I .Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua bài học này học sinh biết sử dụng các cụm từ “Cung căng dây” và “dây căng cung” phát biểu được định lý 1 và chứng minh được định lý 1.
Hiểu được vì sao định lý 1 chỉ phát biểu đối với các cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau.
2. Kỹ năng: Học sinh biết phân chia trường hợp để tiến hành chứng minh bài tập. Biết vẽ hình, đo hình và suy luận hợp lô gíc.
Biết so sánh hai cung trên một đường tròn căn cứ vào số đo độ của chúng.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động chính xác trong vẽ hình và tính toán. Thấy được mối liên quan giữa cung và dây.
II. Chuẩn bị:
72 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học khối 9 - Tiết 37 đến tiết 70, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng :
Tiết 37
LIÊN HỆ GIỮA CUNG VÀ DÂY
I .Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua bài học này học sinh biết sử dụng các cụm từ “Cung căng dây” và “dây căng cung” phát biểu được định lý 1 và chứng minh được định lý 1.
Hiểu được vì sao định lý 1 chỉ phát biểu đối với các cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau.
2. Kỹ năng: Học sinh biết phân chia trường hợp để tiến hành chứng minh bài tập. Biết vẽ hình, đo hình và suy luận hợp lô gíc.
Biết so sánh hai cung trên một đường tròn căn cứ vào số đo độ của chúng.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động chính xác trong vẽ hình và tính toán. Thấy được mối liên quan giữa cung và dây.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGk toán 9 - Dụng cụ vẽ hình, bài soạn
2. Học sinh: SGK toán 9 - Thước kẻ, ê ke, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy – học:
1. Tổ chức.(1')
Lớp 9A1. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A3. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A4. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
2. Kiêm tra bài cũ:(8’)
Nhắc lại một số tính chất của đường tròn? Mối quan hệ giữa đường kính và dây trong đường tròn.
3. Bài mới :(34’)
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1:
“ Tìm hiểu cụm từ: Cung căng dây và dây căng cung”
+G/v nhắc lại cụm từ “ Cung căng dây và dây căng cung”
* Hoạt động 2:
“ Định lý 1”
+G/v đưa ra định lý 1 .
H/s thảo luận ?1 và làm ?1
+Em hãy chứng minh
D AOB = DCOD => AB = ?
- H/s lên chứng minh ý b ( Bằng cách chỉ ra 2 tam giác bằng nhau .
Hoạt động 3:
Luyện tập củng cố.
HS thực hành bài tập 10 SGK.
- Quan sát hình vẽ và yêu cầu của bài toán sau đó trả lời.
+ Hãy dự đoán cách vẽ, cách làm.
- Dự đón cách vẽ.
+ Chính xác cách làm cho HS.
Cho HS thực hành bài tập 13 SGK.
- HS vẽ hình ghi tóm tắt bài toán và nêu hướng làm của bài toán.
+ Hãy dự đoan xem tứ giác ABDC là hình gì?
- Tứ giác ABDC là hình thang.
+ Hãy c/m hình thang đó là cân.
- Thảo luận theo nhóm và trả lời.
+ Hình thang cân là hình có trục đối xứng, hãy tìm trục đối xứng của hình thang ABDC?
- Dự đoán là đường kính vuông góc với AB.
+ GV có thể minh họa hình vẽ cho HS thấy mệnh đề đảo là không đúng nếu day AB đi qua tâm của đường tròn.
- Nêu ĐK để mệnh đê đảo là đúng.
+ OM có vuông góc với AB không?
=> Mệnh đề nữa là gì......
(3’)
(10’)
(5’)
(12’)
1/ Định lý 1 :(SGK-71)
?1
a) Từ AB = CD =>AOB = COD (1)
DAOB và D COD có:
OC = OD = OA = OB = R(2) Từ (1) và (2) => DAOB = DCOD ( c.g.c)
=> CD = AB
b) ( HS tự làm)
Bài tập 10 ( SGK – 71)
a) sđ AB = 600
=> AOB = 600 khi đó ABO đều
=> AB = R = 2 cm
b) Dùng com pa để vẽ : Lấy một điểm bất kỳ trên đường tròn sau đó dựng liên tiếp các dây cung bằng bán kính của đường tròn.
