Giáo án Hình học 8 tuần 4 trường THCS Mỹ Quang

I. MỤC TIÊU :

1- Kiến thức : Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang cho HS

2- Kĩ năng : Rèn kĩ năng vẽ hình rõ , chuẩn xác, kí hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình

3- Tư duy : Rèn kĩ năng tính , so sánh độ dài đoạn thẳng chứng minh.

II. CHUẨN BỊ :

 1.Chuẩn bị của gio vin:

+Phương tiện dạy học:SGK, Thước thẳng, compa, bảng phụ ghi bi tập 26SGK,bảng so sánh định

 nghĩa, tính chất đường trung bình của tam gic, hình thang ,bi tập trắc nghiệm.

+Phương thức tổ chức lớp :Hoạt động cá nhân, nhóm.

 2.Chuẩn bị của học sinh:

+Ôn tập kiến thức :Định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác, của hình thang, làm các

 bài tập về nhà.

 + Dụng cụ:Thước thẳng, thước đo góc, compa,bảng nhóm

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1) Ổn định tổ chức lớp (1) Kiểm tra sĩ số, tc phong của học sinh

2) Kiểm tra bài cũ : (7)

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 tuần 4 trường THCS Mỹ Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 8.9.2011 Ngày dạy: 12.9.2011 Tuần : 4 Tiết 7: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : 1- Kiến thức : Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang cho HS Kĩ năng : Rèn kĩ năng vẽ hình rõ , chuẩn xác, kí hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình Tư duy : Rèn kĩ năng tính , so sánh độ dài đoạn thẳng chứng minh. II. CHUẨN BỊ : 1.Chuẩn bị của giáo viên: +Phương tiện dạy học:SGK, Thước thẳng, compa, bảng phụ ghi bài tập 26SGK,bảng so sánh định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác, hình thang ,bài tập trắc nghiệmï. +Phương thức tổ chức lớp :Hoạt động cá nhân, nhóm. 2.Chuẩn bị của học sinh: +Ôn tập kiến thức :Định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác, của hình thang, làm các bài tập về nhà. + Dụng cụ:Thước thẳng, thước đo góc, compa,bảng nhóm III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định tổ chức lớp (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong của học sinh Kiểm tra bài cũ : (7’) Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời của học sinh Điểm HSTB: - So sánh đường trung bình của hình tam giác và đường trung bình của hình thang về định nghĩa, tính chất . - Vẽ hình minh hoạ ĐTB của tam giác ĐTB của hình thang Định nghĩa Là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác Là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang Tính chất Song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy Song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy MN//BC ; MN=BC EF//AB//DC ;EF= 5đ 5đ - Nhận xét: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Để củng cố định nghĩa, tính chất về đường trung bình của tam giác, hình thang . Hôm nay chúng ta tổ chức luyện tập. b) Tiến trình bài dạy: Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 7’ Hoạt động 1 :Bài tập cho hình vẽ sẵn - Đưa bảng phụ ghi bài 26 SGK lên bảng - Gọi một HS lên bảng giải - Một HS lên bảng trình bày, HS cả lớp làm vào vở Bài 26 SGK Ta có : AB // CD // EF // GH Hình thang ABDC có : CD là đường trung bình Þ CD = CD = 12 cm x = 12 cm Hình thang CDHG có : EF là đường trunh bình Þ EF = Þ 2EF = CD + GH Þ GH = 2EF – CD = 2.16 – 12 = 20 cm y = 20cm 23’ Hoạt động 2 : Bài tập cĩ kỷ năng vẽ hình - Cho HS đọc đề bài 27 SGK - Gọi một HS vẽ hình và viết GT, KL a) So sánh EK vàCD; KF và AB - Cho HS suy nghĩ trong 3 phút. Sau đó gọi HS trả lời miệng câu a b) EF £ - Gợi ý : Xét hai trường hợp + E, K, F không thẳng hàng + E, K, F thẳng hàng - Lưu ý : Trong một tam giác tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn cạnh còn lại. - Gọi HS2 lên bảng trình bày câu b - Gọi một HS đọc đề bài28 SGK -Yêu cầu HS vẽ hình , viết