I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: giúp Hs nắm được
• Vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt.
• Hai đường thẳng song song và các tính chất.
2. Kỹ năng:
• Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
• Chứng minh hai đường thẳng song song.
3. Tư duy và thái độ:
• Tư duy logic, nhạy bén.
• Khả năng tưởng tượng không gian.
• Liên hệ thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của học sinh: bài cũ, xem trước bài mới.
2. Chuẩn bị của giáo viên: bài giảng, đồ dùng dạy học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức (1‘): kiểm tra vệ sinh, tác phong, sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (3‘): nêu vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng.
3. Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 11 - Tiết 20: Hai đường thẳng song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn Ngµy säan:
TiÕt : Ngµy d¹y:
HAI ÑÖÔØNG THAÚNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: giúp Hs nắm được
Vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt.
Hai đường thẳng song song và các tính chất.
2. Kỹ năng:
Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
Chứng minh hai đường thẳng song song.
3. Tư duy và thái độ:
Tư duy logic, nhạy bén.
Khả năng tưởng tượng không gian.
Liên hệ thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của học sinh: bài cũ, xem trước bài mới.
2. Chuẩn bị của giáo viên: bài giảng, đồ dùng dạy học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức (1‘): kiểm tra vệ sinh, tác phong, sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (3‘): nêu vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng.
3. Bài mới:
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
18’
Hoạt động 1: vị trí tương đối giữa hai đường thẳng phân biệt
1. vị trí tương đối giữa hai đường thẳng phân biệt
Giới thiệu hình 48 SGK.
Cho Hs trả lời câu hỏi ?1 SGK.
Từ các nhận xét trên, cho Hs nêu các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
Chốt lại các trường hợp, kí hiệu và chính xác hóa các định nghĩa về: hai đường thẳng đồng phẳng, hai đường thẳng chéo nhau, hai đường thẳng song song.
Hai đường thẳng chéo nhau thì có cắt nhau không? Vì sao?
Cho Hs hoạt động nhóm H1, H2.
Chốt kiến thức, khắc sâu phân biệt hai đường thẳng chéo nhau, hai đường thẳng song song.
Xem hình 48 SGK, trả lời câu hỏi ?1.
Trả lời các trường hợp: hai đường thẳng chéo nhau (không có mặt phẳng nào chứa hai đường thẳng đó), hai đường thẳng song song (cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung), hai đường thẳng cắt nhau (cùng nắm trong cùng một mặt phẳng và có một điểm chung).
Hoạt động nhóm H1, H2. Các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung.
ĐỊNH NGHĨA
Hai đường thẳng gọi là đồng phẳng nếu chúng cùng nằm trong một mặt phẳng.
Hai đường thẳng gọi là chéo nhau nếu chúng không đồng phẳng.
Hai đường thẳng gọi là song song nếu chúng đồng phẳng và không có điểm chung.
20’
Hoạt động 2: tính chất hai đường thẳng song song
2. Hai đường thẳng song song.
Cho Hs nhắc lại tiên đề ơ-clít về đường thẳng song song trong mặt phẳng.
Trong không gian phát biểu trên vẫn còn đúng. Yêu cầu Hs phát biểu.
Giới thiệu hình 52 và mối quan hệ giữa 3 mặt phẳng (P), (Q), (R). Cho Hs trả lời câu hỏi ?2.
Cho Hs hoạt động H3, từ đó rút ra định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng.
Giới thiệu hệ quả của định lí, yêu cầu Hs hoạt động để chứng minh.
Nhắc lại kiến thức cũ.
Phát biểu (như SGK).
Theo dõi, trả lời câu hỏi ?2.
Hoạt động H3, nêu định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng.
Tính chất 1
Trong không gian, qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng, có một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Tính chất 2
Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
ĐỊNH LÍ (về giao tuyến của ba mặt phẳng)
Nếu ba mặt phẳng đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng quy hoặc đôi một song song.
HỆ QUẢ
Nếu hai mặt phẳng cắt nhau lần lượt đi qua hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng song song với hai đường thẳng đó (hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó).
4. Củng cố và dặn dò (3‘): các kiến thức vừa học.
5. Bài tập về nhà: 17 à 20 SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tiet 20.doc