Bài tập 13 (SK- 72)
Dây AB, CD (O)
AB // CD
CM:
Giải:
Dựng đường kính d vuông góc với AB tại I => d CD tại K, khi đó I, K lần lượt là trung điểm của AB, CD => d là trục đối xứng của hình thang ABDC. Do đó ABDC là hình thang cân.
Vậy AC = BD.
4. Củng cố:(5’)
-Hệ thống lại bài giảng: Nhắc lại nội dung hai định lý của bài học, khắc sâu Đ/L 1.
- Mở rộng kiến thức của bài học thông qua bài tập 13 (SGK -72)
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Học và ôn lại bài, ghi nhớ hai Đ/L và các mệnh đề.
- Làm các bài tập 11, 12 trong (SGK – 72)
Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng:
........................................
______________________________________________________________________
Ngày giảng :
Tiết 38
LIÊN HỆ GIỮA CUNG VÀ DÂY
I .Mục tiêu:
1.Kiến thức: Qua bài học này học sinh phát biểu được định lý 2 và chứng minh được định lý 1.
Hiểu được vì sao định lý 2 chỉ phát biểu đối với các cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau.
2.Kỹ năng: Học sinh biết phân chia trường hợp để tiến hành chứng minh bài tập. Biết vẽ hình, đo hình và suy luận hợp lô gíc.
Biết so sánh hai cung trên một đường tròn căn cứ vào số đo độ của chúng.
3.Thái độ: Tích cực, chủ động chính xác trong vẽ hình và tính toán. Thấy được mối liên quan giữa cung và dây, hình ảnh các cung của đường tròn trong thực tế.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: SGk toán 9 - Dụng cụ vẽ hình , bài soạn
2. Học sinh: SGK toán 9 - Thước kẻ, ê ke, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy – học :
1. Tổ chức.(1')
Lớp 9A1. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A3. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A4. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
2. Kiêm tra bài cũ:(9’)
Phát biểu định lý 1 ( SGK – 71 )?
HS: Phát biểu định lý như SGK
3. Bài mới :(34’)
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1:
“Định lý 2”
+ G/v đưa ra định lý 2
- H/s thảo luận và làm ?2
+ Để c/m hai dây bằng nhau ta phải c/m hai tam giác bằng nhau mà có chứa hai cạnh đó.
+ Giới thiệu Đ/L 2.
- HS thực hành ?2
- Thảo luận ghi GT-KL của ?2
+ Lấy nhiều ý kiến khác nhau của HS sau đó đưa ra đáp án chính xác.
- HS trình bày vào vở.
Hoạt động 2:
Luyện tập củng cố.
HS thực hành bài tập 14 SGK.
- Vẽ hình ghi GT-KL của bài toán.
+ Để c/m đường kính OM đi qua trung điểm của AB ta phải làm gì?
- Ta phải c/m OM là đường trung trực của AB.
+ Đường trung trực có T/C gì?
- Mọi điểm nằm trên đường trung trực cách đều hai đầu đoạn thẳng.
- HS dự đoán mệnh đề đảo có đúng hay không?
+ GV có thể minh họa hình vẽ cho HS thấy mệnh đề đảo là không đúng nếu day AB đi qua tâm của đường tròn.
- Nêu ĐK để mệnh đê đảo là đúng.
+ OM có vuông góc với AB không?
=> Mệnh đề nữa là gì......
(7’)
(18’)
2/ Định lý 2 : (SGK – 71)
?2
GT
Hai cung nhỏ
a) AB > CD
b) AB > CD
KL
a) AB > CD
b) AB > CD
Bài 14 (SGK)
M là điểm chính giữa của cung AB.
CM: OM đi qua trung điểm I của AB.