GT, KL a) AK = KC ; BI = ID Lưu ý : Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai. - Chứng minh AK=KC ;BI= ID Ta phải chứng minh điều gì ? - Gọi một HS trình bày b) Tính EI, KF, IK - Gọi một HS 2 trình bày câu b - Bổ sung BT sau: (nếu còn thời gian) Cho tam giác ABC. Điểm D thuộc tia đối của tia BA sao cho BD = BA, điểm M là trung điểm của BC. Gọi K là giao điểm của DM và AC. Chứng minh : AK = 2KC. - Yêu cầu HS vẽ hình. - Gợi ý: Gọi E là trung điểm của AK. Chứng minh BE // AK và KE = KC. - Yêu cầu HS về nhà làm. -Một HS đọc to đề bài -Một HS vẽ hình và viết GT, KL - Một HS trình bày miệng câu a - Các HS khác theo dõi và nhận xét - HS2 lên bảng làm câu b -HS cả lớp vẽ hình vào vở và viết GT, KL - Ta chứng minh BF = FC và FK // AB - Một HS trình bày miệng - HS2 lên bảng trình bày - Một HS khác nhận xét bổ sung - HS cả lớp vẽ hình. Bài 27 SGK GT Tứ giác ABCD, E, F, K lần lược là trung điểm của AD, BC, AC KL a) So sánh EK và CD KF và AB b) EF £ Chứng Minh : a) Ta có E, F, K lần lược là trung điểm của AD, BC, AC Þ EK là đường trung bình của tam giác ADC Þ EK = KF là đường trung bình của tam giác ABC Þ KF = b) Nếu E, K, F không thẳng hàng DEKF có EF < EK + KF (bất đẳng thức tam giác) Þ EF < (1) Nếu E, K, F thẳng hàng thì : EF = EK + KF EF = (2) Từ (1) và (2) Þ EF £ Bài 28 SGK GT Hình thang ABCD (AB // CD) ; E, F lần lược là trung điểm của AD và BC. AB= 6cm CD = 10cm KL a) AK = KC ; BI = ID b) Tính EI, KF, IK Chứng Minh : a) Ta có EF là đường trung bình của hình thang ABCD Þ EF // AB // CD DABC có BF = FC và FK // AB Þ AK = KC DABD có AE = ED và EI // AB Þ BI = ID b) Có EI là đường trung bình của tam giác ABD Þ EI = cm KF là đường trung bình của tam giác ABC Þ KF = cm Mặt khác : EF = cm Þ KI = EF – (EI + KF) KI = 8 – (3 + 3) = 2cm 5’ Hoạt động 3: Củng cố - Treo bảng phụ đưa bài tập sau lên bảng Các câu sau đúng hay sai ? 1) Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với canh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba. 2) Đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh bên của hình thang thì song song với hai đáy 3) Không thể có hình thang mà đường trung bình bằng độ dài một đáy. - Yêu cầu HS thảo luận nhĩm . HS thảo luận nhĩm . Kết quả Đúng Đúng Sai Dặn dị học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’) - Ơân lại định nghĩa và các định lý về đường trung bình của tam giác, của hình thang. - Ơn lại các bài toán dựng hình đã học - Bài tập 37, 38, 41, 42 SBT IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn : 8.9.2011 Ngày dạy: 15.9.2011 Tiết : 7 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang cho HS. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng về hình rõ, chuẩn xác, kí hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình. Rèn kỹ năng tính, so sánh độ dài đoạn thẳng, kỷ năng chứng minh. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, tư duy. II. CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên: +Phương tiện dạy học:SGK, Thước thẳng, compa, bảng phụ ghi bài tập ,bài tập trắc nghiệmï. +Phương thức tổ chức lớp :Hoạt động cá nhân. 2.Chuẩn bị của học sinh: +Ôn tập kiến thức :Định nghĩa,tính chất đường trung bình của tam giác, của hình thang, làm bài tập . + Dụng cụ:Thước thẳng, thước đo góc, compa III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong của học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: (7’) Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời của học sinh HSTB: - Chữa bài tập 25 SGK tr80 - Chữa bài tập 25 SGK tr80 Trong hình thang ABCD có EF là đường trung bình của hình thang Þ EF // DC (1) Trong tam giác BDC có FK là đường trung bình của tam giác Þ FK // DC (2) Từ (1) và (2) Þ E, F, K nằm trên cùng một đường thẳng (theo tiên đề