A. MỤC TIÊU:
- HS củng cố khắc sâu kiến thức về đa giác: khái niệm về tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông. Dấu hiệu nhận biết, tính chất các hình. Đối xứng tâm, đối xứng trục. cách tính diện tích hình chữ nhật, tam giác.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các tính chất của các hình vào việc chứng minh, tính toán một yếu tố hình học.
- Rèn tư duy lôgíc.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng, bảng phụ
HS: Thước thẳng, ôn tập các kiến thức đã học.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Phương pháp đàm thoại, thuyết trình
- Phương pháp nghiên cứu tình huống
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 (chuẩn) - Tiết 31: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/ 12/ 2007
Ngày giảng: / 12/ 2007
Tiết 31:
Ôn tập học kì I
A. Mục tiêu:
- HS củng cố khắc sâu kiến thức về đa giác: khái niệm về tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông. Dấu hiệu nhận biết, tính chất các hình. Đối xứng tâm, đối xứng trục. cách tính diện tích hình chữ nhật, tam giác.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các tính chất của các hình vào việc chứng minh, tính toán một yếu tố hình học.
- Rèn tư duy lôgíc.
B. Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, bảng phụ
HS: Thước thẳng, ôn tập các kiến thức đã học.
C. Phương pháp giảng dạy
- Phương pháp đàm thoại, thuyết trình
- Phương pháp nghiên cứu tình huống
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở
D. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức:
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A
8B
8C
II. Kiểm tra bài cũ:
(Không kiểm tra)
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Yêu cầu HS lần lượt nêu lại định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình
- Đưa ra bảng phụ chứa sơ đồ các hình tứ giác, yêu cầu HS điền vào sơ đồ để hoàn thành
- Tổng hợp lại các kiến thức trọng tâm trong chương I
- Hãy nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật
- Diện tích hình vuông và tam giác vuông được tính như thế nào?
- Nêu công thức diện tích tam giác?
- Đưa ra bài tập 162/SBT
- Bài tập đã cho những gì? yêu cầu ta phải làm gì?
- Quan sát hình vẽ em thấy AEFD là hình gì?
- Muốn chứng minh AEFD là hình thoi ta làm thế nào?
- Tứ giác AECF là hình gì?
Vì sao?
- Quan sát hình vẽ, em thấy MENF là hình gì?
- Dựa theo dấu hiệu nào để chứng minh được MENF là hình chữ nhật?
- Cho các nhóm chứng minh, gọi đại diện lên bảng ttrình bày lời giải.
- EMFN là hình vuông khi nào?
- Khi nào thì hình thoi AEFD có hai đường chéo bằng nhau?
- =900 thì ABCD là hình gì?
- Từ đó em có kết luận gì?
- Đưa ra đề bài bài tập 22/SBT
- Diện tích của ABCFE bằng tổng diện tích của các hình nào?
- Diện tích của ADCFE bằng tổng diện tích của các hình nào?
- So sánh hai tam giác ABE và CDF, tam giác BCF và ADE? Từ đó hãy so sánh diện tích của chúng?
- Yêu cầu HS lên bảng trình bày lời giải.
- ABCFE và ADCFE có phải là đa giác lồi không? Vì sao?
- Trả lời vấn đáp của GV
- Liên hệ đến mối quan hệ giữa các hình, điền vào sơ đồ theo yêu cầu của GV
- Theo dõi, ghi nhớ
- Nêu và viết công thức tính diện tích hình chữ nhật
- Nêu các công thức tính, giải thích các đại lượng
- Diện tích tam giác được tính theo công thức:
S = ah
- Đọc đề bài, vẽ hình
- Ghi giả thiết, kết luận
- Em thấy AEFD là hình thoi.
- Ta chứng minh AEFD là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau.
- Chứng minh tứ giác AECF là hình bình hành.
- MENF là hình chữ nhật.
- Chỉ ra MENF là hình bình hành có một góc vuông.
- Thảo luận trong nhóm, giải bài tập và nhận xét.
- Khi ME=MF DE=AF (Vì DE=2ME, AF=2MF)
- Khi AEFD là hình vuông =900
- Tứ giác ABCD là hình chữ nhật.
- EMFN là hình vuông khi ABCD là hình chữ nhật
- Đọc đề bài, vẽ hình, ghi gt, kl của bài toán
- SABCFE = SABE + SBCF
- SADCFE = SCDF +SDAE
- Các cặp tam giác đó bằng nhau Diện tích của chúng bằng nhau.
- Dưới lớp cùng làm và nhận xét bài làm của bạn
- Chúng không là đa giác lồi vì chúng không luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác.
A. Lý thuyết
I) Tứ giác:
1. Tứ giác
2. Hình thang
3. Hình thang cân
4. Hình bình hành
5. Hình chữ nhật
6. Hình thoi
7. Hình vuông
II) Diện tích đa giác:
1.Diện tích hình chữ nhật
S = ab
2. Diện tích hình vuông
S = a2
3. Diện tích tam giác vuông
S = ab
4. Diện tích tam giác
S = ah
B. Bài tập
Bài 162/SBT-T77
a) Xét tứ giác AEFD có:
AE//DF (gt);
AE=DF (Vì =AB)
AEFD là hình bình hành
Mặt khác AE=AD (=AB)
AEFD là hình thoi.
* Xét Tứ giác AECF có:
AE // FC, AE = FC=AB
Tứ giác AECF là hình bình hành
b) Theo chứng minh trên: AF // EC MF//EN(1)
Mà EBFD là hình bình hành (vì DF//EB, DF=EB)
DE // BF
ME // NF (2)
Từ (1) và (2)
MENF là hình bình hành
Xét FAB có
(tính chất tổng 3 góc của một tam giác)
EMFN là hình chữ nhật
c) EMFN là hình vuông
ME = MF DE = AF
(Vì DE=2ME, AF=2MF)
Hình thoi AEFD có hai đường chéo bằng nhau
AEFD là hình vuông =900 Hình bình hành ABCD là hình chữ nhật.
Vậy EMFN là hình vuông khi ABCD là hình chữ nhật
Bài 22/SBT-T128
a) ABE = CDF (g.c.g)
SABE = SCDF (1)
BCF = DAE (g.c.g)
SBCF = SDAE (2)
Từ (1) và (2) có:
SABE + SBCF = SCDF +SDAE
Hay SABCFE = SADCFE
b) Hình ABCFE không phải là đa giác lồi vì nó nằm về hai phía đường thẳng EF (hoặc đường thẳng CF)
Tương tự, hình ADCFE không phải là đa giác lồi.
IV. Củng cố:
- Hệ thống lại các kiến thức vừa ôn tập
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại các kiên thức đã học trong học kì I
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Làm thêm các bài tập ở phần ôn tập chương I/SBT
E. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
File đính kèm:
- GAH807-31.doc