I/ MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nhằm củng cố cho học sinh công thức tính diện tích hình thang, hình thoi, hình vuông.
- Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng thành thạo công thức trên để giải bài tập.
- Thái độ: Có thái độ tích cực, chủ động trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ ghi bài tập; Dụng cụ vẽ hình.
HS: Ôn tập công thức tính diện tích các hình đã học; Dụng cụ vẽ hình, bảng nhóm.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
Kiểm tra: (5’)
? Nêu các công thức tính diện tích đa giác đã học? Giải thích ý nghĩa của từng đại lượng có trong công thức.
Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tuần 21 Tiết 35 Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 – Tiết: 35
Soạn : 13/ 1 / 13
Dạy : 15 / 1 / 13
ChươngII: ĐA GIÁC – DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nhằm củng cố cho học sinh công thức tính diện tích hình thang, hình thoi, hình vuông.
- Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng thành thạo công thức trên để giải bài tập.
- Thái độ: Có thái độ tích cực, chủ động trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ ghi bài tập; Dụng cụ vẽ hình.
HS: Ôn tập công thức tính diện tích các hình đã học; Dụng cụ vẽ hình, bảng nhóm.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
Kiểm tra: (5’)
? Nêu các công thức tính diện tích đa giác đã học? Giải thích ý nghĩa của từng đại lượng có trong công thức.
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Chữa bài tập
( 13’)
-Giáo viên yêu cầu học sinh chữa bài tập 30( SGK- 126)
- Học sinh 2: Chữa bài tập 35
( SGK)
- Yêu cầu trình bày trước lớp: ( Tính diện tích hìnhthoi theo công thức tính diện tích hình bình hành)
- Phân tích, kết luận về các cách làm và kiến thức vận dụng.
-Giáo viên chốt: Trong một tam giác vuông , cạnh đối diện với góc 300 bằng một nửa cạnh huyền.
- Có thể tính diện tích hình thoi theo hai công thức .
- Học sinh 1: Chữa bài 30
-Học sinh 2: Chữa bài 35.
- Diện tích hai tam giác bằng nhau.
- Tính chất diện tích đa giác.
-Học sinh trình bày trước lớp:
-Học sinh phân tích tìm hiểu về các cách làm.
- Học sinh ghi nhớ.
*) Bài 30( SGK- 126)
*) Bài tập 35( SGK-129)
Vì ABCD là hình thoi nên:
DO là tia phân giác của góc D
Trong tam giác vuông AOD có
Mặt khác theo định lý pitago ta có:
Hoạt động 2: Luyện tập (23’)
- Yêu cầu học sinh làm bài 36
( SGK)
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm bài tập.
- Giáo viên kiểm tra một vài nhóm đại diện.
? Nhận xét bài làm của
nhóm bạn?
Viết biểu thức tính:
- Diện tích hình thoi.
- Diện tích hình vuông.
- Học sinh hoạt động nhóm.
-Các nhóm báo cáo kết quả
-Nhận xét bài làm của nhóm bạn.
*) Bài tập 36( SGK- 129)
Ta có: Sht =AD.AH =a.h
Shv = AB.AB =a.a
Mà AH<AD( Quan hệ giưã đường vuông góc và đường xiên) hay: h<a
Do đó: Sht< Shv
Củng cố: (2’)
? Nhắc lại các kiến thức đã sử dụng trong bài?
GV: Chốt lại cách giải bài tập.
Hướng dẫn về nhà: (2’)
Nắm chắc các công thức tính diện tích và vận dụng một cách linh hoạt.
Làm lại các bài tập đã chữa vào vở bài tập và các bài trong SBT.
Đọc và nghiên cứu trước bài “ Định lí talét trong tam giác “
* Rút kinh nghiệm và bổ sung :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 21 – Tiết: 36
Soạn : 13/ 1 / 13
Dạy : 15 / 1 / 13
ChươngII: ĐA GIÁC – DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nắm vững công thức tính diện tích các đa giác đơn giản, đặc biệt là cách tính diện tích tam giác và hình thang. Biết chia một cách hợp lí đa giác cần tìm diện tích thành nhiều đa giác đơn giản.
Kỹ năng: Hs biết thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết.
Tư duy: Phát triển tư duy logic, khả năng phân tích dự đoán
Thái độ: Có thái độ cẩn thận, chính xác khi vẽ, đo, tính.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ có kẻ ô vuông, thước có chia khoảng, êke, máy tính bỏ túi.
