I . MỤC TIÊU
- Rèn kỹ năng nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.
-Rèn kỹ năng chứng minh , kỹ năng giải bài tập dựng tiếp tuyến
- Phát huy trí lực học sinh
II . CHUẨN BỊ
1 .Giáo viên :
- - Mang thước thẳng , eke , com pa , phấn màu
- Chuẩn bị bảng phụ ghi đề bài tập làm thêm
6 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 Tiết 27 - 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5’
Tuần 14 : Ngày soạn :29/11/2006
Tiết 27 : Ngày dạy : 07/12/2006
LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU
- Rèn kỹ năng nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.
-Rèn kỹ năng chứng minh , kỹ năng giải bài tập dựng tiếp tuyến
- Phát huy trí lực học sinh
II . CHUẨN BỊ
1 .Giáo viên :
- - Mang thước thẳng , eke , com pa , phấn màu
- Chuẩn bị bảng phụ ghi đề bài tập làm thêm
2 . Học sinh :
- - Mang thước thẳng , eke , com pa
- Mang bảng nhóm , bút ghi bảng
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 . Kiểm tra bài cũ :
Nêu các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn ? - Nêu dấu hiệu………………5đ
Vẽ tiếp tuyến của đường tròn (0) đi qua điểm M nằm - Vẽ hình , chứng minh ..
ngoài đường tròn (0) , Chứng minh ? ……………………………………………..5đ
2 . Bài mới :
10’
25’
Gv : Yêu cầu Hs đọc đề bài 22.Sgk , xác định yêu cầu của đề ?
Gọi học sinh lên bảng sửa bài về nhà.
Yêu cầu học sinh cả lớp theo dõi nhận xét.
Gv : Hướng dẫn lại :
H : Bài toán này thuộc dạng gì ? Cách tiến hành như thế nào ? => tâm O phải thoả mãn những điều kiện gì ?
Hs : Đọc đề bài 24 Sgk
Gv : Yêu cầu Hs tự ghi giả thiết kết luận .
Gv : Hướng dẫn vẽ hình .
H : Để chứng minh CB là tiếp tuyến của đường tròn (O) ta cần chứng minh CB thoả mãn những điều kiện gì ?
Học sinh lên bảng trình bày câu a.
H : Khi bán kính đường tròn là 15cm ; AB = 24 cm; để tính được OC ta cần tính những đoạn thẳng nào ? Nêu cách tính ?
Gv : Gọi học sinh đọc đề bài 25Sgk.
Gv : Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình .
H : Tứ giác OCAB là hình gì ? Vì sao?
H : Nêu cách tính độ dài BE theo R ?
Hs : Hoạt động theo nhóm làm bài tập trên
Gv : Kiểm tra hoạt động của các nhóm , nhận xét cho điểm
H : Hãy phát triển thêm câu hỏi của bài tập này ?
*) Về nhà chứng minh EC là tiếp tuyến của đường tròn (0)
1 .Sửa bài về nhà
Bài 22.Sgk
Vì đường tròn (0) tiếp xúc với
đường thẳng d tại A => 0A d
đường tròn (0) đi qua A và B => 0A = 0B .
Vậy 0 phải nằm trên đường trung trực của AB
Vậy tâm 0 là giao điểm của đường vuông góc với d tại A và đường trung trực của AB
2.Luyện tập
Bài 24.Sgk / 112
GT Cho (0,R) ; AB khác
đường kính , 0C AB
AC là tiếp tuyến của (0)
KL a ) CB là tiếp tuyến của (0)
b) R = 15 cm , AB = 24 cm .Tính 0C ?
Chứng minh
Gọi H là giao điểm của 0C và AB
Ta có 0A = 0B = >A0B cân tại 0 , 0H là đường cao nên là đường phân giác => Ô1 = Ô2
Nên 0AC = 0BC ( c.g.c) từ đó suy ra
= 900 è BC OB tại B ( B (O) )
Vậy BC là tiếp tuyến của (0)
b) Vì 0H AB => AH = HB = = 12 (cm)
Mà 0H = ( định lí Py - Ta - Go )
= = = 9 ( cm )
Trong 0AC vuông tại A , đường cao AH nên
0A2= 0H.0C (Hệ thức lượng trong tg vuông )
0C = = 25 ( cm )
Bài 25.Sgk / 113
GT Cho (0 ,R ) ; 0A = R
dây BC 0A tại M
MA = MB
KL a) Tứ giác 0CAB là hình gì ?
b) Qua B kẻ tiếp tuyến với đường tròn (0) cắt 0A
tại E . Tính BE theo R ?
Chứng minh
0A BC ( gt ) = > MB = MC ( Đl lquan hệ vuông góc giữa đường kính và dây )
Xét tứ giác 0CAB có M0 = MA , MB = MC và
0A BC => tứ giác OCAB là hình thoi
b) Vì OA = OB = R và OB = BA (theo câu a)
= > OA = OB = AB vậy OAB là tam giác đều
=> = 600
Trong tam giác vuông OBE
Có BE = OB. tg600 = R .
2’
3’
3. Củng cố - Luyện tập
Nêu các cách chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn ?
Nhắc lại các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn ?
4 .Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài xem các bài tập đã giải
- Làm thêm bài tập trong Sbt các bài 42 ; 43 ; 45 / 134
- Có thể làm thêm bài tập sau :
Cho đoạn thẳng AB , 0 là trung điểm của AB , trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB , kẻ hai tia Ax ; By vuông góc với AB , trên tia Ax , By lấy hai điểm C và D sao cho
= 900 . đường thẳng D0 kéo dài cắt CA tại M . Chứng minh
0D = 0M
CD = AC + BD
CD là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AB
8’
Tuần 14 : Ngày soạn :05/12/2006
Tiết 28 : Ngày dạy :12/12/2006
TÍNH CHẤT CỦA HAI TIẾP TUYẾN CẮT NHAU
I . MỤC TIÊU
_ Hs nắm được các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau , nắm được thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác , tam giác ngoại tiếp đường tròn , hiểu được thế nào là đường tròn bàng tiếp tam giác . Biết vẽ một đường tròn nội tiếp tam giác cho trước .
