Giáo án Hình học khối 9 - Bài 7, 8: Độ dài đoạn thẳng

I – MỤC TIÊU :

* Kiến thức : Học sinh nắm được khái niệm độ dài đoạn thẳng là gì ?

* Kỹ năng : Biết sử dụng thước đo có chia khoảng để đo đoạn thẳng . So sánh hai đọan thẳng.

* Thái độ : Rèn luyện cho học sinh cách đo và cách đọc số đo chính xác

II- CHUẨN BỊ :

* GV: Bảng phụ, thước đo độ dài

*HS: Thước đo dộ dài, xem bài trước

III . CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

1.Ổn định:( 1 phút )

2. Kiểm tra bài cũ : ( 5phút )

HS 1:Định nghĩa đoạn thẳng AB là gì? Vẽ hình đoạn thẳng AB

HS 2:Hãy vẽ hình theo ba trường hợp sau :Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng ,cắt tia ,cắt đường thẳng.

3 . Bài mới ( 1 phút ) Để biết được đoạn thẳng đó có độ dài là bao nhiêu ta làm ntn?Và để so sánh hai

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 9 - Bài 7, 8: Độ dài đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: Tuần 8 ND: Tiết 8 Bài 7 ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I – MỤC TIÊU : * Kiến thức : Học sinh nắm được khái niệm độ dài đoạn thẳng là gì ? * Kỹ năng : Biết sử dụng thước đo có chia khoảng để đo đoạn thẳng . So sánh hai đọan thẳng. * Thái độ : Rèn luyện cho học sinh cách đo và cách đọc số đo chính xác II- CHUẨN BỊ : * GV: Bảng phụ, thước đo độ dài *HS: Thước đo dộ dài, xem bài trước III . CÁC BƯỚC LÊN LỚP : 1.Ổn định:( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5phút ) HS 1:Định nghĩa đoạn thẳng AB là gì? Vẽ hình đoạn thẳng AB HS 2:Hãy vẽ hình theo ba trường hợp sau :Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng ,cắt tia ,cắt đường thẳng. 3 . Bài mới ( 1 phút ) Để biết được đoạn thẳng đó có độ dài là bao nhiêu ta làm ntn?Và để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh ntn?Qua bài học hôm nay các em biết được so sánh độ dài đoạn thẳng . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 ( 10 phút )Đo đoạn thẳng 1) Đo đoạn thẳng. Để đo đoạn thẳng AB ta dùng thước chia khoảng mm và làm như sau: Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A và Bsao cho điểm A trùng với vạch số 0 và giả sử điểm B trùng với vạch 17(mm). Ta nói độ dài đoạn thẳng AB = 17mm Nhận xét :Mỗi đoạn thẳng có một độ dài . Độ dài đoạn thẳng là một số lớn hơn 0. -Để đo độ dài đoạn thẳng người ta dùng dụng cụ nào? -Ngoài thước chi khoảng còn có thước nào nữa không? -Cho đoạn thẳng AB yêu cầu HS đo độ dài của đoạn thẳng AB? -Yêu câu học sinh nêu rõ cách đo +Đặt cạnh của thước như thế nào? +Điểm A( hoặc B) trùng với vạch nào của thước? -Giả sử điểm B trùng với vạch 17 (mm)của thước ta nói AB =? -Mỗi đoạn thẳng thì có số đo ntn? -Số lớn hơn 0 gọi là một số dương. -Khi điểm A trùng với B thì độ dài đoạn thẳng AB bằng bao nhiêu? -Nêu lại cách đo đoạn thẳng cho HS nắm . -Chốt lại cho HS ghi nội dung của bài. *Để biết được đoạn thẳng nào dài hay ngắn hơn đoạn thẳng kia ta làm ntn?