Ơclic) 3) Giảng bài mới: a) Giới thiệu: Để giúp cho các em khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang và vận dụng kiến thức đó vào chứng minh các yếu tố hình học. Trong tiết học này ta giải một số bài tập sau: b) Tiến trình bài dạy Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 12’ Hoạt động1: Luyện tập bài tập cho hình vẽ sẵn (Đề bài ghi lên bảng phụ ) Bài 1 : Cho hình vẽ a)Tứ giác BMNI là hình gì? b)Nếu  =58 0 thì các góccủa tứ giác BMNI bằng bao nhiêu. - Quan sát kĩ hình vẽ rồi cho biết GT, KL của bài toán. Câu a - Dự đốn tứ giác BMNI là hình gì? Chứng minh điều đó. - Còn cách nào khác chứng minh BMNI là hình thang nữa không? - Yêu cầu HS về nhà chứng minh Câu b -Hãy tính các góc của tứ giác BMNI nếu  = 580 - Ghi lại phát biểu của HS - HS ghi đề bài vào vở - Nêu Giả thiết và kết luận -Tứ giác BMNI là hình thang cân vì : +Theo hình vẽ ta có : MN là đường trung bình của D ADC=>MN//DC hay MN//BI =>BMNI là hình thang Sau đó chứng minh hai đường chéo MI=BN D ABC (B=900); BN là đường trung tuyến => BN=(1) D ADC có MI là đường trung bình (AM=MD; DI=IC) =>MI=(2) Từ (1) và (2) ta có BN=MI => BMNI là hình thang cân - Chứng minh BMIN là hình thang có hai góc ở đáy bằng nhau - HS đứng tại chỗ trả lời Bài 1: a) Tứ giác BMNI là hình gì? Ta có MN là đường trung bình của D ADC =>MN//DC hay MN//BI ( B , D , I , C ) thẳng hàng Vậy : BMNI là hình thang Xét D ABC (=900) có: BN là đường trung tuyến => BN=(1) Xét D ADC có MI là đường trung bình (AM=MD; DI=IC)=>MI=(2) Từ (1) và (2) Ta có BN = MI (=) Vậy: BMNI là hình thang cân b) Nếu  =580 thì các góc của tứ giác BMNI là: Xét có ( vì DBMD cân tại M) Do đó (theo định nghĩa hình thang cân) 18’ Hoạt động 2 : Luyện tập bài tập cị kỷ năng vẽ hình Bài 2 (bài 44 SBT) (Nâng cao) - Nêu đề bài ( treo bảng phụ ) -Yêu cầu HS đọc đề và vẽ hình vào vở - GV vẽ hình lên bảng - Gợi ý: Kẻ MM’ vuông góc với đường thẳng d - Em có nhận xét gì về tứ giác BCC’B’? - Yêu cầu HS chứng minh tiếp? - MM’ có quan hệ gì với BB’ và CC’? - Làm thế nào chứng minh được AA’ = ? - Ghi lại phát biểu của HS - Nhận xét vàbổ sung - HS đọc đề và vẽ hình vào vở - BB’C’C là hình thang : Vì BB’ ^ d và CC’ ^ d => BB’//CC’ - HS :Ta cĩ BB’C’C là hình thang và MM’ là đường trung bình Þ MM’ = (1) - Ta cần chứng minh: DAA’0 = D MM’O (ch-gnh) Þ MM’ = AA’ (2) Từ đó suy ra : AA’ = Bài 2 (tr 44 SBT tr65) Chứng minh Kẻ MM’ ^ d Vì BB’ ^ d và CC’ ^ d => BB’//CC’ Þ BB’C’C là hình thang lại có : BM = MC (gt) Và MM’// BB’// CC’ (vì MM’ ^ d) Þ MM’ = (1) Xét DAA’0 và D MM’0 Ta có : 0A = 0M (gt) A’ÔA = M’ÔM (đđ) Nên DAA’0 = D MM’0 (ch-g nh) Þ MM’ = AA’ (2) Từ (1) và (2) suy ra : AA’ = 5’ Hoạt động 3 : Củng cố Đưa bài tập sau lên bảng phụ. Các câu sau đúng hay sai? 1) Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua cạnh thứ ba. 2) Đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh bên của hình thang thì song song với hai đáy. 3) Đường trung bình của hình thang là đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh bên và.song song với hai đáy HS trả lời miệng. Kết quả . Sai . Đúng 3) Sai 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’). - Ôn lại định nghĩa và các định lí về đường trung bình của tam giác , hình thang. - Bài tập về nhà 37 , 38 , 41, 42 tr64, 65 SBT. - Đọc bài dựng hình bằng thước và com pa- Dựng hình thang IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn : 18.9.2011 Ngày dạy: 22.9.2011 Tiết : 8 ĐỐI XỨNG TRỤC I. MỤC TIÊU : Kiến thức : HS hiểu định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng d Kĩ năng : HS nhận biết được hai đường thẳng đối xứng nhau qua một đường thẳng, hình thang cân là hình có một trục đối xứng. Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng, biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua môït đường thẳng Thái độ: HS nhận biết đựơc hình có trục đói xứng trong toán học và trong đời sống II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Phương tiện dạy học: Thước thẳng , bảng phụ ,. phấn màu, tấm bìa chữ A, tam giác đều, hình tròn, + Phương thức tổ chức lớp: Hoạt động cá nhân, 2.Chuẩn bị của học sinh: + Ơn tập các kiến thức: : . các bài tốn dựng hình cơ bản bằng thước và compa + Dụng cụ: Thước thẳng , com pa, tấm bìa hình thang cân. Ôn tập định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng, Cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định tổ chức lớp (1’) - Kiểm tra sĩ số và tác phong của học sinh – Chuẩn bị kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài cũ : 5’ ĐT Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời của học sinh Điểm TB - Nêu định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng như SGK lớp 7 -Cho một đường thẳng d và một điểm A (A Ï d). Hãy vẽ điểm A’ sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AA’ +Nêu đúng định nghĩa đường trung trực. 5 đ 5 đ - Nhận xét : ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3.Bài mới : * Giới thiệu bài : (1’) Hai điểm A và A’ như hình vẽ trên gọi là hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng d. Vậy hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng khi nào ? Hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng khi nào ? đó là nội dung bài học hôm nay. * Tiến trình bài dạy : Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 8’ Hoạt động1 : HAI ĐIỂM ĐỐI XỨNG QUA MỘT ĐƯỜNG THẲNG - Qua giới thiệu của thầy em nào hãy cho biết thế nào là hai điểm đối xứng qua đường thẳng d? -Nhắc lại và ghi bảng . - Cho đường thẳng d; Md’, hãy vẽ điểm M’ đối xứng với M qua d? -Ta vẽ được bao nhiêu điểm M’ như vậy? - Vậy nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng MM’ thì có kết luận gì về hai điểm MM’? - Chốt lại định nghĩa M và M’ đối xứng nhau qua d khi và chỉ khi đường thẳng d là trung trực của đoạn thẳng MM’ -Vẽ điểm B’ đối xứng với B qua d với Bd.? -Ta vẽ được 1 điểm B’ trùng với B. GV Nêu qui ước tr 84 SGK -Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó . - HS vẽ vào vở , một HS lên bảng vẽ . HS vẽ được 1 và chỉ 1 điểmM’ M và M’ đối xứng nhau qua d -HS Ghi vào vở HS có thể Không vẽ được điểm B’ 1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng Định nghĩa Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó M và M’ đối xứng nhau qua d ĩ Đường thẳng d là trung trực của đoạn thẳng MM’ Qui ước: Nếu B d thì B’ thì B’B với B’ là điểm đối xứng của B qua d 10’ Hoạt động 2 : HAI HÌNH ĐỐI XỨNG QUA MỘT ĐƯỜNG THẲNG -Ta đã biết hai điểm đối xứng qua một đường thẳng. Vậy hai hình như thế nào thì đối xứng qua một đường thẳng ? - Yêu cầu HS thực hiện ?2 tr84 SGK . - Nêu nhận xét về điểm C’. -Hai đoạn thẳng AB và A’B’ có đặc điểm gì ? -Giới thiệu : Hai đoạn thẳng AB và A’B’ là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua đường thẳng d. Ứng với mỗi điểm C thuộc đoạn AB đều có một điểm C’ đối xứng với nó qua d thuộc đoạn A’B’ và ngược lại . -Một cách tổng quát , thế nào là hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d? - Nhắc lại định nghĩa tr 85 SGK. - Chuẩn bị sẵn hình 53 , 54 phóng to trên giấy hoặc bảng phụ để giới thiệu về hai đoạn thẳng , hai đường thẳng , hai góc , hai tam giác , hai hình H và H’ đối xứng nhau qua đường thẳng d. Sau đó nêu kết luận: - Người ta chứng minh được rằng : Nếu hai đoạn thẳng ( góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau -Tìm trong thực tế hình ảnh hai hình đối xứng nhau qua một trục. Bài tập củng cố . 