Giải:
Ta có:
OA = OB =R => OM là đường trung trực của AB; Do đó đường kính OM đi qua trung điểm I của AB.
Mệnh đề đảo không đúng khi dây AB là đường kính không vuông góc với đường kính.
Điều kiện để mệnh đề đảo đúng là dây AB khác đường kính.
4. Củng cố:(7’)
-Hệ thống lại bài giảng: Nhắc lại nội dung hai định lý của bài học, khắc sâu Đ/L 1.
- Mở rộng kiến thức của bài học thông qua bài tập 13 và 14 (SGK -72)
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Học và ôn lại bài, ghi nhớ hai Đ/L và các mệnh đề.
- Làm các bài tập 11, 12 trong (SGK – 72)
Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng:
........................................
______________________________________________________________________
Ngày giảng :
Tiết 39
GÓC NỘI TIẾP
I .Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua bài học này học sinh nhận biết được những góc nội tiếp trên một đường tròn và phát biểu được định nghĩa về góc nội tiếp.
Phát biểu và chứng minh được định lý về số đo của góc nội tiếp
2. Kỹ năng: Học sinh nhận biết ( bằng cách vẽ hình ) và chứng minh được các hệ quả của định lý góc nội tiếp. Phân chia trường hợp để tiến hành chứng minh bài tập và suy luận hợp lô gíc.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động chính xác trong vẽ hình và tính toán. Thấy được hình ảnh các nội tiếp của đường tròn trong thực tế.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: SGk toán 9 – dụng cụ vẽ hình, bài soạn.
2. Học sinh: SGK toán 9 – thước kẻ, ê ke, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học :
1. Tổ chức.(1')
Lớp 9A1. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A3. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A4. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
Câu hỏi: Nhắc lại ĐN góc ở tâm? Cung bị chắn là gì? Cách xác định cung bị chắn?
ĐA: SGK - Trang 66, 67
3. Bài mới (35’)
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1:
“ Định nghĩa”
+G/v nêu định nghĩa
+G/v treo bảng phụ vẽ hình 14 , 15 học sinh quan sát và trả lời ?1
+G/v treo bảng phụ vẽ hình 16,17,18 học sinh làm ?2 từ đó suy ra định lý
* Hoạt động 2: “Định lý”
-H/s phát biểu định lý
+G/v hướng dẫn học sinh cách chứng minh định lý theo ba trường hợp trên
-H/s hoạt động nhóm để chứng minh trường hợp a,b
+G/v gợi ý học sinh cách chứng minh ý c
- Thảo luận và nêu cách chứng minh
+ Chốt lại lời giải đúng cho HS trình bày vào vở.
* Hoạt động 3:
Luyện tập
Cho HS thực hành bài 16 SGK
- Thảo luận vẽ hình ghi GT-KL và nêu cách làm của bài toán.
+ Góc A, B, C là các góc gì của mỗi đường tròn?
- Suy nghĩ và trả lời theo yêu cầu của GV.
- Góc A là góc nội tiếp của (B), góc B là góc nội tiếp của (C), là góc ở tâm của (B)
+ Chính xác lời giải bài toán.
Cho HS thực hành bài tập 25 SGK
+ Hướng dẫn HS giả sử đã dựng được hình theo yêu cầu khi đó ta có điều gì?
- Thảo luận theo nhóm và trả lời.
+ Vừa gợi ý vừa hướng dẫn HS cách trình bày bài toán dựng hình.
- HS đứng tại trỗ trình bày cách dựng.
+ Chốt lại lời giải của bài toán.
- Nghe giảng và trình bày lời giải vào vở.
(5’)
(10’)
(6’)
(8’)
1/ Định nghĩa : ( SGK – 72 )
?1
Không thoả mãn với định nghĩa góc nội tiếp .
