A. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức chương I của học sinh.
- Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập, rèn kĩ năng trình bày lời giải, rèn tư duy lôgíc
- Có thái độ nghiêm túc khi làm bài, rèn ý thức tự lực
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 (chuẩn) - Tiết 25: Kiểm tra chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/ 12/ 2007
Ngày giảng: / 12/ 2007
Tiết 25:
Kiểm tra chương I
A. Mục tiêu:
- Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức chương I của học sinh.
- Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập, rèn kĩ năng trình bày lời giải, rèn tư duy lôgíc
- Có thái độ nghiêm túc khi làm bài, rèn ý thức tự lực
B. Chuẩn bị:
GV: Đề kiểm tra
HS: Ôn tập các kiến thức chương I
C. Phương pháp giảng dạy
- Phương pháp đánh giá.
D. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức:
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A
8B
8C
II. Kiểm tra bài cũ:
(Không kiểm tra)
III. Bài kiểm tra (Chọn một trong hai đề)
Đề bài
Điểm
Đáp án
Đề 1
Câu I: Em hãy chọn câu trả lời đúng và khoanh tròn:
1. Trong hình bình hành:
A. Hai đường chéo vuông góc với nhau.
B. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
C. Hai đường chéo bằng nhau.
D. Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc trong hình bình
2. Trong các hình sau hình nào vừa có tâm đối xứng vừa có trục đối xứng?
A. Hình thang. B. Hình thang cân.
C. Hình bình hành. D. Hình chữ nhật.
3. Cạnh của tam giác đều có độ dài 5 cm, đường trung bình của tam giác có độ dài là:
A. 10 cm B. 7,5 cm
C. 5 cm D. 2,5 cm
4. Hình thoi có độ dài hai đường chéo là 6cm và 8cm. Độ dài cạnh hình thoi là:
A. 5 cm B. 7 cm
C. 10 cm D. 14 cm
Câu II: Điền dấu X vào ô trống thích hợp:
Câu
Nội Dung
Đ
S
1
Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
2
Hình chữ nhật là hình bình hành có một góc vuông
3
Hình thoi là một hình thang cân
4
Trong hình vuông, hai đường chéo bằng nhau, vuông góc với nhau, cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và là đường phân giác của các góc trong hình vuông.
Câu III: Cho tam giác ABC vuông tại A, M là trung điểm của BC, E là điểm đối xứng với M qua AB. Gọi D là giao điểm của ME và AB.
a) Chứng minh AD = DB
b) Chứng minh rằng AEMC là hình bình hành.
c) Chứng minh AEBM là hình thoi.
d) Gọi F là điểm đối xứng với M qua AC. Chứng minh E đối xứng với F qua A
e) Tam giác vuông ABC có điều kiện gì thì AEBM vuông?
Đề 2:
Câu I: Em hãy chọn câu trả lời đúng và khoanh tròn:
1. Trong hình thang cân:
A. Hai đường chéo cắt nhau tại trung
điểm của mỗi đường.
B. Hai đường chéo là các đường phân
giác của các góc trong hình thang.
C. Hai đường chéo bằng nhau.
D. Hai đường chéo vuông góc với nhau.
2. Trong các hình sau hình nào có tâm đối xứng mà không có trục đối xứng?
A. Hình vuông
B. Hình bình hành.
C. Hình thoi
D. Hình chữ nhật.
3. Tam giác ABC vuông tại A có trung tuyến AM, khi đó ta có:
A. AM = BC
B. AM = 2AB
C. BC = 2AM
D. BC = AM
4. Độ dài đường chéo hình vuông là 6cm. Khi đó độ dài cạnh hình vuông là:
A. cm
B. cm
C. cm
D. cm
Câu II: Điền dấu X vào ô trống thích hợp:
Câu
Nội Dung
Đ
S
1
Một hình thang được gọi là hình thang cân khi và chỉ khi hai cạnh bên bằng nhau.
2
Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật
3
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối bằng nhau
4
Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông
Câu III: Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 6cm, AC = 8cm. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của BC, AB, AC. Gọi M là điểm đối xứng với D qua E, N là điểm đối xứng với D qua F.
a) Tính BC, AD, DE, DF?
b) Tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao?
c) Tứ giác ADBM là hình gì? Vì sao?
d) Tứ giác AMDC là hình gì? Vì sao?
e) Chứng minh N đối xứng với M qua A.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
1
1
1,5
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
0,75
0,75
1
1
Đề 1
Câu I:
1. B
2. D
3. D
4. A
Câu II:
1. S
2. Đ
3. S
4. Đ
Câu III:
a) Có MB = MC (gt), MD//AC (cùng vuông góc với AB)
AD = DB
b) MD//ACEM //AC;
MD =ACEM=AC
AEMC là hình bình hành.
c)Tứ giác AEBM là hình thoi vì có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường.
d)AEBM là hình thoi
AE=MB, AE//BC (1)
tương tự AFCM là hình thoi
AF=CM, AF//BC (2)
(1), (2) E,A,F thẳng hàng, A là trung điểm của EF E đối xứng với F qua M
e) AEBM là hình vuông
AB = EMAB = AC.
Vậy tam giác ABC là tam giác vuông cân tại A thì tứ giác AEBM là hình vuông.
Đề 2:
Câu I:
1. C
2. B
3. C
4. C
Câu II:
1. S
2. S
3. Đ
4. Đ
Câu III:
a) BC=
AD = BC = .10 = 5 (cm)
DE = AC = . 8 = 4 (cm)
DF = AB = . 6 = 3 (cm)
b) AEDF là hình chữ nhật vì có ba góc vuông.
c) ADBM là hình thoi vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
d) AMDC là hình bình hành
Giải thích: DE là đường trung bình của ABC
DE // AC và DE = AC (1)
Mà M đối xứng với D qua E DM = AC (2)
Từ (1),(2)DM//AC và DM=AC
AMDC là hình bình hành
e) ADBM là hình thoi
AM= DB, AM//BC (1)
tương tự ADCN là hình thoi
AN=DC, AN//BC (2)
(1), (2) E,A,F thẳng hàng, A là trung điểm của MN M đối xứng với N qua A
IV. Củng cố:
- Rút kinh nghiệm về ý thức làm bài kiểm tra
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại các kiến thức trong chương I
- Đọc trước bài: “Đa giác, đa giác đều”
E. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
File đính kèm:
- GAH807-25.doc