Để biết được ta sang hoạt động 2 -Dụng cụ đo thường là thước thẳng có chia khoảng -Thước cuộn, thước gấp -Lên bảng đo độ dài đoạn thẳng AB mà GV vừa cho -Đặt thước đi qua hai điểm A; B sao cho vạch số 0 trùng với điểm A xem đầu kia của thước trùng với số nào của thước thì số đó chính là độ dài của đoạn thẳng AB - AB = 17 ( mm ) -Có một độ dài nhất định, độ dài đó lớn hơn 0 -Khi A trùng với B thì độ dài của AB =0 -Nghe lại chách đo đoạn thẳng . -Nhắc lại nội dung bài. Hoạt động 2 ( 18 phút )So sánh hai đoạn thẳng 2 So sánh hai đoạn thẳng AB= 3cm CD = 3 cm EG = 4 cm - Hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau hay có cùng độ dài và kí hiệu AB= CD - Đoạn thẳng EG dài hơn ( lớn hơn) đoạn thẳng CD và kí hiệu EG > CD - Đoạn thẳng AB ngắn hơn ( nhỏ hơn) đoạn thẳng EG và kí hiệu AB < EG . ?1 Giải a) b)EF <CD ?2 Giải Thước dây . Thước gấp . Thước xích . ?3 Giải 1 inh - sơ =25,4 mm -Treo bảng phụ có nội dung hình 40 -Để so sánh hai hay nhiều đoạn thẳng ta so sánh gì? -Nhìn vào hình vẽ em em có nhận xét gì về ba đoạn thẳng trên. -Giả sử AB = 3cm, CD = 3cm, EG = 4 cm -Em có nhận xét gì về độ dài hai đoạn thẳng AB và CD? -Hai đoạn thẳng bằng nhau được kí hiệu ntn? -Em có nhận xét gì về độ dài hai đoạn thẳng EG và CD ? -Được kí hiệu ntn? -Ta còn gọi theo cách khác ntn? -Treo bảng phụ có nội dung ?1 -Yêu cầu HS dùng thước để đo độ dài đoạn thẳng từng hình vẽ rồi tìm ra các đoạn thẳng bằng nhau. -Hai đoạn thẳng bằng nhau thì được kí hiệu trên hình vẽ giống nhau. -Yêu cầu HS quan sát ?2 và đọc nội dung yêu cầu. -Gọi HS đứng tại chổ nhận dạng -Gọi HS còn lại nhận xét câu trả lời của bạn -Chốt lại cho HS ghi nội dung trả lời ?2 -Gọi HS đọc nội dung ?3 -Yêu cầu HS dùng thước chia khoảng để kiểm tra xem 1 inh – sơ bằng bao nhiêu mm -Chốt lại cho HS trả lời ?3 -Quan sát bảng phụ. -Ta so sánh về các độ dài của chúng. -Quan sát và suy nghĩ trả lời câu hỏi. -Hai đoạn thẳng AB và CD có cùng độ dài -Kí hiệu AB=CD -Đoạn thẳng EG dài hơn đoạn thẳng AB -Kí hiệu EG>AB -Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn EG, kí hiệu : AB < EG -Quan sát rồi đọc yêu cầu của đề bài. -Dùng thước đo rồi trả lời ?1 -Căn cứ vào kết quả đo rồi đánh dấu kí hiệu vào hình vẽ . -Quan sát vào ?2 và đọc nội dung ?2 -Trả lời -Nhận xét -Trả lời vào tập -Đọc nội dung ?3 -Mỗi HS đều kiểm tra rồi trả lời. -Trả lời vào tập 4 . Củng cố : ( 7 phút ) -Cách đo độ dài đoạn thẳng -Để so sánh đoạn thẳng ta so sánh gì? -BT 42 / 119 SGK AB = AC. -BT 42 / 119 SGK AC < AB < BC 5. Hướng dẫn học ở nhà –Dặn dò ( 3 phút ) -Về nhà học thuộc cách đo độ dài đoạn thẳng . -BT 40,44 /119 SGK . Aùp dụng vào kiến thức đo độ dài đoạn thẳng để giải. -Xem trước bài 8 . xem kĩ phần 1 -Tiết sau học bài 8 “KHI NÀO THÌ AM +MB =AB ?“ NS: Tuần 9 ND: Tiết 9 Bài 8 KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ? I – MỤC TIÊU : * Kiến thức : Giúp HS nắm hiểu được tính chất “ Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A,B thì AM+ MB = AB “ và ngược lại” *Kỹ năng : Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác . Biết tìm độ dài một đoạn thẳng khi biết độ dài 2 đoạn thẳng còn lại, biết vận dụng hệ thức AM+ MB = AB khi M nằm giữa A và B để giải các bt đơn giản *Thái độ : Cẩn thận khi đo và tính các đoạn thẳng II- CHUẨN BỊ : * GV: Bảng phụ, thước thẳng, thước cuộn, thước chữ A *HS: Ôn bài cũ, xem trước bài mới III . CÁC BƯỚC LÊN LỚP : 1.