HS: Đọc trước bài mới, thước có chia khoảng, êke, máy tính bỏ túi.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra: (không)
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Cách tính diện tích của một đa giác bất kì (7’)
GV: Đưa hình 148/SGK - 129 lên trước lớp, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
? Để tính được diện tích của một đa giác bất kì, ta có thể làm như thế nào?
GV: Việc tính diện tích của một đa giác bất kì thường được quy về việc tính diện tích các tam giác, hình thang, hình chữ nhật...
? Để tính SABCDE ta có thể làm thế nào?
? Cách làm đó dựa trên cơ sở nào?
? Để tính SMNPQR ta có thể làm thế nào?
GV: Đưa hình 149/SGK – 129 lên bảng và nói: Trong một số trường hợp, để việc tính toán thuận lợi ta có thể chia đa giác thành nhiều tam giác vuông và hình thang vuông.
HS: Ta có thể chia đa giác thành các tam giác hoặc các tứ giác mà ta đã có công thức tính diện tích, hoặc tạo ra một tam giác nào đó có chứa đa giác.
HS: SABCDE = SABC + SACD + SADE
HS: Cách làm đó dựa trên tính chất diện tích đa giác.
HS: SMNPQR = SNST - (SMSR + SPQT)
HS quan sát hình vẽ.
B
C
A D
E
SABCDE = SABC + SACD + SADE
M
N D
S T
R Q
SMNPQR= SNST - (SMSR + SPQT)
Hoạt động 2: Ví dụ (13’)
GV: Đưa hình 150 tr129 SGK lên bảng phụ (có kẻ ô vuông).
? HS đọc ví dụ/SGK – 129?
? Ta nên chia đa giác đã cho thành những hình nào?
? Để tính diện tích của các hình này, em cần biết độ dài của những đoạn thẳng nào?
GV: Hãy dùng thước đo độ dài các đoạn thẳng đó trên hình 151/SGK - 130 và cho biết kết quả.
GV: Ghi lại kết quả trên bảng.
? HS tính diện tích các hình, từ đó suy ra diện tích đa giác đã cho.
HS đọc ví dụ/SGK - 129.
HS: Ta vẽ thêm các đoạn thẳng CG, AH. Vậy đa giác được chia thành ba hình:
+ Hình thang vuông CDEG.
+ Hình chữ nhật ABGH.
+ Tam giác AIH.
HS: + Để tính diện tích của hình thang vuông ta cần biết độ dài của CD, DE, CG.
+ Để tính diện tích của hình chữ nhật ta cần biết độ dài của AB, AH.
+ Để tính diện tích tam giác ta cần biết thêm độ dài đường cao IK.
HS thực hiện đo và thông báo kết quả:
CD = 2cm ; DE = 3cm
CG = 5cm ; AB = 3cm
AH = 7cm ; IK = 3cm
- Chia hình ABCDEGHI thành 3 hình: Hình thang vuông CDEG; hcn ABGH và tam giác AIH.
SDEGC = 8 (cm2)
SABGH = 3. 7 = 21 (cm2)
SAIH = (cm2)
SABCDEGHI = SDEGC + SABGH + SAIH = 8 + 21 + 10,5
= 39,5 (cm2)
Hoạt động 3: Luyện tập (20’)
? HS đọc đề bài 38/SGK - 130?
? HS hoạt động theo nhóm để trình bày bài?
? Đại diện một nhóm trình bày bài giải?
GV: Kiểm tra thêm bài của một vài nhóm khác.
HS đọc đề bài 38/SGK.
HS hoạt động nhóm:
- Diện tích con đường hình bình hành là:
SEBGF = FG. BC
= 50. 120 = 6000m2
- Diện tích đám đất hình chữ nhật ABCD là:
SABCD = AB. BC
= 150. 120 = 18000m2
- Diện tích phần còn lại của đám đất là:
18000 - 6000 = 12000m2
3. Củng cố: (5’)
? Nêu nguyên tắc để tính diện tích một đa giác bất kỳ?
? Nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang?
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
Học bài.
Làm bài tập: 37, 39/SGK – 131; 42 đến 45/SBT – 133.
* Rút kinh nghiệm và bổ sung :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- HINH 8 TIET 35 TIET 36.doc