I. Mục tiêu
- Thông qua bài tập học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm về hình nón .
- HS được luyện kĩ năng phân tích đề bài , áp dụng các công thức tính diện tích xung quanh , diện tích toán phần , thể tích của hình nón cùng các công thức suy diễn của nó .
- Cung cấp cho HS một số kiến thức thực tế về hình nón
II. Chuẩn bị
1. Thày : - Soạn bài , đọc kĩ bài soạn , thước kẻ , bảng phụ vẽ hình 99 , 100 , bài 26 ( sgk )
2. Trò : - Học thuộc các công thức tính , giải bài tập trong sgk - 118 , 119
III. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động tư duy.
IV. Tiến trình dạy học :
1. Tổ chức : ổn định lớp - kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình nón .
- Giải bài tập 20 ( sgk - 118 )
3. Bài mới :
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 - Tiết 61 : Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 61
Ngày giảng:
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Thông qua bài tập học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm về hình nón .
- HS được luyện kĩ năng phân tích đề bài , áp dụng các công thức tính diện tích xung quanh , diện tích toán phần , thể tích của hình nón cùng các công thức suy diễn của nó .
- Cung cấp cho HS một số kiến thức thực tế về hình nón
II. Chuẩn bị
1. Thày : - Soạn bài , đọc kĩ bài soạn , thước kẻ , bảng phụ vẽ hình 99 , 100 , bài 26 ( sgk )
2. Trò : - Học thuộc các công thức tính , giải bài tập trong sgk - 118 , 119
III. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động tư duy.
IV. Tiến trình dạy học :
1. Tổ chức : ổn định lớp - kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình nón .
- Giải bài tập 20 ( sgk - 118 )
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Bài tập 25 ( sgk - 119 )
- GV ra bài tập , yêu cầu HS đọc đề bài sau đó vẽ hình minh hoạ .
- Hãy nêu công thức tính diện tích xung quanh của hình nón cụt .
- áp dụng công thức đó vào bài toán trên em hãy tính diện tích của hình nón cụt đó .
- GV yêu cầu HS tính theo công thức .
- Nếu a = 2 cm ; b = 3 cm , l = 6 cm thì Sxq là bao nhiêu ?
_
_
_
_
áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình nón cụt ta có :
'
O
a
Sxq =
đ Theo bài ra ta có :
Sxq =
Vậy diện tích xung quanh
của hình nón cụt đó là
O
b
Sxq = ( đơn vị diên tích )
* Hoạt động 2 : Bài tập 26 ( sgk - 119 )
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn bảng như sgk - 119 yêu cầu HS làm theo nhóm điền hoàn thành các ô trống trong bảng .
- Gợi ý : Sử dụng công thức Pi ta go , tính diện tích xung quanh , thể tích hình nón sau đó tính và điền vào bảng .
- GV gọi 1 HS đại diện lên bảng điền kết quả , các HS khác nhận xét . GV chốt lại cách làm bài .
Hình
Bán kính đáy (r)
Đường kính đáy (d)
Chiều cao (h)
Độ dài đường sinh (l)
Thể tích (V)
5
10
12
13
314
8
16
15
17
1004,8
7
14
24
25
1230,88
20
40
21
29
8792
* Hoạt động 3 : Giải bài tập 27 ( sgk - 119 )
- GV ra bài tập 27 ( sgk ) treo bảng phụ vẽ hình 100 sau đó gọi HS đọc đề bài và nêu cách làm bài .
- Em hãy cho biết dụng cụ trên gồm những bộ phận nào ? là những hình gì ?
- Để tính thể tích của dụng cụ đó ta cần tính thể tích của những hình nào ?
Gợi ý : Tính thể tích phần hình trụ và thể tích phần hình nón sau đó tính tổng hai phần thể tích đó .
- HS làm bài sau đó GV gọi lên bảng trình bày bài làm của mình . Các HS khác nhận xét , GV chữa và chốt lại bài .
Hình vẽ ( sgk - 119 ) - Hình 100
Bài giải
a) Thể tích của dụng cụ V = Vtrụ + Vnón
- áp dụng công thức : Vtrụ = S.h = pr2h và Vnón = pr2h
- Theo hình vẽ ta có :
Vtrụ = 3,14 . (0,7)2 . 0,7 = 1,07702 ( m3 )
Vnón = . 3,14 . ( 0,7)2 . ( 1,6 - 0,7 ) = 0,46185 ( m3 )
Vậy thể tích dụng cụ đó là :
V = 1,07702 + 0,46185 = 1,53887 ( m3 )
đ V = 1 538 870 ( cm3 )
b) Diện tích mặt ngoài của dụng cụ không tính nắp đậy chính là tổng diện tích xung quanh của hình trụ và diện tích xung quanh của hình nón .
S = Sxqtrụ + Sxq nón
áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ và hình nón ta có :
Sxq trụ = 2prh ; Sxq nón = prh
- Theo hình vẽ ta có :
+ Sxqtrụ = 2. 3,14 . 0,7 . 0,7 = 3,0772 m2
+ Sxq nón = 3,14 . 0,7 . ( 1,6 - 0,7 ) = 1,9782 m2
- Diện tích mặt ngaòi của dụng cụ là :
S = 3,0772 + 1,9782 = 5,0554 m2
* Hoạt động 4 : Giải bài tập 28 ( sgk - 119 )
- GV ra bài tập gọi HS đọc đề bài sau đó vẽ lại hình như sgk - 120 .
- Bài toán cho gì ? yêu cầu gì ?
- Hãy nêu cách tính diện tích xung quanh của xô ?
- Em hãy cho biết diện tích xung quanh của xô chính là diện tích xung quanh của hình nào ?