?2
2/ Định lý:
* Chứng minh
a/ Tâm O nằm trên một cạnh của góc BAC
BAC = BOC
BAC = sđ BC
b/ Tâm O nằm bên trong góc BAC
BAD + DAC = BAC
Sđ BD + sđ DC = sđ BC
BAD = sđ BD
+
DAC = sđ DC
BAC = sđ BC
c/ Tâm O nằm bên ngoài góc BAC
Bài 16: (SGK-75)
a) Góc MAN = 300
góc PCQ=2gócMBN = 2.2gócMAN=2.2.300
b)Từ ý a
=>gócMAN=
=gócPCQ
=> góc MAN = .1360 = 340
Bài tập 25 SGK- 76.
Dựng tam giác vuông, biết cạnh huền 4 cm, một cạnh góc vuông 2,5 cm.
Cách dựng: -Dựng góc vuông xAy.
- Trên tia Ax dựng điểm B sao cho :
AB = 2,5 cm
- Dựng (B;4 cm) cắt tia Ay ở C.
- Tam giác ABC là tam giác cần dựng.
4. Củng cố : ( 4’)
- Hệ thống lại bài giảng: Nhắc lại định nghĩa góc nội tiếp của đường tròn, T/C của góc nội tiếp.
5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1’)
- Làm các bài tập 15, 17, 18, 19 trong SGK.
Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng:
........................................
_________________________________________________________________________________
Ngày giảng:
Tiết 40
BÀI TẬP
I .Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua bài học này học sinh được củng cố định lý và các hệ quả của góc nội tiếp.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình theo đề bài, vận dụng các tính chất của góc nội tiếp vào chứng minh hình. Rèn tư duy lô gíc, chính xác cho học sinh
3. Thái độ : Tích cực, chủ động chính xác trong vẽ hình và tính toán. Hình ảnh các nội tiếp của đường tròn trong thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGk toán 9 – Dụng cụ vẽ hình, bài soạn.
2. Học sinh: SGK toán 9 – thước kẻ, ê ke.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức.(1')
Lớp 9A1. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A3. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A4. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
Hãy phát biểu nội dung các tính chất của góc nội tiếp ?
3. Bài mới (34')
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1:
Thực hành bài tập 20 SGK
- Vẽ hình ghi GT-KL.
- Một HS nêu cách làm của bài toán.
+ Chính xác hình vẽ và nêu cách giải bài toán.
+ Để c/m ba điểm thẳng hàng ta phải làm gì?
- Ta phải c/m ba điểm đó cùng nằm trên một đường thẳng, hay góc tạo bởi ba điểm đó là 1800.
- Một HS lên bảng c/m góc CBD = 1800
Hoạt động 2:
Thực hành bài tập 22 SGK
- Một HS đọc đề bài
- Cả lớp vẽ hình gghi GT-Kl
- Thảo luận nêu cách làm bài toán
+ Tích các đoạn thẳng trong hệ thức cần c/m là các cạnh của tam giác vuông nào?
- Thảo luận và trả lời.
Hoạt động 3:
Thực hành bài tập 24 SGK
+Cho HS vẽ hình và tóm tắt bài toán
- Thảo luận và nêu cách làm của bài toán.
+ Hướng dẫn HS áp dụng Đ/L Pi-Ta-Go và biểu diễn các cạnh theo R.
-Một HS lên bảng tính R theo Đ/L.
- HS còn lại làm vào vở và nhận xét bài làm của HS lên bảng.
+Chính xác lời giải của bài toán.
- Trình bày lời giải vào vở, lưu ý cách trình bày lời giải sao cho khoa học.
(12’)
(11’)
(11’)
Bài 20: (SGK-76)
(O) và(O’) cắt nhau tại A và B. CMR: C,B,D thẳng hàng.
Giải :
Ta có góc ABC và góc ABD
là hai góc vuông (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Khi đó:
Vậy ba điểm C,B,D thẳng hàng.
Bài tập 22: (SGK-76)
M(O),tiếp tuyến tại A cắt BM ở C.
