I. MỤC TIÊU:
- Dựa trên mô hình và trên hình vẽ, GV cho HS tiếp cận và nắm chắc khái niệm hình chóp, hình chóp đều và hình chóp cụt đều. Qua đó nắm chắc các yếu tố có liên quan như: Đỉnh, cạnh bên, mặt bên, đáy, chiều cao của hình chóp đều và hình chóp cụt đều.
- Biết gọi tên các hình chóp theo đa giác đáy, Vẽ đúng các hình chóp tam, tứ giác đều theo bốn bước. củng cố khái niệm vuông góc đã học ở các tiết trước.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Mô hình dạy hình chóp, hình chóp đều và hình chóp cụt đều. Tranh vẽ sẵn hình 116, 117 SGK.
- HS: Bìa cứng, kéo, băng keo dán để bài tập SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra: (Kiểm tra trong bài)
3.Vào bài:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 65 Hình chóp đều và hình chóp cụt đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15/5/05
Ngày giảng 16/5/05
Tiết 65:
§7. HÌNH CHÓP ĐỀU VÀ HÌNH CHÓP CỤT ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
- Dựa trên mô hình và trên hình vẽ, GV cho HS tiếp cận và nắm chắc khái niệm hình chóp, hình chóp đều và hình chóp cụt đều. Qua đó nắm chắc các yếu tố có liên quan như: Đỉnh, cạnh bên, mặt bên, đáy, chiều cao của hình chóp đều và hình chóp cụt đều.
- Biết gọi tên các hình chóp theo đa giác đáy, Vẽ đúng các hình chóp tam, tứ giác đều theo bốn bước. củng cố khái niệm vuông góc đã học ở các tiết trước.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Mô hình dạy hình chóp, hình chóp đều và hình chóp cụt đều. Tranh vẽ sẵn hình 116, 117 SGK.
- HS: Bìa cứng, kéo, băng keo dán để bài tập SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra: (Kiểm tra trong bài)
3.Vào bài:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
15’
GV: Dùng mô hình giới thiệu cho HS khái niệm hình chóp, sau đó dùng hình vẽ sẵn để giới thiệu tiếp các yếu tố liên quan mà mô hình không thể giới thiệu được (Đường cao, chiều cao).
GV: Nếu đáy của hình chóp là một đa giác đều và các cạnh bên bằng nhau thì hình chóp đó là hình chóp đều, GV giới thiệu cho HS các yếu tố liên quan đến hình chóp đều, ghi bảng.
GV: Nếu hình chóp đều được nhận biết như trên thì có thể có thêm những
- HS quan sát, ghi chép.
Tiết 65:
§7. HÌNH CHÓP ĐỀU VÀ HÌNH CHÓP CỤT ĐỀU
1. Hình chóp
S
Mặt bên
chiều cao
A
D
B
Mặt đáy
C
Đáy là một đa giác, các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh.
nhận xét gì về các mặt bên của hình chóp đều, vị trí chânđừng cao của hình chóp đều đối với đáy của nó?
Hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung một đỉnh
(Chỉ yêu cầu nhận xét mang tính trực giác, xem đây là bài tập về nhà cho HS khá giỏi).
- Các mặt bên của hình chóp đều là những tam giác cân bằng nhau (c-c-c), chân đường cao trùng với điểm cách đều các đỉnh của đa giác đáy.
(Tìm kiếm thêm những tính chất của hình chóp đều).
(Tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của đáy)
7’
(Làm mô hình hình chóp đều)
Cho HS dùng tấm bìa đã chuẩn bị trước, làm bài tập [?] SGK, hình vẽ 118.
GV thu, chấm một số bài, nhận xét mức độ thực hiện của HS.
(Làm mô hình hình chóp đều)
HS vẽ hình 118 (SGK) lên một tấm bìa cứng, cắt, gấp lại theo đường kẻ, để có một mô hình hình chóp tam giác đều và hình chóp tư giác đều.
2. Hình chóp đều
10’
(Tìm kiếm kiến thức mới)
Từ mô hình đã làm, GV cho HS tiến hành cắt bỏ theo hướng dẫn (Xem bảng), rồi gấp lại, nhận xét mô hình mới?
(Qua hoạt động thực tiễn, tìm kiến thức mới).
Cắt theo đường chếm chấm trên mô hình, gấp lại theo đường chỉ dẫn, cs một hình mới. Hình mới này có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là hình thang cân, hai đáy là hai mặt phẳng song song.
3. Hình chóp cụt đều.
10’
(Củng cố)
* Bài tập 36 SGK
(HS làm trên phiếu học tập đã được GV chuẩn bị sẵn để tiết kiệm thời gian).
* Bài tập 36 SGK
(HS làm trên phiếu học tập do GV phát, chỉ dẫn điền vào ô trống còn thiếu).
Cắt hình chóp đều bằng một mặt phẳng song song với đáy, phần hình chóp nằm giữa mặt phẳng đó và đáy gọi là hình chóp cụt đều.
Nhận xét: Các mặt bên của hình chóp cụt đều là hình thang cân.
* Bài tập 37 SGK
Suy nghĩ rồi trả lời miệng khi GV yêu cầu, nêu đúng sai, và chỉ rõ vì sao. GV hiển thị các câu trả lời trên bảng phụ đã chuẩn bị trước
* Bài tập 37 SGK
HS Suy nghĩ, trả lời miệng khi GV yêu cầu.
* Bài tập 38 SGK
Chỉ yêu cầu HS quan su HS quan sát, trả lời hình nào gấp được để có một hình chóp đều, hình nào không gấp được, vì sao.
* Bài tập 38 SGK
HS trả lời được:
- Hình gấp được để có hình chóp đều là hình b,c.
Hình không gấp được để tạo thành hình chóp đều là hình a (Đáy là tứ giác, nhưng chỉ có ba mặt bên) và hình d (Thừa một mặt, nhưng lại thiếu một mặt)
4. Dặn dò: 2’
Học thuộc bài và làm bài tập 39 SGK
Hướng dẫn: làm theo hướng dẫn của SGK một cách thứ tự, cắt ghép, dán lại để có hình chóp đều.
IV. RÚT KN:
........................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 65.doc