A/ Mục tiêu:
- Vận dụng được các hệ thức đã học trong việc giải tam giác vuông.
- Được thực hành nhiều về áp dụng các hệ thức, tra bảng hoặc sử dụng MTĐT, cách làm tròn số.
- Thấy được việc ứng dụng các tỉ số lượng giác để giải quyết một số bài toán thực tế.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, ê-ke, thước đo độ, bảng phụ, bảng số, MTĐT.
- HS: Thước thẳng, ê-ke, thước đo độ, bảng số, MTĐT
C/ Tiến trình dạy - học:
I/ Tổ chức: (1)
II/ KTBC: (9)
? HS1: a) Phát biểu về hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông?
b) Chữa bài 28 tr89 SGK.
? HS2: a) Thế nào là giải tam giác vuông?
b) Chữa bài 55 tr97 SBT.
III/ Luyện tập: (30)
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9- Tuần 7 - Tiết 13 : Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Ngày soạn: 01/10/08
Tiết: 13
Ngày dạy: /10/08
Luyện tập
A/ Mục tiêu:
- Vận dụng được các hệ thức đã học trong việc giải tam giác vuông.
- Được thực hành nhiều về áp dụng các hệ thức, tra bảng hoặc sử dụng mtđt, cách làm tròn số.
- Thấy được việc ứng dụng các tỉ số lượng giác để giải quyết một số bài toán thực tế.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, ê-ke, thước đo độ, bảng phụ, bảng số, mtđt.
- HS: Thước thẳng, ê-ke, thước đo độ, bảng số, mtđt
C/ Tiến trình dạy - học :
I/ Tổ chức: (1’)
II/ KTBC: (9’)
? HS1: a) Phát biểu về hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông?
b) Chữa bài 28 tr89 sgk.
? HS2: a) Thế nào là giải tam giác vuông?
b) Chữa bài 55 tr97 sbt.
III/ Luyện tập: (30’)
Hoạt động của thày - trò
Ghi bảng
GV cho HS đọc đề bài và vẽ hình.
HS đọc đề bài và vẽ hình, 1 HS lên bảng vẽ hình.
GV gợi ý : Kẻ BK vuông góc với AC.
? Muốn tính AN ta cần tính được đoạn nào?
HS: Muốn tính được AN cần tính được AB hoặc AC.
? Muốn tính AB cần tính đoạn nào?
HS: Cần tính BK.
GV: Hãy tính BK, AB, AN.
HS:
? Tính AC?
HS: Tam giác vuông NAC có góc C bằng 300 AC = 2AN.
GV vẽ hình lên bảng, yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
GV cho HS hoạt động theo nhóm làm bài trong 7’.
HS hoạt động theo nhóm.
GV gợi ý: Để tính được góc ADC kẻ AH vuông góc với CD, tính sin góc ADC.
Sau 7’ GV gọi đại diện 1 nhóm lên bảng chữa bài.
GV kiểm tra bài làm của 1 vài nhóm.
HS nhận xét bài làm trên bảng.
Bài 30 (SGK tr89)
Giải
Xét tam giác vuông KBC có góc C bằng 300 BK = BC : 2 = 11: 2 = 5,5 (cm), góc KBC bằng 600 góc KBA bằng 600 - 380 = 220.
Trong tam giác vuông KAB có: AB = 5,932 (cm).
Trong tam giác vuông NAB có :
AN = AB.sin380 5,932. sin380 3,652 (cm).
Trong tam giác vuông ANC ta có:
7,304 (cm).
Bài 31 (SGK tr89)
Giải
a) Xét Tam giác vuông ABC có:
AB = AC.sinC = 8.sin540
6,472 cm.
b) Từ A kẻ AH CD Ta có.
Xét tam giác vuông ACH có:
AH = AC.sinC = 8.sin740
7,690 cm.
Xét tam giác vuông AHD có:
.
530 .
IV/ Củng cố:(3’)
GV: Qua bài 30 và bài 31 khi tính toán các đoạn thẳng hoặc tính số đo của 1 góc trong một bài tập hình ta cần chú ý gì?
HS: Đôi khi ta kẻ thêm đường vuông góc để tạo ra tam giác vuông.
V/ Hướng dẫn:(2’)
- Bài tập 29, 32 (SGK tr89); Bài 57 ; 58 ; 59 ; 60 ; 61 (SBT tr97, 98).
Tuần: 7
Ngày soạn: 04/10/08
Tiết: 14
Ngày dạy: /10/08
Luyện tập
A/ Mục tiêu:
- Vận dụng được các hệ thức đã học trong việc giải tam giác vuông.
- Được thực hành nhiều về áp dụng các hệ thức, tra bảng hoặc sử dụng mtđt, cách làm tròn số.
- Thấy được việc ứng dụng các tỉ số lượng giác để giải quyết một số bài toán thực tế.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, máy tính, bảng phụ.
