A. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được định nghĩa hình thang, hìnhthang vuông, Các yếu tố của hình thang, chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
- Biết vẽ hình, gọi tên các yếu tố của hình thang, hình thang vuông, tính góc của hình thang, hình thang vuông qua các yếu tố đã biết (dựa vào tính chất tổng các góc trong của một tứ giác lồi bằng 3060)
- Vận dụng vào giải một số bài toán thực tế.
- Có kỹ năng nhận dạng hình thang ở các dạng khác nhau.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4541 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 (chuẩn) - Tiết 2: Hình thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/ 09/ 2007
Ngày giảng: / 09/ 2007
Tiết 2:
Hình thang
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được định nghĩa hình thang, hìnhthang vuông, Các yếu tố của hình thang, chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
- Biết vẽ hình, gọi tên các yếu tố của hình thang, hình thang vuông, tính góc của hình thang, hình thang vuông qua các yếu tố đã biết (dựa vào tính chất tổng các góc trong của một tứ giác lồi bằng 3060)
- Vận dụng vào giải một số bài toán thực tế.
- Có kỹ năng nhận dạng hình thang ở các dạng khác nhau.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
B. Chuẩn bị:
GV: Phấn mầu, thước thẳng, thước đo góc, thước tam giác vuông, bảng phụ
HS: Thước đo góc, thước kẻ, bài tập về nhà, các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, định lí về tổng các góc của tứ giác.
C. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức:
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A
8B
8C
II. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Phát biểu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, định lí về tổng các góc của tứ giác. Giải bài tập 1/SGK-T66 (hình 5d)
110o
60o
70o
HS2: Trong hình vẽ bên, Tứ giác ABCD có gì đặc biệt? vì sao? Tính góc C của tứ giác ABCD?
Lời giải:
HS1: Theo định lí về tổng các góc trong tứ giác ta có:
à
HS2: Tứ giác ABCD có cạnh AB song song với cạnh CD vì góc A và góc D ở vị trí trong cùng phía có tổng bằng 1800.
- AB // CD à (Hai góc đồng vị)
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Treo bảng phụ hình vẽ 13/SGK-T68.
- Nhận xét mối quan hệ giữa các cạnh AB và DC của tứ giác?
- AB và CD có song song với nhau hay không?
- Tứ giác như trên bảng (hình 13) gọi là hình thang. Vậy tứ giác như thế nào thì được gọi là hình thang?
GV: Giới thiệu
ABCD là hình thang
+ AB, DC là cạnh đáy.
+ AD, BC là cạnh bên
+ AH là đường cao.
- Treo bảng phụ vẽ hình 15/SGK-T69. Yêu cầu HS làm ?1
- Để biết một tứ giác có là hình thang hay không ta dựa vào điều kiện gì?
- Gợi ý xét các mối quan hệ giữa các góc có số đo trên hình vẽ
- Cho HS nhận xét, thống nhất toàn lớp.
- Hai góc kề cùng một đáy của hình thang có tông bằng bao nhiêu.
- Gợi ý: Dựa vào tính chất của hai đường thẳng song song hãy nêu tính chất của hai góc kề cùng một đáy của hình thang.
- Nhận xét, đưa ra ý kiến đánh giá kết quả chính xác.
- Chứng minh một tứ giác là hình thang ta cần chứng minh điều gì?
- Làm ?2/SGK-T70
- Gợi ý: Hãy gắn các cạnh AD, AB, BC, CD vào các tam giác và chứng minh các tam giác đó bằng nhau.
- ΔABD = ΔCDB theo trường hợp nào?
-Hãy nhận xét bài làm của bạn?
- Chữa sai (nếu có), lưu ý HS về cách trình bày.
- Tương tự như vậy hãy chứng minh câu b?
- Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn các nhóm học sinh yếu.
- Hãy nhận xét bài làm của bạn?
- Thống nhất kết quả giữa các nhóm.
- Qua ?2 các em rút ra kết luận như thế nào khi:
+Hình thang có hai cạnh bên song song?
+Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau?
- Cho vài HS nhắc lại nhận xét.
- Đưa ra hình 18/SGK-T70
- Hình thang trên có đặc điểm gì đặc biệt?
- Hình thang ở hình 18 gọi là hình thang vuông. Vậy thế nào là hình thang vuông?
- Yêu cầu vài HS nhắc lại định nghĩa.
