Giáo án Hình học 8 Tiết 20 Luyện Tập

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức:

– HS được củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi thông qua các bài tập

* Kĩ năng:

– HS biết vận dụng các tính chất của hình thoi vào giải bài tập, biết dùng các dấu hiệu nhận biết để c/m một tứ giác là hình thoi

 * Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình, chặt chẽ trong c/m

II. CHUẨN BỊ:

GV: –Bảng phụ ghi đề BT

– Thước thẳng, ê ke, thước đo góc

HS: –Ôn kĩ định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi

– Thước thẳng, ê ke, thước đo góc

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 20 Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22.10.2008 Tiết 20 (ppct mới) LUYỆN TẬP MỤC TIÊU: * Kiến thức: HS được củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi thông qua các bài tập * Kĩ năng: HS biết vận dụng các tính chất của hình thoi vào giải bài tập, biết dùng các dấu hiệu nhận biết để c/m một tứ giác là hình thoi * Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình, chặt chẽ trong c/m CHUẨN BỊ: GV: –Bảng phụ ghi đề BT – Thước thẳng, ê ke, thước đo góc HS: –Ôn kĩ định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi – Thước thẳng, ê ke, thước đo góc HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi Đáp án H:a)Nêu định nghĩa, tính chất của hình thoi b)BT 74 SGK: Cho hình thoi ABCD có AC = 8cm, BD = 10cm. Tính độ dài cạnh của hình thoi ( GV đưa đề bài và hình vẽ lên bảng phụ) Một HS lên bảng kiểm tra a) ĐN (SGK) Tính chất: Trong hình thoi: Các cạnh đối song song Bốn cạnh bằng nhau Các góc đối bằng nhau Hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường và là các đường phân giác của các góc của hình thoi b)Có OA = AC:2 = 8:2 = 4cm OB = BD : 2 = 10 : 2 = 5cm ( tính chất hình thoi) Vì AC BD (tính chất hình thoi) nên )AOB vuông tại O. theo đlí Py-ta-go ta có AB2 = AO2 + OB2 =>AB=(cm) HS lớp: nhận xét, bổ sung 3. Bài mới: –Giới thiệu bài:Để củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi, ta sẽ thực hiện tiết luyện tập Tiến trình bài giảng: TL HĐ của GV HĐ của HS Nội dung HĐ1: Luyện tập BT 75 tr. 106 SGK GV: Gọi một HS đọc đề và nêu thứ tự vẽ hình H: Nêu GT, KL của BT ? H: Trước hết ta c/m được tứ giác MNPQ là hình gì? – Hãy c/m? H: Ta c/m hbh này là hình thoi theo dấu hiệu nào? – Hãy c/m? GV: Nhấn mạnh: Trong BT này ta đã vận dụng t/c đường trung bình của tam giác, t/c về đường chéo của hình chữ nhật để c/m MNPQ là hình thoi BT 76 tr.106 SGK GV: Gọi một HS đọc đề, một HS lên bảng vẽ hình, viết GT, KL GV: Yêu cầu HS HĐ nhóm để giải BT này GV: Quan sát HS thực hiện, nhắc nhở các nhóm làm nghiêm túc GV: Chọn bài của một nhóm còn sai sót và một nhóm làm tốt hơn , cho HS nhận xét, chỉ ra chỗ chưa được ở bài thứ nhất, sau đó GV đưa ra bài làm hoàn chỉnh để HS ghi vở BT 136 tr.74 SBT GV: Đưa đề bài lên bảng phụ a) Cho hình thoi ABCD. Kẻ hai đường cao AH, AK. C/m AH = AK b)Hình bình hành ABCD có hai đường cao AH , AK bằng nhau. C/mr ABCD là hình thoi GV: Yêu cầu HS c/ m phần a H: Nhận xét gì về hai đường cao cùng xuất phát từ một đỉnh của hình thoi b)GV: Yêu cầu HS c/ m phần b GV: Trong hình thoi, các đường cao bằng nhau (Đưa ra hình vẽ minh hoạ) GV:Nhận xét phần c/m của HS HĐ 2: Củng cố H: Nhắc lại định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi HS: Một em đọc to đề bài HS: trả lời: – Vẽ hình chữ nhật ABCD – Vẽ M,N,P,Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,BC,CD,DA HS: Một em nêu GT,KL HS: tứ giác MNPQ là hình bình hành. – Một HS lên bảng c/m HS: c/m hbh này có hai cạnh kề bằng nhau HS: Một em trình bày miệng HS lớp: Nhận xét, bổ sung HS1: đọc đề HS2: lên bảng vẽ hình, viết GT, KL HS: các nhóm thảo luận, làm bài trên bảng nhóm HS: Nhận xét bài được nêu Ghi bài giải hoàn chỉnh vào vở HS: Một em đọc to đề bài phần a HS: một em trình bày miệng bài c/m HS: hai đường cao cùng xuất phát từ một đỉnh của hình thoi thì bằng nhau HS: Thảo luận, sau đó một em nêu c/m HS lớp: Nhận xét, bổ sung HS trả lời các câu hỏi BT 75 tr. 106 SGK GT M,N,P,Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,BC,CD,DA củahình chữ nhật ABCD KL MNPQ là hình thoi C/m: Vì M,N là trung điểm của AB, BC nên MN là đường trung bình của )ABC => MN//AC và MN = AC:2(1) c/m tương tự ta cũng có PQ//AC và PQ = AC:2 (2) PN//BD và PN= BD:2 (3) Từ (1) và (2) suy ra MN//PQ, MN=PQ nên tứ giác MNPQ là hình bình hành. Ta có AC = BD (T/c hình chữ nhật) (4) Từ (2),(3),(4) suy ra PQ= PN Vậy hình bình hành MNPQ là hình thoi BT 76 tr.106 SGK: GT M,N,P,Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,BC,CD,DA của hình thoi ABCD KL MNPQ là hình chữ nhật C/m: Ta có MN, PQ, NP là các đường trung bình của các t/g:ADB, CDB, ABC => MN//BD, MN=BD:2 (1) PQ//BD, PQ = BD:2 (2) NP// AC Từ (1) và (2) suy ra MN//PQ, MN=PQ => tứ giác MNPQ là hình bình hành Vì MN//DB (cmt) Mà AC BD (t/c của hình thoi) => AC MN Lại có NP//AC (cmt) => MNNP hay => hình bình hành MNPQ là hình chữ nhật BT 136 tr.74 SBT: a) c/m: Hai tam giác vuông ADH và ABK có: AD = AB ( cạnh hình thoi) ( hai góc đối của hình thoi) => )ADH = )ABK (ch-gn) => AH = AK đpcm b) c/m: Hai tam giác vuông ACH và ACK có: AH = AK (GT) AC là cạnh chung => )ADH =)ABK(cgv-ch) => AC là đường phân giác của góc C => hbh ABCD là hình thoi 4. Hướng dẫn về nhà: –Ôn kĩ định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi – Làm các BT137, 139, 140, 141 tr. 74 SBT IV. RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docTiet 20 H8.doc
Giáo án liên quan