- Hãy nêu cách áp dụng công thức để tính diện tích xung quanh của xô trên .
- HS làm bài sau đó nêu cách làm . GV gọi 1 HS đại diện lên bảng trình bày lời giải .
- Nhận xét bài làm của bạn .
- Hình vẽ ( sgk - 120 ) hình 101 .
a) Diện tích xung quanh của xô chính là diện tích hình nón cụt có bán kính hai đáy là 9 và 21 .
- áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình nón cụt ta có :
Sxq = p ( r1 + r2 )l
đ Diện tích xung quanh của xô là :
Sxq = 3,14 ( 9 + 21 ) . 36 = 3391,2 ( đvdt)
b) Dung tích của xô chính bằng thể tích của nón cụt .
- áp dụng công thức : V = ph
- Theo hình vẽ ta có chiều cao của xô là :
h = h1 - h2 ( h1 là chiều cao của nón to , h2 là chiều cao của nón nhỏ )
đ h =
Vậy dung tích của xô là :
V = . 3,14 . 33,6 ( 212 + 92 + 21.9)
= 25004,448 ( đv tt)
4. Củng cố - Hướng dẫn
a) Củng cố :
- Viết công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình nón , hình nón cụt
- Nêu cách giải bài tập 23 ( sgk - 119 ) .
Tính sina theo tỉ số từ đó tính góc a khi biết tỉ số sin a .
Sq = Sxq = prl đ đ a = 14028’
b) Hướng dẫn
- Học thuộc công thức , xem lại các bài tập đã chữa .
- Giải bài tập 24 ( sgk ) - áp dụng kết quả bài tập 23 ở trên .
- BT 29 ( sgk ) - áp dụng công thức tính thể tích hình nón đ tính r từ công thức đó
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: Tiết62
Ngày giảng:
Hình cầu - Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu
I. Mục tiêu :
- Học sinh nắm vững các khái niệm của hình cầu : Tâm , bán kính , đường kính , đường tròn lớn , mặt cầu .
- Học sinh hiểu được mặt cắt của hình cầu bởi một mặt phẳng luôn là một hình tròn .
- Nắm vững công thức tính diện tích mặt cầu .
- Thấy được ứng dụng thực tế của hình cầu .
- HS được giới thiệu về vị trí của một điểm trên mặt cầu - Toạ độ địalý .
II. Chuẩn bị của thày và trò :
Thày :
Soạn bài chu đáo , đọc kỹ giáo án .
Mô hình hình cầu , cốc hình trụ , bảng phụ vẽ hình 103 , 104
Trò :
Học thuộc các công thức đã học , mang các vật có dạng hình cầu .
III. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động tư duy.
IV. Tiến trình dạy học :
Tổ chức : ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số .
Kiểm tra bài cũ :
VViết công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình nón , nón cụt
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Hình cầu
- GV treo tranh vẽ hình 103 sgk sau đó giới thiệu khái niệm hình cầu
- Cho HS quan sát mô hình hình cầu .
- Nêu bán kính và tâm của hình cầu ?
- Khi quay nửa đường tròn
tâm O bán kính R một vòng
quanh đường kính AB đ
ta được một hình cầu .
- Nửa đường tròn tạo nên mặt cầu .
- Điểm O được gọi là tâm , R là
bán kính của hình cầu , mặt cầu đó
* Hoạt động 2 : Cắt hình cầu bởi một mặt phẳng
- GV dùng mô hình một vật hình cầu bị cắt bởi một mặt phẳng yêu cầu HS nêu nhận xét mặt cắt đó .
- Khi cắt hình cầu bởi một mặt phẳng thì mặt cắt là hình gì ?
- GV yêu cầu HS thực hiện? 1 ( sgk - 121 )
- HS làm ra phiếu cá nhân trong 5’ sau đó GV thu bài và nhận xét bài làm của học sinh .
- Qua đó hãy nêu nhận xét về mặt cắt của hình cầu và mặt cầu bởi một mặt phẳng
- Cắt hình cầu bởi một mặt phẳng
đ Mặt cắt là hình tròn .
? 1 ( sgk )
1. Có - không
2. Không - có
3. Không - có
* Nhận xét ( sgk - 122)
* Hoạt động 3 : Diện tích mặt cầu
- Công thức tính diện tích mặt cầu :
S = 4pR2 = pd2
( R là bán kính , d là đường kính của mặt cầu )
Ví dụ ( sgk - 122 ) Tóm tắt
S1 = 36 cm2 ; S2 = 3S1 đ Tìm đường kính d2
Giải :
Gọi d là độ dài đường kính của mặt cầu thứ hai đ theo công thức tính diện tích mặt cầu ta có :
S = pd2 đ S2 = pd22 đ 3.36 = 3,14 . d22
đ d22 = 34,39 đ d2 ằ 5,86 ( cm )
4. Củng cố - Hướng dẫn :
a) Củng cố :
Nêu công thức tính diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu .
Cắt hình cầu bởi một mặt phẳng đ mặt cắt là hình gì ?
Bài tập 34 ( sgk - 125 )
áp dụng công thức tính diện tích mặt cầu S = 4p R2 =
Vậy diện tích mặt khinh khí cầu là 379 , 94 m2
b) Hướng dẫn :
Học thuộc các khái niệm , các công thức .
Xem lại cách giải của các ví dụ và bài tập đã chữa .
Giải bài tập 31 ( sgk ) - Dùng công thức tính diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu để tính rồi điền kết quả vào bảng .
BT 32 ( sgk - 125 ) Tính diện tích hình trụ cộng với diện tích mặt cầu cầu trừ đi diện tích đường tròn .
- BT 33 ( sgk ) - áp dụng công thức tính diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu .
V. Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- Tiet 61-62.doc