I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho HS kiến thức về hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng (một trục), về hình có trục đối xứng.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình đối xứng của một hình (dạng hình đơn giản) qua một trục đối xứng.
3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, rèn ý thức học tập cho HS.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập.
2. Học sinh: Thước thẳng, com pa.
III. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động tư duy.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu định nghĩa về 2 điểm đối xứng qua 1 đường thẳng d.
? Cho 1 đường thẳng d và và một thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng A'B' đối xứng với đoạn thẳng AB qua d
- 1 học sinh lên bảng trình bày
- Học sinh cả lớp thực hành vẽ
- GV chốt lại:
+ Định nghĩa 2 điểm đối xứng:Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
+ Nêu cách vẽ điểm A' đối xứng với A qua d theo 2 bước
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 11 Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 11
Ngày giảng:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho HS kiến thức về hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng (một trục), về hình có trục đối xứng.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình đối xứng của một hình (dạng hình đơn giản) qua một trục đối xứng.
3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, rèn ý thức học tập cho HS.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập.
2. Học sinh: Thước thẳng, com pa.
III. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động tư duy.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu định nghĩa về 2 điểm đối xứng qua 1 đường thẳng d.
? Cho 1 đường thẳng d và và một thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng A'B' đối xứng với đoạn thẳng AB qua d
- 1 học sinh lên bảng trình bày
- Học sinh cả lớp thực hành vẽ
- GV chốt lại:
+ Định nghĩa 2 điểm đối xứng:Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
+ Nêu cách vẽ điểm A' đối xứng với A qua d theo 2 bước
1. Dựng Ax vuông góc với d và cắt d tại H
2. Trên Ax lấy A' sao cho AH = HA'
3. Luyện tập.
Hoạt động của thàyvà trò
Nội dung
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 36
- 1 học sinh lên bảng trình bày lời giải với nội dung công việc như sau:
+ Dùng thước đo góc vẽ
+ Vẽ các điểm B, c đối xứng với A qua Ox, Oy
+ Trả lời câu hỏi a, b
- Lớp nhận xét về các trình bày và kết quả làm bài của bạn
- Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại lời giải
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 39 theo nhóm bàn
- Các nhóm học sinh làm việc tại chỗ
- Giáo viên quan sát các nhóm học sinh làm việc.
- Đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ hình và trình bày lời giải
- Học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- Giáo viên nhắc lại các bước làm trên bảng hoặc đưa ra lời giải mẫu trên bảng phụ
- Cho học sinh trả lời miệng bài tập 41
Bài tập 36 (SGK)
a) Ta có:
- Ox là đường trung trực của AB do đó AOB cân tại O OA = OB (1)
- Oy là đường TT của AC, do đó
OAC cân tại O
OA = OC(2)
- Từ 1, 2 OB = OC
b) Xét 2 tam giác cân OAB và OAC:
;
(gt)
Vậy:
Hay
Bài tập 39 (SGK)
a) Gọi C là điểm đối xứng với A qua d, D là giao điểm của d và BC, d là đường TT của AC, ta có:
AD=CD (vì D d), AE=CE (vì E d)
AD + DB = CD + DB = CB (1)
AE + EB = CE +EB (2)
Mà CB < CE + EB (bất đẳng thức tam giác)
Nên từ các hệ thức 1,2 AD + DB < AE + EB
b) AD + DB < AE + EB với mọi vị trí của E thuộc d.
Vậy con đường ngắn nhất mà bạn Tú đi từ A đến bờ sông d rồi về B là con đường từ A đến D rồi từ D về B (con đường ADB)
Bài tập 41 (SGK)
a) Đ
b) Đ
c) Đ
c) S
4. Củng cố:
- Giáo viên nhắc lại các tính chất của trục đối xứng, hình đối xứng
5. Hướng dẫn học về nhà.
- Xem lại lời giải các bài tập
- Làm bài tập 40 (SGK), 62; 63; 64; 66 (tr66-SBT)
V. Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- Tiet 11.doc