CMR:
MA2 = MB.MC
Giải:
Tam giác ABC vuông tại A có AM là đường cao, theo hệ thức: h2 =b’.c’
ta có: MA2 = MB.MC
Bài tập 24 (SGK-76)
Ta có AB = 40m,
MK = 3m
Tính OA?
Giải:
Đặt OA = R, xét tam giác vuông
AKO, có: OA = R, OK = R - 3,
AK =20
AK2 + OK2 = OA2 202 + (R-3)2 = R2
400 + 9 = 6R R 68,17 m
Vậy bán kính của đường tròn chứa cung AMB là khoảng 68,17 m.
4. Củng cố: ( 3’)
Hệ thống lại bài giảng: Nhắc lại nội dung định nghĩa , định lý và hệ quả của bài học; khắc sâu các kiến thức đó qua mỗi bài tập đã giải. Lưu ý học sinh sự kết hợp giữa hình học và đại số để giải toán.
5. Hướng dẫn họpc ở nhà: ( 2’)
Học và ôn lại bài theo vở ghi và theo SGK, xem kỹ các bài tập đã giải
Làm và hoàn thiện các bài tập trong SGK của bài học.
Đọc trước bài mới.
Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng:
....................................................................................................................................................................................
______________________________________________________________________
Ngày tháng năm 2012
Duyệt bài soạn
..
.
..
Nguyễn Thị Kim Tuyến
______________________________________________________________________
Ngày giảng:
Tiết 41
GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG
I .Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua bài học này học sinh nhận biết được góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. Học sinh phát biểu và chứng minh được định lý về số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung ( 3 trường hợp ).
-Học sinh biết áp dụng định lý vào giải bài tập
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình theo đề bài, vận dụng các tính chất của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung vào chứng minh hình. Rèn tư duy lô gíc, chính xác cho học sinh trong chứng minh hình học
3.Thái độ: Tích cực, chủ động chính xác trong vẽ hình và tính toán.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: SGk toán 9 – dụng cụ vẽ hình,bảng phụ.
2. Học sinh: SGK toán 9 – thước kẻ, ê ke, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức.(1')
Lớp 9A1. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A3. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A4. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Góc nội tiếp là gì? Vẽ hình minh họa và nêu các tính chất của góc nội tiếp?
3. Bài mới (34’)
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1:
“ Khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung”
+G/v giới thiệu khái niệm về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
-H/s vẽ hình và quan sát hình vẽ SGK.
+G/v treo bảng phụ vẽ hình 23 - 26 học sinh quan sát và trả lời ?1.
-H/s hoạt động nhóm ?2 đại diện nhóm lên trình bày phương án của mình ?
-H/s vẽ hình từng trường hợp và chỉ ra được số đo cung bị chắn .
* Hoạt động 2:
“ Định lý”
-H/s phát biểu nội dung định lý
+G/v hướng dẫn học sinh cách chứng minh
-H/s cùng nhau làm ?3
+Em hãy cho biết góc ACB là góc gì của đường tròn (O) hình 28 ? Hãy chỉ ra góc BAx = ?
* Hoạt động 3 :
“ Hệ quả - củng cố- hướng dẫn”
+GV nêu ra hệ quả
- Đọc hệ quả SGK.
-HS vận dụng hệ quả làm bài tập 27 (SGK – 79)
- Vẽ hình ghi GT-KL và nêu cách làm của bài toán.
+ Để c/m hai góc đó bằng nhau ta c/m chúng cùng bằng một góc thứ 3 nào đó, em hãy tìm góc đó?
- Suy nghĩ và trả lời.
- Một HS lên bảng trình bày lời giải.
- HS còn lại đánh giá nhận xét bài làm của bạn.
+ Tổng hợp và sửa sai cho HS (nếu có).
HS thực hành bài tập 29 SGK
- HS vex hinhf ghi GT-KL bài toán, một HS nêu cách làm?
+ Chính xác hình vẽ và nêu hương giải quyết bài toán.
+ Để c/m hai góc đó bằng nhau ta phải c/m hai tam giác chứa hai góc đó đồng dạng với nhau, hai tam giác đó là hai tam giác nào?