Ổn định:( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ : ( 8 phút ) HS 1: : Vẽ ba điểm A, B, C với B nằm giữa A và C. Trên hình có những đoạn thẳng nào? HS 2: Đo các đoạn thẳng trên hình vẽ ? So sánh độ dài AB + BC với độ dài AC. 3 . Bài mới ( 1 phút ) Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài một đoạn thẳng AB. .Để biết được qua bài học hôm nay các em sẽ rõ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 ( 20 phút ) Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB 1)Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ? ?1 Giải AM+MB= AB *Nhận xét : Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A vàB thì AM+MB=AB. Ngược lại ,nếu AM+MB=AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B -Treo bảng phụ có nội dung ?1 SGK -Gọi 2 HS dùng thước thẳng để đo độ dài các đoạn thẳng AM, MB,AB ở hình 48a,b * Yêu cầu HS so sánh AM+MB Với AB * Nếu ta có M nằm giữa AB thì ta có đẳng thức nào ? * Qua ? trên ta có thể rút ra nhận xét như sau: * Cho AM=3cm , AB= 8cm.Tính MB -Quan sát và đọc nội dung của ?1 -Đo độ dài các đoạn thẳng theo yêu cầu đề bài *Ta có AM+MB= AB *Ta có đẳng thức AM+MB= AB *Đọc lại nhận xét *Ghi nhận giả tiết đề bài cho * Ta có lời giải như sau: * M nằm giữa hai điểm nào ? * Ta có được đẳng thức nào? * Yêu cầu HS thay số vào đẳng thức. * Vậy MB =? * Muốn đo khoảng cách trên mặt đất ta có thể dùng những dụng cụ nào ?Ta sang hoạt động 2 để làm quen với một số dụng cụ đo khoảng cách trên mặt đất *Nằm giữa hai điểm Avà B *AM+MB=AB *3 +MB =8 *MB = 8- 3 = 5 cm Ví dụ : Cho M là diểm nằm giữa A và B .Biết AM=3cm, AB=8cm. Tính MB Giải Vì M nằm giữa A và B tacó AM+MB =AB 3 + MB =8 MB=8-3 MB=5 (cm) Vậy MB= 5 (cm ) Hoạt động 2 ( 5 phút )Làm quen một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất . 2)Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất . Thước cuộn bằng vải Thước cuộn bằng kim loại Thước chữ A * Để đo các khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất ta dùng những dụng cụ nào? * Yêu cầu HS quan sát hình 49,50,51 SGK * Hình 49 gọi là thước gì? * Hình 50 Gọi là thước gì? * Hình 51 Gọi là thước gì? * Ngoài các loại thước mà các em sử dụng hàng ngày ta còn một số thước mà các em vừa làm quen . *Xem hình 49,50,51 SGK *Là thước cuộn bằng vải *Là thước cuộn bằng kim loại *Gọi là thước chữ A 4 . Củng cố : ( 8 phút ) +Khi nào thì AM +MB =AB? +BT 46 / 121 Giải Vì N nằm giữa hai điểm I và K nên IN+ NK = IK ; 3 + 6 = 9 cm Vậy IK =9 cm 5. Hướng dẫn học ở nhà –Dặn dò : ( 2 phút ) +Về nhà học thuộc nội dung nhận xét +BT 47,48,51 SGK. +BT 51 / 122 SGK giải tương tự như bài tập 50. +Tiết sau luyện tập

File đính kèm:

  • doctoan 7.doc
Giáo án liên quan