Giáo án Hình học 8 - Trường THCS ĐăK’Nông - Tiết 6: Đường trung bình của hình thang

I. Mục Tiêu:

1/ Kiến thức:

 - Biết được định nghĩa đường trung bình của hình thang

 - Biết các định lí về đường trung bình của hình thang

2/ Kĩ năng:

 - Biết vận dụng định lí để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đoạn thẳng song song.

3/ Thái độ:

 - Rèn luyện thái độ nghiêm túc trong học tập.tích cực tư duy

II. Chuẩn Bị:

1. GV: Chuẩn bị bảng phụ để giúp học sinh dự đoán tính chất đường trung bình của hình thang.

2. HS Học bài đường trung bình của tam giác, thước thẳng

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Trường THCS ĐăK’Nông - Tiết 6: Đường trung bình của hình thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 3 Ngày soạn: 01/09/2012 Tiết : 6 Ngày dạy : 04/09/2012 ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG ( TT ) I. Mục Tiêu: 1/ Kiến thức: - Biết được định nghĩa đường trung bình của hình thang - Biết các định lí về đường trung bình của hình thang 2/ Kĩ năng: - Biết vận dụng định lí để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đoạn thẳng song song. 3/ Thái độ: - Rèn luyện thái độ nghiêm túc trong học tập.tích cực tư duy II. Chuẩn Bị: 1. GV: Chuẩn bị bảng phụ để giúp học sinh dự đoán tính chất đường trung bình của hình thang. 2. HS Học bài đường trung bình của tam giác, thước thẳng III. Phương pháp: - Tăng cường hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động tập thể. IV/Tiến trình. 1/ On định (1p) Kiểm tra sĩ số lớp 8a1………………8a2…………………………………..… 2/ Bài cũ (6p) Yêu cầu HS làm bài tập ?4 3/ Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động1 : Định lí 3 (10p) Từ nhận xét của HS về vị trí của điểm I trên AC và điểm F trên BC. GV nhận xét bổ sung để dẫn đến định lí Yêu cầu HS nhắc lại định lí GV vẹ hình HS viết GT,KL Gọi HS chứng minh định lí Viết GT – KL của định lí Học sinh chứng minh định lí đó. 2/. Đường trung b́nh hình thang (tt) Định lí 3 : Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm của cạnh bên thứ 2. GT ABCD là hình thang(AB//CD ) AE=ED,EF//AB,EF//CD KL BE=FC Chứng minh: SGK Hoạt động 2: Định nghĩa đường trung bình hình thang (5p) GV : Giới thiệu E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC EF là đườn trung bình của hình thang ABCD. Thế nào là đường trung bình của hình thang?. HS trả lời Định nghĩa : Đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang gọi là đường trung bình của hình thang. Hoạt động 3: Định lí 4 ( 12p) Xét hình thang ABCD, hăy đo độ dài đường trung bình của hình thang và độ dài tổng hai đáy của hình thang rồi so sánh chúng ? Đó là nội dung định lí 4 Yêu cầu HS nêu nội dung định lí GV : Hướng dẫn HS chứng minh định lí. Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm ?5 HS tiến hành vẽ, đo đạc, rút ra kết luận : Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và có độ dài bằng nửa tổng độ dài hai đáy. HS thảo luận nhóm Định lí 4 : Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy. ?5 4/ Củng cố (10p) GV:Nêu khái niệm đường trung bình của hình thang và các định lí Yêu cầu HS làm bài tập 23 SGK HS: Nêu khái niệm, định lí Bài 23: ta cóMP vuông góc với PQ, IK vuông góc với PQ, NQ vuông góc với PQ IK//PQ//NQ Mà I là trung điểm của MN IK là đường trung bình của hình thang MNPQ Suy ra: K là trung điểm của PQ x = 5 dm 5/ Hướng dẫn về nhà (1 p) Học thuộc khái niệm, định lí Làm bài tập 24,25 SGK 6/ Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • dochinhhoc8t6.doc