- Thảo luận theo nhóm và trả lời.
+ Hãy chỉ ra các góc bằng nhau trong hình vẽ và giải thích vì sao?
- Thảo luận và trả lời.
+ Ghi bảng phần lý giải của HS
- HS khác nhận xét cách làm của bạn
+ Nhận xét bài làm của HS và chốt lại lời giải đúng.
- Nghe và trình bày lời giải vào vở.
(12’)
(7’)
(15’)
1/ Khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung:
Góc xAB là góc tạo bởi
Tia tiếp tuyến và dây cung
?1
?2
sđBnA = 600; sđBnA = 1800 ;
sđBmA = 2400
2/ Định lí ( SGK – 78 )
CM ( SGK – 78 )
?3
ACB = sđAmB ; BAx = sđAmB
=> ACB = BAx = sđAmB
3/ Hệ quả : (SGK – 79)
* Bài tập 27: ( SGK – 79)
CMR: APO = PBT
Ta có :
PAB = sđPB (1)
PBT = sđPB (2)
Mà AOP cân tại O => APO = PAB (3)
Từ (1), (2) và (3)=> APO = PBT
Bài tập 29: (SGK-79)
(O)(O’)=A,B AD là tiếp tuyến của (O); AC là tiếp tuyến của (O’).
CMR:
CBA = DBA
Giải :
Trong đường tròn (O) có:
ACB = DAB (=sđAB)
Trong đường tròn (O’) có:
ADB = CAB (=sđAB)
=> ACB và DAB đồng dạng với nhau
Vậy CBA = DBA
4. Củng cố : (4’)
-Hệ thống lại bài giảng : Nhắc lại nội dung khái niệm, định lý và hệ quả của bài học. So sánh cho HS góc tạo bởi tia tiếp tuyến và góc nội tiếp.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Học và ôn lại bài theo SGK và theo vở ghi, học thuộc ĐN, Đ/L và các hệ quả của bài học.
- Làm các bài tập 28, 31, 32 trong SGK- Giờ sau làm bài tập.
Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng:
........................................
______________________________________________________________________
Ngày giảng:
Tiết 42
GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG
I .Mục tiêu:
1.Kiến thức: Qua bài học này học sinh nhận biết được góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung . Học sinh phát biểu và chứng minh được định lý về số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung ( 3 trường hợp ).
-Học sinh biết áp dụng định lý vào giải bài tập
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình theo đề bài, vận dụng các tính chất của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung vào chứng minh hình . Rèn tư duy lô gíc, chính xác cho học sinh trong chứng minh hình học
3.Thái độ: Tích cực, chủ động chính xác trong vẽ hình và tính toán.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGk toán 9 – dụng cụ vẽ hình, bài soạn.
2. Học sinh: SGK toán 9 – thước kẻ, ê ke, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức.(1')
Lớp 9A1. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A3. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A4. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (9’)
Ta có góc PAB là góc tạo bởi một tiếp tuyến và dây cung của (O’)
Chắn cung AmB ; ; góc AQB là góc nội tiếp của (O’)
Chắn cung AmB => PAB = AQB (1)
Ta có PAB là góc nội tiếp của (O) chắn cung nhỏ PB
=> PAB = sđ PB
BPx là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây BP chắn cung nhỏ PB.
Vậy PAB = BPx (2)
Từ (1) và (2) => AQP = QPx và AQB và QPx là hai góc so le trong
=> AQ // Px.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1:
Ôn tập kiến thức đã học.
Hoạt động 2:
“ Luyện tập”
-H/s đọc kỹ đề bài và vẽ hình ghi giả thiết – kết luận bài tập 31 .
-H/s có thể chứng minh theo nhiều cách .
-H/s lên bảng trình bày cách chứng minh
Thực hành bài tập 32 SGK.
