A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS hiểu trên nửa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một tia và chỉ một tia Oy sao cho xOy = m0 (0 < m < 180).
- Kĩ năng : HS biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc.
- Thái độ : Đo, vẽ cẩn thận, chính xác.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, SGK.
- Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, SGK.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 6 năm học 2011- 2012 Tiết 20: Vẽ góc cho biết số đo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20: vẽ góc cho biết số đo
Soạn:
Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức: HS hiểu trên nửa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một tia và chỉ một tia Oy sao cho xOy = m0 (0 < m < 180).
- Kĩ năng : HS biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc.
- Thái độ : Đo, vẽ cẩn thận, chính xác.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, SGK.
- Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, SGK.
C. Tiến trình dạy học:
- ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
Hoạt động I
kiểm tra bài cũ (7 phút)
- GV: + Khi nào thì xOy + yOz = xOz
+ Chữa bài tập 20 tr.82 SGK.
- 1 HS lên bảng.
Bài 20.
A
I
BOI = 150
AOI = 450
O B
HS nhận xét bài của bạn.
Hoạt động II
Vẽ góc trên nửa mặt phẳng (10 ph)
GV ĐVĐ vào bài .
- Xét VD1 : Cho tia Ox. Vẽ góc xOy sao cho xOy = 400.
- Yêu cầu HS đọc SGK và vẽ vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
- GV thao tác lại cách vẽ góc 400.
- VD2: Vẽ góc ABC biết: ABC = 1350.
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ.
- GV: Trên 1 nửa mặt phẳng có bờ chứa tia BA, vẽ được mấy tia BC sao cho
ABC = 1350.
ị Nhận xét: SGK. (bảng phụ).
HS đọc VD1. x
O y
- Đặt thước đo góc trên nửa mặt phẳng có bở chứa tia Ox sao cho tâm thước trùng với đỉnh O; tia Ox đi qua vạch O của thước.
- Kẻ tia Oy đi qua vạch chỉ 400 của thước.
Một HS khác lên kiểm tra hình vẽ của bạn.
HS: - Vẽ tia BA.
- Vẽ tia BC tạo với tia BA góc 1350.
- 1 HS lên bảng vẽ, các HS khác vẽ vào vở.
Hoạt động III
Vẽ hai góc trên nửa mặt phẳng (13 ph)
Bài tập 1:
a) Vẽ xOy = 300.
xOz = 750 trên cùng một nửa mặt phẳng.
b) Có nhận xét gì về vị trí của 3 tia Ox; Oy; Oz ? Giải thích.
Bài tập 2: Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Oa vẽ:
aOb = 1200
aOc = 1450
Cho nhận xét về vị trí của tia Oa, Ob, Oc.
- Nêu tổng quát:
- HS lên bảng vẽ hình.
a)
O
b) Tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz (vì 300 < 750).
c b
1200
O a
Nhận xét : tia Ob nằm giữa tia Oa và Oc vì 1200 < 1450.
Nhận xét: Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, xOy = m0, xOz = n0 m < n ị tia oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz.
Hoạt động IV
Củng cố (13 ph)
Bài 3: Ai vẽ đúng.
Nhận xét hình vẽ của các bạn, với bài tập: " vẽ trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa tia OA:
AOB = 500, AOC = 1300.
Hoa vẽ:
C B
O A
Bạn Nga vẽ :
C
O A
B
Tính COB .
Bạn Hoa vẽ đúng.
Nga vẽ sai, vì 2 tia OB và OC không thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia OA.
Tính COB .
Ta có tia OB nằm giữa hai tia OA và OC vì AOC > AOB nên:
AOB + BOC = AOC.
500 + BOC = 1300
BOC = 1300 - 500 = 800.
Hoạt động V
Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Tập vẽ góc với số đo cho trước.
- Nhớ kĩ 2 nhận xét của bài.
- Làm bài tập: 25 29 SGK.
D. rút kinh nghiệm:
Tiết 21: tia phân giác của góc
Soạn:
Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức: + HS hiểu thế nào là tia phân giác của góc ?
