I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Củng cố hệ thống hoá kiến thức về đường tròn và các tính chất liên quan đến đường kính, dây cung, tiếp tuyến, vị trí tương đối của hai đường tròn .
- HS vận dụng được kiến thức để giải một số bài tập tổng hợp
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng, tổng hợp kiến thức , c/m, trình bày lời giải bài toán
II. Đồ dùng
1. Giáo viên: Bảng phụ tổng hợp kiến thức, compa, thước kẻ.
2. Học sinh: Thước kẻ, compa.
III. Phương pháp: Phương pháp gợi động cơ, tư duy.
IV. Tổ chức giờ học.
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
2. Khởi động :(3p)
- HS nhắc lại được các kiến thức cơ bản đã học trong chương II.
- Nêu các kiến thức cơ bản đã học trong chương II
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 9 - Tiết 33: Ôn tập chương ii, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 33 . ôn tập chương ii
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Củng cố hệ thống hoá kiến thức về đường tròn và các tính chất liên quan đến đường kính, dây cung, tiếp tuyến, vị trí tương đối của hai đường tròn .
- HS vận dụng được kiến thức để giải một số bài tập tổng hợp
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng, tổng hợp kiến thức , c/m, trình bày lời giải bài toán
II. Đồ dùng
1. Giáo viên: Bảng phụ tổng hợp kiến thức, compa, thước kẻ.
2. Học sinh: Thước kẻ, compa.
III. Phương pháp: Phương pháp gợi động cơ, tư duy.
IV. Tổ chức giờ học.
1. ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
2. Khởi động :(3p)
- HS nhắc lại được các kiến thức cơ bản đã học trong chương II.
- Nêu các kiến thức cơ bản đã học trong chương II
3. HĐ1: Ôn tập lý thuyết (15)
Mục tiêu: HS tái hiện lại các kiến thức về khái niệm đường tròn, quan hệ giữa đường kính và dây cung, dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến, vị trí tương đối của hai đường tròn.
Đồ dùng: Bảng phụ hệ thống kiến thức.
Tiến hành
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ghi bảng
- GV đưa hệ thống câu hỏi từ 1-5 lên bảng phụ
Yêu cầu HS trả lời
- Gọi HS nhận xét, GV chuẩn hoá kiến thức
- Cho HS đọc nội dung các định nghĩa, định lí trong SGK-126+127.
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời
- Nhận xét các câu trả lời, ghi nhớ
- HS đọc SGK
A. Lý thuyết
1. Các định nghĩa
( SGK-126 )
2. Các định lí
( SGK-127 )
4. HĐ 2 : Bài tập. (23p)
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về vị trí tương đối của 2 đường tròn, dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến vào làm bài tập.
Đồ dùng: Compa, thước kẻ.
Tiến hành.
- Cho HS làm bài 41
- Yêu cầu HS đọc bài toán
- Gọi HS ghi GT, KL
- Xác định vị trí tương đối của các đường tròn thế nào?
- Gọi HS thực hiện
- Dự đoán AEHF là hình gì?
- C/m AEHF là HCN thế nào?
- Nêu cách cm BAC = 900?
- Đề nghị HS thực hiện
-C/m AE.AB =AF.AC như thế nào?
- Nêu cách c/m EF là T2 của (I)?
- Gọi HS c/m
- EF bằng đoạn nào?
- Vậy EF lớn nhất khi AH lớn nhất. AH lớn nhất khi nào?
- GV củng cố lại kiến thức qua các phần của bài tập
- HS làm bài 41
- Đọc bài toán
- 1 HS lên bảngvẽ hình ghi GT, KL.
- Dựa vào hệ thức giữa d, R, r
- HS đứng tại chỗ trả lời
- HS nêu dự đoán.
- Hình chữ nhật AEHF
HE ^ AB và
HF ^ AC
BAC vuông
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Dựa vào hệ thức lượng trong tam giác vuông
- EF là T2 của (I)
EFK = 900
- HS đứng tại chỗ trình bày lời giải
EF = AH
- Khi AD max
- Lắng nghe, ghi nhớ
B. Bài tập
Bài 41 (SKG - 128)
a) Xác định vị trí của (I),(O), (K)
b) AEHF là hình gì ? Vì sao?
c) AE.AB=AF.AC
d) EF là T2 chung của (I), (K)
e) Xác định vị trí của H để EFmax
Giải
a) Dễ thấy I, K chính là trung điểm của HB và HC (vì tâm đường tròn ngoại tiếp D vuông là trung điểm của cạnh huyền ) ị C, K, O, H, I, B thẳng hàng.
Từ đó: OI = IH + HO ị (I) và (K) tiếp xúc ngoài với nhau tại H.
Tương tự : OI = OB - IB ị (I) và (O) tiếp xúc trong với nhau tại B và OK = OC – KC ị (K) và (O) tiếp xúc trong với nhau tại C
b) Do A ẻ đường tròn (O) đường kính BC nên góc BAC vuông, mặt khác theo giả thiết HE ^ AB và HF ^ AC ị tứ giác AEHF là hình chữ nhật
c) Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông AHC và AHB ta có : AE.AB = AH2 = AF.ACị đpcm
d) Theo tính chất hình chữ nhật ta có :
AHF = EFA. Mặt khác EFA = EHK (cùng phụ với FHA) và FHK = KFH ị KFH =EFAị KFE = AFH = 900 ị EF là tiếp tuyến của (K). Tương tự EF cũng là tiếp tuyến của (I) ị đpcm
e) Theo trên tứ giác AEHF là hình chữ nhật nên EF = AH ị EF max thì AH max hay AD max ị AD là đường kính ị H trùng với O
5. Tổng kết và hướng dẫn học bài(4p)
- Trả lời tiếp các câu hỏi từ 6-10 ( SGK-126 )
- Học thuộc các định lí ( SGK-127 )
- BTVN : 42 (SGK-128)- Hướng dẫn : Chứng minh: AEMF có 3 góc vuông
AEMF là hình chữ nhật
File đính kèm:
- Tiet 33.doc