-H/s đọc kỹ đề bài vẽ hình và ghi giả thiết – kết luận bài tập 32
+Hãy chỉ ra 2 lần góc TPB bằng góc POB và tam giác TPO là tam giác gì ?
Thực hành bài tập 33 SGHK.
-H/s đọc kỹ đề bài vẽ hình và ghi giả thiết – kết luận bài tập 33.
+G/v hướng dẫn học sinh cách chứng minh để chỉ ra (1) và (2)
+ Để c/m được tích các đoạn thẳng bằng nhau ta phải dựa vào các hệ thức lượng trong tam giác vuông hoặc dựa vào tam giác đồng dạng.
- Đối với bài này ta phải c/m tam giác đồng dạng.
-H/s nhắc lại các trường hợp đồng dạng của hai tam giác
+ Gợi ý HS tìm ra cặp tam giác đồng dạng.
- Một HS lên bảng c/m và lập ra tỉ số đồng dạng.
+ Chính xác lời giải bài toán.
(7’)
(24’)
A. Kiến thức cần nhớ:
1) KN góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung:
2) Tính chất của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung:
B. Bài tập: Bài tập 31: ( SGK – 79)
a/ Ta có góc ABC là góc
tạo bởi tiếp tuyến BA
và dây cung BC của (O)
Mà DABC đều
=> BOC = sđ BC = 600
ta có ABC = 300
ta có BAC = 1200
Bài tập 32: ( SGK – 80)
Ta có TPB là góc tạo bởi tiếp tuyến TP và
dây BP của (O)
=> 2 TPB = POB .
D POT có P = 900 ,=> PTO + POT = 900
=> PTB + 2 TPB = 900
Bài tập 33: ( SGK – 80)
Vì At // MN (gt)
AMN = BAT (1)
Ta có góc BAt là
góc tạo bởi tia tiếp
tuyến At và dây cung AB của đg tròn (O) , và góc ACB là góc nội tiếp của (O) chắn cung AB
nên => BAt = ACB (2)
từ (1) và (2) => AMN = ACB
Xét D AMN ; D ABC ta có góc A chung
AMN = ACB (= BAt )
Vậy D AMN đồng dạng D ABC
=> AB. AM = AC. AN
4. Củng cố: (3’)
Hệ thống lại bài giảng: Nhắc lại KN, TC của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung; cách c/m bài toán hình học bằng phương pháp phân tích đi lên.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
Làm các bài tập còn lại của bài học.
Ôn bài theo SGK và vở ghi; đọc trước bài mới.
Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng:
........................................
Ngày giảng:
Tiết 43
GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN TRONG ĐƯỜNGTRÒN.
GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN NGOÀI ĐƯỜNG TRÒN.
I .Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua bài học này học sinh cần:
Nhận biết được góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.
Phát biểu và chứng minh được định lý về số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.
2 Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận biết góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.
Rèn kỹ năng áp dụng các định lý vào giải bài tập.
Rèn tư duy lô gíc và cách trình bày lời giải bài tập hình
3 .Thái độ: Tích cực, chủ động chính xác trong vẽ hình và tính toán.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGk toán 9 - Dụng cụ vẽ hình, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK toán 9 - Thước kẻ, ê ke, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức.(1')
Lớp 9A1. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A3. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A4. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
Hãy phát biểu định nghĩa và tính chất của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung ?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1:
“ Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn”
+G/v vẽ hình và giới thiệu góc có đỉnh ở bên trong đường tròn .
+G/v đưa ra định lý và cho học sinh ghi giả thiết và kết luận của định lý .
-H/s hoạt động nhóm ?1.
-Hãy chỉ ra góc DBA ; BDC là hai góc nội tiếp của đường tròn (O).
+ Hướng dẫn HS làm ?(1)
- Thảo luận và làm ? (1)
+ Chốt lại lời giải đúng.
* Hoạt động 2:
“ Bài tập - củng cố”
-H/s vẽ hình và ghi giả thiết và kết luận bài tập 36 ( SGK – 82)
-H/s vận dụng các kiến thức đã học để chỉ ra góc AHM = ? và góc AEN = ?