1) Cho đoạn thẳng AB , muốn dựng đoạn thẳng A’B’ đối xứng với đoạn thẳng AB qua d ta làm thế nào? 2) Cho ABC, muốn dựng A’B’C’ đối xứng với ABC qua d ta làm thế nào ? - Khi gấp tờ giấy theo trục d thì hai hình H và H’ như thế nào? - Một HS đọc to đề bài ?2. - HS vẽ vào vở .Một HS lên bảng vẽ . - Điểm C’thuộc đoạn A’B’ - Hai đoạn thẳng AB và A’B’ có A’ đối xứng với A. B’ đối xứng với B qua đường thẳng d - Hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu : mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại. - HS ghi vở HS nghe GV trình bày. - Ghi kết luận: tr85 SGK - Hai chiếc lá mọc đối xứng với nhau qua cành lá. 1. Muốn dựng đoạn thẳng A’B’ ta dựng điểm A’ đối xứng với A , B’ đối xứng với B qua d rồi vẽ đoạn thẳng A’B’. 2. Ta dựng các điểm A’,B’,C’ đối xứng với A,B,C qua d vẽ A’B’C’ -Hai hình H và H’ trùng nhau 2. Hai hình đối xứng nhau qua 1 đường thẳng Hai hình gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại. Kết luận: Người ta chứng minh được rằng : Nếu hai đoạn thẳng (góc , tam giác ) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau . 10’ Hoạt động 3 : HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG -Ta đã biết hai hình đối xứng nhau qua một trục. Vậy có những hình tự nó đối xứng qua một đường thẳng, đường thẳng đó có quan hệ gì với hình trên? - Cho HS làm ?3 SGK tr86 . - Vẽ hình sau đó yêu cầu HS trả lời - Nhận xét - Vậy điểm đối xứng với mỗi điểm của tam giác ABC qua đường cao AH ở đâu? - Người ta nói AH là trục đối xứng của tam giác cân ABC. - Sau đó giới thiệu định nghĩa trục đối xứng của hình H tr 86 SGK. - Cho HS làm ?4 SGK. Đề bài đưa lên bảng phụ . - Dùng các miếng bìa cứng có chữ A, tam giác đều , hình tròn gấp theo các trục đối xứng để minh họa . GV đưa tấm bìa hình thang cân ABCD (AB // CD )hỏi : - Hình thang cân có trục đối xứng không? Là đường nào? - Thực hiện gấp hình minh họa . - Nêu định lí tr 87 SGK về trục đối xứng của hình thang cân. -Một HS đọc ?3 tr86 SGK. HS trả lời -Xét ABC cân tại A. Hình đối xứng với cạnh AB qua đường cao AH là cạnh AC . -Hình đối xứng với cạnh AC qua đường cao AH là cạnh AB . -Hình đối xứng với đoạn BH qua AH là đoạn CH và ngược lại . -Điểm đối xứng với mỗi điểm của tam giác cân ABC qua đường cao AH vẫn thuộc ABC -HS theo dõi và ghi vào vở - HS Trả lời ?4 a)Chữ cái in hoa A có một trục đối xứng . b)Tam giác đều ABC có ba trục đối xứng . c)Đường tròn tâm O có vô số trục đối xứng . -HS quan sát . - Hình thang cân có trục đối xứng là đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy . - HS thực hành gấp hình thang cân . 3. Hình có trục đối xứng Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H. Định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó. Đường thẳng HK là truc đối xứng của hìng thang cân ABCD 8’ Hoạt động 4 : CỦNG CỐ - Nhắc lại thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng, hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng, hình có trục đối xứng. Bài 37 SGK (treo bảng phụ ) Tìm các hình có trục đối xứng ở hình bên Bài 41 SGK tr 88 - Treo bảng phụ có ghi sẳn đề bài - Gọi HS đọc đề và trả lời - Nhận xét và chốt lại Bài 36 SGK tr 88 - Gọi HS đọc đề - Để So sánh OB và OC ta làm thế nào? - Ghi lại và nhận xét HS trả lời Hình a,b,c,d,e,g,i HS trả lời a)Đúng b) Đúng c)Đúng d)Sai HS đọc đề bài 1 HS lên bảng vẽ hình HS đứ ng tại chỗ trả lời Bài 36 SGK tr 88 a) So sánh OB và OC Ta có B đối xứng với A qua Ox nên Ox là trung trực của của AB => OA= OB Tương tự OA = OC Vậy OB= OC 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2ph). - Cần học thuộc kĩ , học các định nghĩa ,định lí , tính chất trong bài . - Làm tốt các bài tập 35 , 36 b, 38 tr 87 , 88 SGK. Bài 60,64 SBT HD bài 64 SBT Cần chứng minh AH là đường trung trực => I đối xứng với K qua AH IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuần 4. H8.doc
Giáo án liên quan