Giáo án Hình học 8 năm học 2010- 2011 Tiết 18 Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước

I. MỤC TIÊU.

+ Nắm được K/N khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, định lí về các đường thẳng song song cách đều.T/c điểm cách đường thẳng cho trước một khoảng không đổi.

+ Có kĩ năng vẽ đường thẳng song song

+Có khả năng vận dụng vào thực tế cuộc sống

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ, thước, phấn màu .

 Học sinh: Bút dạ,thước thẳng, xem lại khái niệm khoảng cách từ một điểm đếu đường thẳng.Tính chất đường trung bình của tam giác, của hình thang.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ổn định: (1) Nắm sỉ số.

2.Kiểm tra bài cũ: (7) Từ hai điểm A,B vẽ hai đoạn thẳng AA' và BB'(A và B nằm trên đường thẳng b) vuông góc với đường thẳng b, so sánh độ dài AA' và BB'.

3. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 năm học 2010- 2011 Tiết 18 Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/ 10/2010 Ngày giảng:26/10/2010 Tiết 18 đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước I. MụC TIÊU. + Nắm được K/N khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, định lí về các đường thẳng song song cách đều.T/c điểm cách đường thẳng cho trước một khoảng không đổi. + Có kĩ năng vẽ đường thẳng song song +Có khả năng vận dụng vào thực tế cuộc sống II. CHUẩN Bị: Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ, thước, phấn màu . Học sinh: Bút dạ,thước thẳng, xem lại khái niệm khoảng cách từ một điểm đếu đường thẳng.Tính chất đường trung bình của tam giác, của hình thang. III.TIếN TRìNH LÊN LớP: 1.ổn định: (1’) Nắm sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: (7’) Từ hai điểm A,B vẽ hai đoạn thẳng AA' và BB'(A và B nằm trên đường thẳng b) vuông góc với đường thẳng b, so sánh độ dài AA' và BB'. 3. Bài mới: Hoạt động Nội dung *Hoạt động 1: (10’) GV:Từ bài toán trên, nếu có điểm C, sao cho khoảng cách từ C đến đường thẳng b bằng AA'= h, điểm C có thuộc đường thẳng a không?Vì sao?(Chỉ xét trên cùng nửa mặt phẳng bờ b có chứa đường thẳng a) HS:AA'C’C là hình chữ nhật (do AA' = CC’ và AA' // CC’ và góc C = 900) ịC thuộc đường thẳng a. GV: Ta nói h là khoảng cách giữa 2 đường thẳng a và b GV:Vậy khoảng cách giữa hai đường thẳng song song được định nghĩa như thế nào? *Hoạt động 2:Tìm hiểu tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước.(10’) ? Nếu xét thêm nửa mặt phẳng đối ta có kết luận chung? GV khái quát vấn đề, nêu tính chất. GV: Cho HS làm [?3] SGK GV đưa đề và hình vẽ 95 lên bảng phụ. ? Điểm A có tính chất gì? GV:Từ tính chất đã nêu và dựa vào định nghĩa khoảng cách giữa hai đường thẳng song song. Có thể nêu thành một nhận xét chung? *Hoạt động 3:Đường thẳng song song cách đều (10’). GV: Đưa hình vẽ các đường thẳng song song cách đều và giới thiệu cho HS khái niệm đường thẳng song song cách đều. h h d c b a h GV: Cho HS quan sát hình 96b và yêu cầu học sinh làm [?4] trong Sgk. HS: Hoạt động theo nhóm làm trên bảng nhóm GV: Thu bảng nhóm và cho học sinh các nhóm nhận xét két quả của nhau. GV: Từ hai bài toán trên rút ra định lí gì? GV lưu ý: Các đlý về đường trung bình của tam giác, của hình thang là các trường hợp của đlý về các đường thẳng song song cách đều. ? Tìm hình ảnh các đường thẳng song song cách đều trong thực tế? 1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song. *Định nghiã : (Sgk) 2. Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước. * Tính chất:(SGK) *Nhận xét: SGK 3. Đường thẳng song song cách đều. *Các đường thẳng song song và có các khoảng cách giữa các đường thẳng lần lượt bằng nhau gọi là đường thẳng song song cách đều. [?4] a)Xét hình thang AEGC có BF là đường trung bình. Nên b đi qua trung điểm của AC thì qua trung điểm EG ịEF = FG Tương tự: EF = FG = GH. b) Làm tương tự. *Định lí: (Sgk) 4. Củng cố: (3’) - Bài tập 69/Sgk. HS hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trả lời. 1 - 7 , 2 - 5 , 3 - 8 , 4 - 6 5.Dặn dò- HDẫn: (3’) - Học kỹ các định nghĩa, tính chất 2 đường thẳng song song, định nghĩa tính chất đường thẳng song song cách đều. - Làm bài tập 67,68,70/Sgk. - HD: BT67/Sgk. Xét D ADD' và hình thang CC’BE. Vận dụng tính chất đường trung bình.

File đính kèm:

  • docTiet 18.doc