD,DE,EA.
- Yêu cầu HS thực hiện ?1.
- Khái niệm đa giác lồi cũng tương tự như khái niệm tứ giác lồi. Vậy thế nào là đa giác lồi?
- Yêu cầu HS làm ?2.
- GV nêu chú ý SGK- tr114
- GV đưa ?3 lên bảng phụ yêu cầu HS đọc và phát phiếu học tập cho HS hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
- GV kiểm tra bài của vài nhóm.
- GV giới thiệu đa giác có n đỉnh (n ³ 3) và cách gọi như SGK.
1. Khái niệm về đa giác:
* Định nghĩa đa giác SGK- tr114
?1. Hình gồm 5 đoạn thẳng AB,BC,CD, DE, EA không phải là đa giác vì đoạn AE, ED cùng nằm trên một đường thẳng.
* Định nghĩa đa giác lồi: SGK.
?2. Các đa giác ở hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi vì mỗi đa giác đó nằm ở cả hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa một cạnh của đa giác.
?3.
- Các đỉnh là các điểm A, B, C, D, E, G.
- Các đỉnh kề nhau là A và B,B và C,...
- Các cạnh là các đoạn thẳng AB, BC, CD,CD,DE,EG,GA.
- Các đường chéo AC, AD, AE...
- Các điểm nằm trong đa giác(các điểm trong của đa giác ) là: M, N, P.
- Các điểm nằm ngoài đa giác(các điểm ngoài của đa giác ) là: Q,R.
- Thế nào là đa giác đều?
- HS quan sát hình 120 SGK và phát biểu định nghĩa.
- GV chốt lại: Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
- Yêu cầu HS làm ?4.
- Yêu cầu HS vẽ hình vào vở.
- Yêu cầu HS làm bài 2 SGK- tr115
2. Đa giác đều :
* Định nghĩa: SGK- tr115
?4.
- Tam giác đều có 3 trục đối xứng.
- Hình vuông có 4 trục đối xứng.
- Ngũ giác đều có 5 trục đối xứng.
- Lục giác đều có 6 trục đối xứng và một tâm đối xứngO.
Bài 2:Ví dụ về đa giác không đều
- Hình thoi có tất cả các cạnh bằng nhau nhưng các góc có thể không bằng nhau.
- Hình chữ nhật có tất cả các góc bằng nhau nhưng các cạnh có thể không bằng nhau.
- GV đưa bài tập 4 lên bảng phụ. GV hướng dẫn HS điền cho thích hợp.
Bài 5 SGK- tr115
- Yêu cầu HS nêu công thức số đo mỗi góc của một đa giác đều n cạnh.
- Hãy tính số đo mỗi góc của ngũ giác đều, lục giác đều.
* Xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác
Bài 5
Tổng số đo mỗi góc của hình n giác bằng (n - 2). 1800
ị Số đo mỗi góc của hình n giác đều là
Số đo mỗi góc của ngũ giác đều là
Số đo mỗi góc của lục giác đều là :
= 1200
4.Hướng dẫn về nhà :
- Thuộc định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều.
- Làm bài tập 1, 3SGK; 2,3,5 SBT
File đính kèm:
- hinh8t25,26.DOC