- Quan sát hình trên bảng phụ
- Ta có AB//DC vì , là hai góc trong cùng phía và
+ = + =
- Tứ giác có hai cạnh đối song song với nhau thì được gọi là hình thang
- Lắng nghe và ghi nhớ các khái niệm về hình thang.
- Nhắc lại định nghĩa hình thang.
- Quan sát hình trên bảng phụ suy nghĩ làm bài.
- Để biết một tứ giác có là hình thang hay không ta tìm xem tứ giác này có hai cạnh đối song song hay không.
- Trả lời: Tứ giác ABCD; FEHG là hình thang. Tứ giác INKM không là hình thang
- Nhận xét câu trả lời của bạn qua bạn trả lời.(sửa sai nếu có)
- Hai góc kề cùng một đáy của hình thang có tông bằng180 độ
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Học sinh nghe kết quả ghi nhớ kiến thức.
- Ta có thể chứng minh tứ giác có hai cạnh song song
- HS cả lớp đọc đề bài, tìm hiểu yêu cầu cầu bài toán
- Nối D với B.
Tứ giác ABCD có AB//CD
=> (so le trong)
Tứ giác ABCD có AD//BC => =(so le trong)
=> ΔABD = ΔCDB (g.c.g) => AB = DC; AC=BD (các cặp cạnh tương ứng)
- Một học sinh nhận xét bài làm của bạn. (sửa sai nếu có)
- Theo dõi, chữa sai.
- Hoạt động nhóm giải bài tập:
Kẻ BD. Xét ΔABD và ΔCDB có:
BD là cạnh chung
(so le trong)
AB = DC (gt)
=> ΔABD = ΔCDB (c.g.c)
=> AD=BC, =
=> AD//BC
- Các nhóm treo bảng nhóm, nhận xét bài làm của bạn (sửa sai nếu có)
- Hình thang có hai cạnh bên song song thì có cạnh đối bằng nhau
- Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau
- Nhắc lại nhận xét và ghi nhớ, ghi vở.
- Quan sát hình vẽ.
- Hình thang có góc vuông
- Hình thang có góc vuông
gọi là hình thang vuông
- Ghi vở, vẽ hình thang vuông vào vở.
1. Định nghĩa.
Hình 13 /SGK-T69:
+ Tứ giác ABCD có AB//CD => ABCD gọi là hình thang
ĐN: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
+ AB, DC là cạnh đáy.
+ AD, BC là cạnh bên
+ AH là đường cao.
?1
a)Tứ giác ABCD ; FEHG là hình thang.
Tứ giác INKM không là hình thang.
b) Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau. (Tổng bằng 180 độ)
?2
a) AD//BC chứng minh AD=CB, AB=BC.
B
- Nối D với B.
Tứ giác ABCD có AB//CD
=> (so le trong)
Tứ giác ABCD có AD//BC => =(so le trong)
=> ΔABD = ΔCDB (g.c.g) => AB = DC; AC=BD (các cặp cạnh tương ứng)
b) Cho AB = CD, chứng minh AD//BC, AD = BC
Kẻ BD. Xét ΔABD và ΔCDB có:
BD là cạnh chung
(so le trong)
AB = DC (gt)
=> ΔABD = ΔCDB (c.g.c)
=> AD=BC, =
=> AD//BC
Nhận xét:
+ Hình thang ABCD có AB//DC:
Nếu AD//BC => AD=BC; AB=DC
Nếu AB=DC => AD=BC; AD//BC
2 Hình thang vuông
+ Tứ giác ABCD có AB//CD; = => =
Ta gọi ABCD là hình thang vuông
Định nghĩa:(SGK T70)
IV. Củng cố:
- Hệ thống kiến thức toàn bài.
- Giải bài tập 6
HS: Nêu cách làm bài
GV gợi ý: Dùng êke vuông góc kiểm tra.
- Giải bài tập 7
Gợi ý: a) ABCD có AB//CD =>+ = ? => = ? ta tìm dược x.
+ =? => = ? ta tìm được y.
- Giải bài tập 8. (Gợi ý: Dựa vào tính chất tổng 4 góc của tứ giác)
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc các khái niệm, nhận xét trong bài.
- Làm bài tập: 7b, c, 9, 10 (SGK- Tr71); Các bài tập 11, 12, 19/ SBT-T62
Hướng dẫn bài tập 7 b
Tìm => Tìm = ? ta tìm dược x.
Tìm => Tìm = ? ta tìm dược y.
- Đọc trước bài "Hình thang cân"
D. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GAH807-2.doc