+G/v có thể gợi ý cách chứng minh .
- Thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi của GV.
- Có thể gọi một HS lên bảng trình bày.
- HS còn lại đánh giá nhận bài làm của bạn
+ Đánh giá cho điểm HS lên bảng để khích lệ HS.
+ Chốt lại lời giải.
Thực hành bài tập 40 SGK-82.
-H/s vẽ hình bài tập 40 và ghi giả thiết và kết luận .
+Em hãy chỉ ra vị trí của góc ADS và SAD đối với đường tròn (O) từ đó tính góc
ADS = ? và SDA = ?
+Từ giả thiết Â1 = Â2 hãy so sánh hai cung BE và EC ?
- Một HS lên bảng trình bày bài làm của mình.
- Lớp đánh giá nhận bài làm của bạn lên bảng.
+ Chính xác lời giải bài toán.
(12’)
(20’)
1/ Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn
BEC là góc có đỉnh bên trong
đường tròn
* Định lý ( SGK – 81)
?1
Ta có DBA = sđ DmA ;
BDC = sđ BnC
D DEB có BEC là góc ngoài tại E
=> BEC = DBA + BDC =
(sđ DmA + sđ BnC )
2/ Bài tập:
Bài tập 36 SGK:
GT: (O) và 2 dây AB,AC ;M,N là điểm chính giữa của cung AB,AC
KL: AEH cân
Vì AHM và AEN
là các góc bên trong
của (O) nên ta có
AHM = (sđ AM + sđ NC ) (1)
AEN = ( sđ MB + sđ AN ) (2)
Và MA = MB ; NA = NC (gt) thế vào (2)
ta được AEN = ( sđ AM + sđ NC ) (3)
so sánh (1) và (3) ta có: AHM = AEN
=> D AEH cân tại A.
Bài tập 40 ( SGK – 83):
GT: (O) tiếp tuyến SA, cát tuyến SBC;phân giác AE của góc BAC cắt BC tại D
KL: SA = SD
Có:
ADS = (sđ AB + sđ CE) ;
SAD = sđ AE= (sđ AB + sđ BE)
Có Â1 = Â 2 ; => CE = BE ;
=> sđ AB + sđ CE = sđ AB + sđ BE
nên ADS = SAD ; => D SDA cân tại S
=> SA = SD .
4. Củng cố:(5’)
Hệ thống lại bài giảng: Nhắc lại KN và TC của bài học, GV chỉ rõ góc và biểu thức tương ứng của TC.
5. Hướng dẫn học ở nhà:(2’)
Đọc phần c/m ĐL trong SGK , học thuộc ĐL thứ nhất của bài học
Làm các bài tập 37, 38, 39, 40 (SGK- 82, 83)
Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng:
................................................................................
Ngày giảng:
Tiết 44.
GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN TRONG ĐƯỜNGTRÒN.
GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN NGOÀI ĐƯỜNG TRÒN.
(Tiếp)
I .Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua bài học này học sinh cần:
Nhận biết được góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn.
Phát biểu và chứng minh được định lý về số đo của góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận biết góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn.
Rèn kỹ năng áp dụng các định lý vào giải bài tập.
Rèn tư duy lô gíc và cách trình bày lời giải bài tập hình.
3.Thái độ: Cẩn thận nghiêm túc trong biến đổi tính toán và chứng minh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGk toán 9 - Dụng cụ vẽ hình, bài soạn.
2. Học sinh: SGK toán 9 - Thước kẻ , ê ke , phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức.(1')
Lớp 9A1. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A3. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
Lớp 9A4. Ngày: / /; Sĩ số: / Tên HS vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
Hãy phát biểu định nghĩa và tính chất của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn? Vẽ hình minh họa.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1:
Nhắc lại kiến thức cơ bản về góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.
File đính kèm:
- Bai soan Hinh 9 Ky 2.doc