Tiết 23: THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu cấu tạo của giác kế.
- Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
2. Kỹ năng
- Quan sát giác kế mô tả được cấu tạo và hoạt động của giác kế
3. Thái độ, tình cảm
- Cẩn thận, chính xác khi đo góc.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 6 tiết 23: Thực hành đo góc trên mặt đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/03/2011
Ngày giảng: 17/03/2011
Tiết 23: Thực hành đo góc trên mặt đất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu cấu tạo của giác kế.
- Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
2. Kỹ năng
- Quan sát giác kế mô tả được cấu tạo và hoạt động của giác kế
3. Thái độ, tình cảm
- Cẩn thận, chính xác khi đo góc.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: 1 giác kế, cọc tiêu.
III. Phương pháp
- hoạt động nhóm.
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức: Lớp 6A ( / 35); Vắng: .
Lớp 6B ( / 35); Vắng: .
2. Khởi động:
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
3. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động 1: (20 phút) Tìm hiểu dụng cụ đo góc trên mặt đất
- Mục tiêu: HS hiểu cấu tạo của giác kế.
- Đồ dùng dạy học: Giác kế.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV đặt giác kế trước lớp, giới thiệu: Dụng cụ đo góc trên mặt đất là giác kế
- Cấu tạo: Bộ phân chính của giác kế là một đĩa tròn
? Trên mặt đĩa tròn có đặc điểm gì
- Trên mặt đĩa tròn còn có 1 thanh có thể quay xung quanh tâm của đĩa tròn
? Hãy mô tả thanh quay đó
? Đĩa tròn được đặt cố định hay quay được
- GV giới thiệu dây dọi treo dưới tâm đĩa
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của giác kế
1. Dụng cụ đo góc trên mặt đất
- HS quan sát giác kế
- HS lắng nghe và quan sát hình 40
+ Trên mặt đĩa tròn được chia độ sẵn từ 0 đến 1800
+ Hai nửa hình tròn được ghi theo hai chiều ngược nhau (Xuôi và ngược chiều kim đồng hồ)
- HS quan sát
- Hai đầu thanh gắn hai tấm thẳng đứng, mỗi tấm có một khe hở, hai khe hở và tâm của đĩa tròn thẳng hàng
- Đĩa tròn được đặt nằm ngang trên một giá 3 chân, có thể quay quanh trục
- HS chỉ vào giác kế nêu cấu tạo của giác kế
Hoạt động 2: (20 phút) Tìm hiểu cách đo góc trên mặt đất
- Mục tiêu: HS biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát hình 41, 42 SGK
- Gọi 1 HS đọc SGK
- GV làm mẫu và giới thiệu các bước đo góc
* Bước1: Đặt giác kế sao cho đĩa tròn nằm ngang và tâm của giác kế nằm trên đường thằng đứng đi qua đỉnh C của góc ACB
* Bước 2: Đưa thanh quay về vị trí 00C và quay mặt đĩa sao cho cọc tiêu đóng ở A và hai khe hở thẳng hàng
* Bước 3: Cố định mặt đĩa quay và đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu ở B và hai khe hở thẳng hàng
* Bước 4: Đọc số đo độ của góc ACB
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước đo góc
2. Cách đo góc trên mặt đất
- HS quan sát hình 41, 42 SGK
- HS đọc SGK
- HS quan sát và lắng nghe
- 1 HS đứng tại chỗ nhắc lại các bước
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: (5 phút)
- Đọc thật kĩ các bước đo góc trên mặt đất
- Mỗi tổ: 2 cọc tiêu dài 1,5 m, 1 cọc tiêu ngắn 0,3m, búa
- Mỗi tổ cử ghi sẵn biên bản thực hành theo mẫu:
Tổ:.. Lớp:.
1. Dụng cụ: Đủ hay thiếu (lý do)
2. ý thức kỷ luật trong giờ thực hành
(Ghi cụ thể từng cá nhân trong tổ)
3. Kết quả:
+ Nhóm 1: Gồm bạn: 1)
2)
3)
Kết quả đo góc :..
+ Nhóm 2: Gồm bạn: 1)
2)
3)
Kết quả đo góc :..
+ Nhóm 3: Gồm bạn: 1)
2)
3)
Kết quả đo góc :..
+ Nhóm 4: Gồm bạn: 1)
2)
3)
Kết quả đo góc :..
4. Tổ tự đánh giá:
Tốt: Khá: TB:
Đề nghị cho điểm từng người
File đính kèm:
- Tiet 23.doc