A. Mục tiêu :
- HS hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
- HS biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
- Tiếp tục rèn luyện khả năng chứng minh hình học.
B. Chuẩn bị :
- GV : Bảng phụ ( vẽ các hình 70, 71, nội dung dấu hiệu nhận biết ), thước thẳng.
- HS : Thước thẳng, giấy kẻ ô.
C. Tiến trình bài dạy :
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 12 Hình bình hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06, tiết : 12
Ngày soạn : ________
§7. HÌNH BÌNH HÀNH
A. Mục tiêu :
- HS hiểu định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
- HS biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
- Tiếp tục rèn luyện khả năng chứng minh hình học.
B. Chuẩn bị :
- GV : Bảng phụ ( vẽ các hình 70, 71, nội dung dấu hiệu nhận biết ), thước thẳng.
- HS : Thước thẳng, giấy kẻ ô.
C. Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Định nghĩa
- Có nhận xét gì về các cạnh đối của tứ giác ABCD ?
- Tứ giác như vậy gọi là hình bình hành. Vậy hình bình hành là tứ giác như thế nào ?
- Tứ giác ABCD là hình bình hành khi nào ?
- Theo định nghĩa hình bình hành. Hỏi :
+ Hình thang có 2 cạnh bên song song có phải là hình bình hành không ? Vì sao ?
+ Hình thang có 2 cạnh đáy bằng nhau có phải là hình bình hành không ? Vì sao ?
- Vậy để định nghĩa hình bình hành ta có thể định nghĩa theo hai cách ( theo tứ giác, theo hình thang ). Từ định nghĩa hình bình hành và hình thang, ta suy ra : Hình bình hành là một hình thang đặc biệt ( Hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song ).
- Hình bình hành có những tính chất gì ?
- Các cạnh đối của tứ giác ABCD song song với nhau.
- Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
- Khi AB//CD và AD//BC.
+ Phải, vì có các cạnh đối song song.
+ Phải, vì có các cạnh đối song song.
- HS lắng nghe.
§7. HÌNH BÌNH HÀNH
1. Định nghĩa : Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
Tứ giác ABCD là hình bình hành
Hoạt động 2 : Tính chất
- Cho HS làm ?2.
- Từ đó em có nhận xét gì về các cạnh đối, các góc đối, các đường chéo của hình bình hành ?
- Yêu cầu HS ghi gt+kl của định lí.
- Muốn chứng minh AB=CD, AD=BC ta vận dụng kiến thức gì ?
- Muốn chứng minh câu b/ ta làm như thế nào ?
- Các tam giác đó bằng nhau theo trường hợp nào ?
- Muốn chứng minh OA=OC, OB=OD ta làm gì ?
- Các tam giác đó bằng nhau theo trường hợp nào ?
- Yêu cầu 1 HS lên trình bày phần chứng minh.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Vậy muốn chứng minh một tứ giác là hình bình hành có mấy cách ? Kể ra ?
- GV uốn nắn câu trả lời của HS.
- Đó chính là dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
?2. Cả lớp cùng làm.
- 1 HS trả lời :
Theo hình vẽ, ta có :
- 1 HS nêu nhận xét.
- 1 HS đứng tại chỗ nêu gt + kl của định lí.
- Ta vận dụng : Hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên đó bằng nhau và hai cạnh đáy bằng nhau.
- Ta phải chứng minh :
DABD=DCDB, DABC=DCDA
- Các tam giác trên bằng nhau theo trường hợp (c.c.c)
- Ta chứng minh : DAOB=DCOD, DAOD=DCOB
- Các tam giác trên bằng nhau theo trường hợp (g.c.g).
- 1 HS lên bảng.
- 1 HS nhận xét.
- HS trả lời
2. Tính chất :
Định lí :
Trong hình bình hành :
a/ Các cạnh đối bằng nhau.
b/ Các góc đối bằng nhau.
c/ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
GT
ABCD là hình bình hành
AC Ç BD = O
KL
Chứng minh :
a/ Hình bình hành ABCD là hình thang có hai cạnh bên AD, BC song song nên AD=BC, AB=CD.
b/ Ta có : DABD=DCDB(c.c.c)
suy ra :
Tương tự :
c/ Xét DAOB=DCOD có :
Do đó : DAOB=DCOD(g.c.g)
Suy ra : OA=OC, OB=OD.
Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết
- Yêu cầu HS đọc dấu hiệu nhận biết hình bình hành ( SGK ).
- Cho HS làm ? 3.
- GV đưa hình 70 lên bảng yêu cầu 5 HS đứng tại chỗ trả lời.
- 1 HS đọc.
? 3
- 5 HS lần lượt trả lời.
3. Dấu hiệu nhận biết : ( SGK)
Hoạt động 4 : Củng cố
- Cho HS làm bài tập 46-SGK :
Các câu sau đúng hay sai :
a/ Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
b/ Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành.
c/ Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
d/ Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành.
- Yêu cầu 4 HS lần lượt trả lời.
- Cho HS làm bài tập 43-SGK:
- GV đưa hình 71 lên bảng yêu cầu HS trả lời.
Bài tập 46-SGK :
a/ Đúng
b/ Đúng
c/ Sai (vì theo hình trên có AB//CD nhưng AD không song song với BC ).
d/ Sai (vì theo hình trên có AD=BC nhưng AD không song song với BC ).
Bài tập 43-SGK:
- Tứ giác ABCD, EFGH là hình bình hành, vì có các cạnh đối song song và bằng nhau.
- Tứ giác MNPQ là hình bình hành, vì có các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà
HS học thuộc các định nghĩa, định lí, dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
Làm các bài tập 44, 45, 47, 48, 49 – SGK.
Tiết sau giải bài tập.
Ngày … tháng … năm 200..
Tổ trưởng
Trương Thị Dung
File đính kèm:
- Tiet 12.doc