Giáo án Hình học 8 Tiết 62 Luyện tập

A. Mục tiêu :

 - Củng cố công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng.

 - Rèn kĩ năng vận dụng công thức vào việc tính toán.

 - Củng cố lại các khái niệm song song và vuông góc giữa đường, mặt,

B. Chuẩn bị :

 - GV : Dụng cụ vẽ hình, bảng phụ ( hình 111, 113, 114, 115 ).

 - HS : Dụng cụ vẽ hình, xem trước bài.

 

C. Tiến trình bài dạy :

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 62 Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32, tiết : 62 Ngày soạn : 15/4/2009 LUYỆN TẬP A. Mục tiêu : - Củng cố công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng. - Rèn kĩ năng vận dụng công thức vào việc tính toán. - Củng cố lại các khái niệm song song và vuông góc giữa đường, mặt, … B. Chuẩn bị : - GV : Dụng cụ vẽ hình, bảng phụ ( hình 111, 113, 114, 115 ). - HS : Dụng cụ vẽ hình, xem trước bài. C. Tiến trình bài dạy : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ + HS1 : Giải BT 30a-SGK. + HS2 : Giải BT 30b-SGK. + HS 3 : Giải BT 31-SGK. - Cho HS nhận xét. GV cho điểm. + HS1 : Giải BT 30a-SGK. Ta có : Sđáy = (6.8):2 = 24cm2 ; chu vi đáy = 6 + 8 + 10 = 24cm Thể tích hình lăng trụ đứng là :V = 24.3 = 72cm3. Diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng là : Sxq = 24.3 = 72cm2. Diện tích toàn phần hình lăng trụ đứng là : Stp = 72 + 2.24 = 120cm2. + HS2 : Giải BT 30b-SGK. Theo hình vẽ, ta có đáy của hình lăng trụ đứng là một tam giác vuông. Sđáy = (6.8):2 = 24cm2 ; chu vi đáy = 6 + 8 + 10 = 24cm Thể tích hình lăng trụ đứng là :V = 24.3 = 72cm3. Diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng là : Sxq = 24.3 = 72cm2. Diện tích toàn phần hình lăng trụ đứng là : Stp = 72 + 2.24 = 120cm2. + HS 3 : Giải BT 31-SGK Lăng trụ 1 Lăng trụ 2 Lăng trụ 3 Chiều cao lăng trụ đứng tam giác 5cm 7cm 0,003l Chiều cao tam giác đáy 4cm 2,8cm 5cm Cạnh tương ứng với đường cao của tam giác đáy 3cm 5cm 6cm Diện tích đáy 6cm2 7cm2 15cm2 Thể tích lăng trụ đứng 30cm3 49cm3 0,045 l Hoạt động 2 : Luyện tập BT 33 – SGK. - Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi của bài toán. BT 34 – SGK. - GV treo hình 144 –SGK, yêu cầu 2 HS lên bảng. - Cho HS nhận xét. BT 35 – SGK. - Muốn tính thể tích hình lăng trụ đứng có đáy là tứ giác(hình bên) và chiều cao là 10cm ta làm gì ? - 1 HS lên bảng. BT 29 – SGK. - Quan sát hình bên, muốn tính thể tích của bên ta làm gì ? ( Thể tích hình bên bằng tổng thể tích hình hộp chữ nhật và hình lăng trụ đứng tam giác ). - Thể tích 2 hình này có tính được không ? - Cho 1 học sinh lên bảng. BT 33 – SGK. a/ Các cạnh song song với cạnh AD là EH, BC, EG. b/ Các cạnh song song với cạnh AB là EF. c/ Các đường thẳng song song với mặt phẳng (EFGH) là AB, AD, DC, BC. d/ Các đường thẳng song song với mặt phẳng (DCGH) là AE, BF. BT 34 – SGK. a/ Thể tích của hộp xà phòng là : V = Sđáy . h = 28.8 = 224cm3. b/ Thể tích của hộp sô-cô-la là : V = SDABC .h = 12.9 = 108cm3. BT 35 – SGK. Ta có : + SDABC = (8.3):2 = 12cm2. + SDADC = (8.4):2 = 16cm2. + SABCD = 12 + 16 = 28cm2. Vậy thể tích của hình lăng trụ trên là V = 28.10 = 280cm3. BT 29 – SGK. Thể tích hình bên bằng tổng thể tích hình hộp chữ nhật và hình lăng trụ đứng tam giác. - Thể tích hình hộp chữ nhật là : V1 = 25.10.2 = 500m3. - Thể tích hình hộp chữ nhật là : V2 = (2.7:2).10 = 70m3. - Thể tích của hình trên là : V = V1 + V2 = 500 + 70 = 570m3. Vậy bể chứa 570m3 nước thì đầy ấp. Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà. HS xem và làm lại các bài tập vừa làm. Làm các bài tập còn lại. Xem trước bài 7.

File đính kèm:

  • docTiet 62.doc