- HS: Thước thẳng, thước đo góc, máy tính.
C/ Tiến trình dạy - học :
I/ Tổ chức: (1’)
II/ KTBC: (5’)
? HS1: Chữa bài 32 (SGK tr89).
Giải : Đổi 5 phút = 1/12 giờ.
Quãng đường thuyền đi là : 2. 1/12 = 1/6 (km).
Chiều rộng của khúc sông là : a = 1/6 . sin700 0,1566 (km) 156,6 (m).
? HS2: Chữa bài 58(SBT tr97)
Giải :
Chiều cao của vách đá là :
h = 45. tg250 20,984(m)
III/ Luyện tập:(23’)
Hoạt động của thày - trò
Ghi bảng
GV đưa bảng phụ vẽ hình bài tập 60(SBT tr98) và yêu cầu HS đọc đề bài, vẽ hình vào vở.
? Muốn tính PT ta làm ntn?
HS : Kẻ TH vuông góc với PQ, tính được HT thì tính được PT.
? Tính HT như thế nào ?
HS : Dựa vào tam giác vuông HTQ.
GV: Gọi 1 HS lên bảng chữa phần a.
? Muốn tính diện tích tam giác PQR ta cần làm như thế nào?
HS: Cần tính được đường cao QK của tam giác.
? Tính QK như thế nào?
HS: Xét tam giác vuông KQT có TQ = 8cm, góc QTK bằng 1800 - 1500 = 300.
GV gọi 1 HS chữa phần b.
GV cho HS đọc đề bài.
HS đọc đề bài và vẽ hình bài toán.
GV cho HS theo nhóm (3’) để tính diện tích của hình bình hành.
Sau 3 phút GV gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày lời giải.
Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
GV : Kiểm tra bài làm của một vài nhóm.
GV: Qua bài trên em hãy rút cách tính diện tích 1 tam giác khi biết độ dài hai cạnh và số đo của góc tạo bởi hai cạnh đó?
HS: S = (nếu góc tạo bởi hai cạnh của tam giác là góc nhọn);
S = (nếu góc tạo bởi hai cạnh của tam giác là góc tù)
GV đưa bảng phụ vẽ sẵn hình bài 71 (SBT tr100)
HS: Đọc đề bài và vẽ hình vào vở.
? Muốn tính AD ta làm ntn?
HS: Nối AC và BD cắt nhau tại H dễ thấy AC và BD vuông góc với nhau tại H. Tính được AH sẽ tính được AD.
GV gọi 1 HS lên bảng chữa câu a.
? Tính diện tích của chiếc diều ntn?
HS : Tính diện tích tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc, hoặc tính từng diện tích tam giác ABC, ADC rồi cộng lại.
Bài 60 (SBT tr98)
Giải
a) Kẻ HT PQ, tam giác vuông HTQ có = 120
HT = TQ. sin = 8. sin120 1,663
Trong tam giác vuông HPT có:
HT = PT. sinP PT = = cm.
b) Kẻ QK PR, xét tam giác vuông KQT có ;
QK = TQ. sin = TQ. sin300
8. 0,5 = 4cm.
Diện tích tam giác PQR là :
QK. PR/2 = 4. (5,383 + 5)/2
20,766 (cm2).
Bài 64 (SBT tr99)
Giải : Kẻ AH DC
Xét tam giác vuông HAD, có :
AH = AD. sinD = 12. sin700 11,276 cm.
Diện tích hình bình hành ABCD là :
AH. DC = 11,276 . 15 =169,145 (cm2).
Bài 71 (SBT tr100)
a) Nối AC và BD cắt nhau tại H, theo giả thiết DA = DC, BA = BC BD là đường trung trực của AC BD AC tại H và HA = HC = , .
Ta có AC = AB:Sin450 = 12:.
HA = 6cm.
Xét tam giác vuông HAD, có AH = AD. sin200 AD = = (cm).
b) Diện tích tam giác ABC là :
12.12 : 2 = 72 (cm2)
Diện tích tam giác ADC là :
197,814 (cm2).
Vậy diện tích cái diều là :
72 + 197,814 =269,814 (cm2).
IV/ Kiểm tra 15 (phút)
Đề bài
Câu 1 (4 điểm) . Giải tam giác vuông ABC (kết quả độ dài làm tròn đến số thập phân thứ ba, góc làm tròn đến phút)
Câu 2 (6 điểm). Cho tam giác ABC có , AB = 6cm. Tính cạnh BC, cạnh AC và diện tích tam giác ABC. (Các kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba).
V/ Hướng dẫn(1’)
- Làm tiếp các bài tập 63 ; 65 ; 66 ; 67 ; 68 ; 69 ; 70 (SBT tr99).
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành tiết 15 và tiết 16.
File đính kèm:
- Hinh 9(7).doc