A. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được định nghĩa, tính chất dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
- Biết vẽ hình, gọi tên các yếu tố của hình thang cân.
- Vận dụng định nghĩa, tính chất hình thang cân vào tính toán, chứng minh. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
- Có kỹ năng nhận dạng hình thang cân ở các dạng khác nhau.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong chứng minh.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 (chuẩn) - Tiết 3: Hình thang cân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 09/ 2007
Ngày giảng: / 09/ 2007
Tiết 3:
Hình Thang Cân
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được định nghĩa, tính chất dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
- Biết vẽ hình, gọi tên các yếu tố của hình thang cân.
- Vận dụng định nghĩa, tính chất hình thang cân vào tính toán, chứng minh. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
- Có kỹ năng nhận dạng hình thang cân ở các dạng khác nhau.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong chứng minh.
B. Chuẩn bị:
GV: Phấn mầu, thước thẳng, thước đo góc, thước tam giác vuông, bảng phụ
HS: Thước đo góc, thước kẻ, bài tập về nhà.
C. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức:
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A
8B
8C
II. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Phát biểu định nghĩa hình thang, hình thang vuông, nêu nhận xét về hình thang có hai cạnh bên song song và hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau?
- Giải bài tập 8/SGK- T71
HS2: - Giải bài tập 9/SGK-T71
Lời giải:
Bài tập 8/SGK-T71
Hình thang ABCD (AB//CD)
(Hai góc trong cùng phía)
Có
Có ; mà
Nhận xét: Trong hình thang hai góc kề một cạnh bên thì bù nhau.
Bài tập 9/SGK-T71
AB = BC ABC cân
ta lại có nên
BC//AD. Vậy ABCD là hình thang
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Hình thang ABCD trên hình 23 có điều gì đặc biệt?
- Hình 23 là hình thang cân, vậy hình thang cân là gì?
- Một tứ giác ABCD là hình thang cân (với đáy là AB, CD) khi nào?
- Nếu thì em có nhận xét gì về các góc còn lại?
- Đưa ra hình vẽ 24 yêu cầu HS làm ?2
- Vì sao tứ giác EFGH không là hình thang cân?
- Tính các góc còn lại của các hình thang cân vừa tìm.
- Em có nhận xét gì về hai góc đối của hình thang cân?
- Em có nhận xét gì về hai cạnh bên của hình thang?
- Giới thiệu định lí 1, yêu cầu HS đọc lại
- Làm thế nào để chứng minh được định lí?
- Hướng dẫn HS chứng minh theo SGK.
- OCD và OAB là hình gì, vì sao?
- Từ OD = OC và OA = OB ta suy ra điều gì?
- Theo bài 2, hình thang có hai cạnh bên song song thì ta có điều gì?
- Có phải mọi hình thang có hai cạnh bên bằng nhau cũng là hình thang cân?
- Nêu chú ý/SGK-73
- Vẽ hình thang cân ABCD có hai đáy AB và CD. Theo định lí 1 có các đoạn thẳng nào bằng nhau.
- Theo em liệu còn hai đoạn thẳng nào bằng nhau nữa?
- Hãy chứng minh điều em dự đoán.
- Gợi ý: AC = BD
ADC = BCD
- Giới thiệu nội dung định lí 2, yêu cầu HS phát biểu lại.
- Hãy thực hiện ?3 và cho biết: Hình thang có hai đường chéo bằng nhau có là hình thang cân không?
- Đưa ra định lí 3, giới thiệu cách chứng minh ở bài tạp 18/SGK
- Qua bài học này ta có những dấu hiệu nào để nhận biết hình thang cân?
- Quab sát hình vẽ, trả lời:
Hình thang ABCD có
- Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
- Khi có AB//CD và hoặc
- Nếu thì ta suy ra
- Quan sát hình 24, trả lời:
Hình thang cân: ABCD; KINM; PQST.
- Vì tứ giác đó không có hai cạnh đối song song.
- Mỗi dãy tính các góc còn lại của một hình.
- Hai góc đối của hình thang cân bù nhau.
- Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau.
- Đọc lại định lí và nêu định lí 1 dưới dạng GT, KL
- Ta xét hai trường hợp:
+ AD cắt BC
+ AD//BC
- Tam giác OCD và tam giác OAB cân vì có hai góc ở đáy bằng nhau
- Ta suy ra:
OD - OA = OC - OB
- Thì hai cạnh đáy bằng nhau và hai cạnh bên bằng nhau.
- Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau chưa chắc là hình thang cân.
- Đọc lại chú ý, lấy được ví dụ về hình thang có hai cạnh bên bằng nhau nhưng không là hình thang cân.
- Có AD = BC
- Dự đoán: AC = BD
- Các nhóm tìm hiểu vấn đề cần chứng minh, dựa vào gợi ý của GV, trình bày chứng minh ra bảng nhóm.
- Các nhóm nhận xét, thống nhất toàn lớp.
- Phát biểu lại nội dung định lí 2, viết GT, KL
- Làm ?3 và dự đoán: Nếu có hai đường chéo bằng nhau thì hình thang đó là hình thang cân.
- Phát biểu, viết GT, KL của định lí.
- Ta có hai dấu hiệu nhận biết hình thang cân. (Nêu và ghi nhớ)
1. Định nghĩa.
Định nghĩa:
- Hình thang cân là hình thang có hai góc ở cùng một đáy bằng nhau.
- Tứ giác ABCD là hình thang cân (đáy là AB,CD)
- Chú ý: ABCD là hình thang cân (đáy là AB, CD) thì: và .
2. Tính chất
Định lí 1:
GT
ABCD là hình thang
cân (AB//CD)
KL
AD = BC
Chứng minh:
Xét hai trường hợp:
a) AD cắt BC ở O (Giả sử AB<CD)
ABCD là hình thang cân nên
Ta có nên tam giác OCD cân (hai góc ở đáy bằng nhau), do đó:
OD = OC (1)
Ta có nên suy ra tam giác OAB cân (hai góc ở đáy bằng nhau)
do đó: OA = OB (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
OD - OA = OC - OB
Vậy AD = BC.
b)
AD//BC. Khi đó AD = BC (Hai hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau)
Chú ý: (SGK-T73)
Định lí 2:
GT
ABCD là hình thang
cân (AB//CD)
KL
AC = BD
Chứng minh:
Xét ADC và BCD có:
CD cạnh chung
(đn hình thang cân)
AD = BC (Cạnh bên của hình thang cân)
ADC = BCD (c.g.c)
AC = BD. (đpcm)
Định lí 3: Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
Dấu hiệu nhận biết hình thang cân:
+ Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
+ Hình thang có hai đường chéo băng nhau là hình thang cân.
IV. Củng cố:
- GV: Hệ thống kiến thức toàn bài
- HS: Phát biểu lại các định nghĩa, tính chất của hình thang cân.
- HS: Phát biểu các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo SGK và vở ghi
- Giải các bài tập: 11, 12, 13, 14, 15/SGK-T74,75
- Ôn lại các bài đã học, tiết sau luyện tập.
D. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GAH807-3.doc