+ HS hiểu đường phân giác của góc là gì ?
- Kĩ năng : Biết vẽ tia phân giác của góc.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận khi vẽ, đo, gấp giấy.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- Giáo viên : Thước thẳng, compa ,thước đo góc, giấy để gấp, bảng phụ.
- Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, com pa.
C. Tiến trình dạy học:
- ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
Hoạt động I
kiểm tra bài cũ (7 phút)
- GV yêu cầu HS làm bài trên phiếu học tập:
1) Cho tia Ox. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ tia Oy tia Oz sao cho xOy = 1000, xOz = 500.
2) Vị trí tia Oz như thế nào với tia Ox và Oy ?
Tính yOz, so sánh yOz với xOz ?
- GV: Ta nói tia Oz là tia phân giác của góc xOy.
y z
O x
xOy = 1000
xOz = 500
ị xOy > xOz
Có tia Oy, Oz cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox ị tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
ị xOz + yOz = xOy
500 + yOz = 1000
yOz = 1000 - 500
yOz = 500
ị xOz = yOz
Hoạt động II
1) tia phân giác của một góc là gì ? (10 ph)
- GV : Vậy tia phân giác của một góc là một tia như thế nào ?
- Khi nào tia Oz là tia phân giác của góc xOy ?
- GV: Tia nào là tia phân giác:
x t x' t'
O 450 y
O y'
a
O b
c
- HS nêu định nghĩa như SGK.
Oz là tia phân giác của góc xOy.
Û Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy
xOz = zOy
HS:
Hình 1 : Ot là tia phân giác xOy
Hình 2 : Ot' không phải là tia phân giác x'Oy'
Hình 3: Ob là tia phân giác aOb.
Hoạt động III
2) cách vẽ tia phân giác của một góc (15 ph)
Ví dụ: Cho xOy = 640. Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy.
Tia Oz phải thoả mãn điều kiện gì ?
- GV: Vẽ xOy = 640. Vẽ tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy sao cho xOz = 320.
Bài tập:
Cho AOB = 800. Vẽ phân giác OC của AOB
C1: Dùng thước đo góc.
- Tính AOC.
- Vẽ OC là phân giác AOB.
C2: Gấp giấy.
Yêu cầu HS xem H38 SGK.
- GV: Mỗi góc C không phải góc bẹt có mấy tia phân giác ?
- Cho góc bẹt xOy. Vẽ tia phân giác của góc này ?
- Góc bẹt có mấy tia phân giác ?
- Tia Oz phải nằm giữa 2 tia Ox và Oy.
xOz = zOy =
ị xOz = 0
1 HS lên bảng vẽ.
HS: AOC = COB = = 400
- Vẽ tia Oc sao cho OC nằm giữa OA và OB và AOC = 400.
C2: - Vẽ góc AOB.
- Gấp giấy sao cho cánh OA trùng với cạnh OB. Nếp gấp cho ta vị trí của tia phân giác OC.
- Mỗi góc (khác góc bẹt) chỉ có một tia phân giác.
t
O
x y
t'
Góc bẹt có 2 tia phân giác là 2 tia đối nhau.
Hoạt động IV
3) chú ý
- Đường phân giác của một góc là gi ?
x
O
t' t
y
Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.
Hoạt động V
Luyện tập - củng cố (8 ph)
Bài tập:
- Vẽ aOb = 600.
- Vẽ tia phân giác của aOb.
- Vẽ tia đối của tia Oa là Oa'.
- Vẽ tia đối của tia Ob là Ob'.
- Vẽ tia phân giác của a'Ob'.
Em có nhận xét gì ?
b' a
O
t' t
a' b
Nhận xét: Tia phân giác của 2 góc aOb và a'Ob' tạo thành một đường thẳng.
Hoạt động VI
Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Nắm vững định nghĩa tia phân giác của một góc, đường phân giác của một góc.
- Làm bài tập: 30; 34; 35; 36 .
D. rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- T 20 21.doc