_ Biết cách tìm tâm của của một vật hình tròn bằng “thước phân giác “
II . CHUẨN BỊ
1 .Giáo viên : - Mang thước thẳng , eke , com pa , phấn màu
- Chuẩn bị bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập
2 . Học sinh : - Mang bảng phụ theo nhóm ,thước thẳng , eke , com pa
- Ôn tập định nghĩa , tính chất và các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.ỉn ®Þnh tỉ chøc:
2. Kiểm tra bài cũ :
_ Phát biểu định lí dấu hiệu nhận biết tiếp Nêu định lí đúng …………………………4đ
tuyến của đường tròn ? Làm bài : Cho ABC Vẽ hình chứng
vuông tại A , vẽ đường tròn ( B,BA ) cắt đường minh được
tròn ( C,CA ) tại D . Chứng minh CD là tiếp tuyến CDBD ->
của đường tròn (B) . CD là tiếp
Gv:AC có làtiếp tuyến của đường tròn (B) không ? tuyến của
3. Bài mới : đường tròn (B) …………………………..6đ
12’
10’
8’
Gv :Vẽ hình 79 .Sgk Gọi Hs đọc to đề bài ?1 .Sgk
Gv : Yêu cầu Hs làm ?1 .Sgk
H : Nếu AB ; AC là 2 tiếp tuyến của đường tròn (0) , hãy kể tên một vài đoạn thẳng bằng nhau ,một vài góc bằng nhau ? Hãy chứng minh các nhận xét trên ?
Gv : Giới thiệu góc tạo bởi 2 tiếp tuyến góc tạo bởi 2 bán kính
H :Từ kết quả trên hãy nêu các tính chất của 2 tiếp tuyến của đường tròn cắt nhau tại một điểm
Hs :Đọc tính chất trong Sgk / 114 và tự nghiên cứu phần chứng minh trong Sgk
Gv : Giới thiệu một ứng dụng của định lí này là tìm tâm của các vật hình tròn bằng “thước phân giác “
Gv : Giới thiệu “thước phân giác “ cho hs quan sát và yêu cầu Hs mô tả cấu tạo của “thước phân giác “
Gv : Yêu cầu Hs làm ?2 .Sgk .Hãy nêu cách tìm tâm của một miếng gỗ hình tròn bằng “thước phân giác “
Gv : Yêu cầu Hs nhắc lại thế nào là đường tròn ngoại tiếp tam giác ,tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác nằm ở vị trí nào ?
Gv : Yêu cầu Hs đọc đề và làm ? 3 Sgk theo nhóm , Gv vẽ sẵn hình vẽ trên bảng phụ
Gv : Giới thiệu đường tròn (I,ID) là đường tròn nội tiếp ABC và ABC ngoại tiếp (I)
H : Vậy thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác , tâm đường tròn nội tiếp tam giác nằm ở đâu ? Tâm này có quan hệ như thế nào với 3 cạnh của tam giác ?
Gv :Treo đề ?4 Sgk và hình vẽ 81 trên bảng phụ
Yêu cầu chứng minh 3 điểm D , E ,F cùng nằm trên một đường tròn ?
Gv : Giới thiệu đường tròn (K,KD) tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với các phần kéo dài của 2 cạnh kia gọi là đường tròn bàng tiếp ABC
H :Vậy thế nào là đường tròn bàng tiếp tam giác Tâm của đường tròn bàng tiếp tam giác nằm ở vị trí nào ?
H :Vậy một tam giác có mấy đường tròn bàng tiếp ?
1 . Định lí về hai tiếp tuyến cắt nhau
Định lí:(Sgk )
Cho (0) ; AC , AB là 2 tiếp tuyến của (0)
AC =AB
Chứng minh( Sgk)
2. Đường tròn nội tiếp tam giác ( Sgk)
Đường tròn (I) nội tiếp ABC , ABC ngoại tiếp đường tròn (I)
3 . Đường tròn bàng tiếp tam giác (Sgk)
Đường tròn (K) bàng tiếp
ABC
5’
2’
4. Củng cố - Luyện tập
- Nhắc lại định lí về 2 tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn ? Cho ABC hãy nêu cách tìm tâm đường tròn nội tiếp , đường tròn bàng tiếp ABC ?
-Bài tập: Hãy nối mỗi ô ở cột trái với một ô ở cột phải để được khẳng định đúng
1.Đường tròn nội tiếp tam giác
a. là đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác.
1-b
2.Đường tròn bàng tiếp tam giác
b.là đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam giác.
2-d
3.Đường tròn ngoại tiếp tam giác
c. là giao điểm ba đường phân giác trong của tam giác.
3-a
4.Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác
d.là đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác phần kéo dài của hai cạnh kia.
4-c
5.Tâm của đường tròn bàng tiếp tam giác
e. là giao điểm hai đường phân giác ngoài của tam giác.
5-e
5 .Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững các tính chất của tiếp tuyến đường tròn và dấu hiệu nhận biết tiếp tuuyến . Phân biệt định nghĩa , cách xác định tâm của đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp, đường tròn bàng tiếp tam giác.
- Bài về nhà số 26-27-28-29-33 tr 115-116 Sgk và làm bài số 48-51 tr134-135 Sbt.
File đính kèm:
- H9 - T27 - 28.doc