A. MỤC TIÊU:
- HS nắm được định lí 1, định lí 2 về đường trung bình của tam giác
- HS biết vận dụng các định lí học trong bài để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thẳng song song.
- Rèn luyện cách lập luận trong chứng minh định lí và vận dụng các định lí đã học vào giải các bài toán.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng, compa, phấn màu, bảng phụ
HS: Thước thẳng, compa, bảng nhóm
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 (chuẩn) - Tiết 5: Đường trung bình của tam giác, của hình thang (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/ 09/ 2007
Ngày giảng: / 09/ 2007
Tiết 5:
Đường trung bình của tam giác,
của hình thang (tiết 1)
A. Mục tiêu:
- HS nắm được định lí 1, định lí 2 về đường trung bình của tam giác
- HS biết vận dụng các định lí học trong bài để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thẳng song song.
- Rèn luyện cách lập luận trong chứng minh định lí và vận dụng các định lí đã học vào giải các bài toán.
B. Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, compa, phấn màu, bảng phụ
HS: Thước thẳng, compa, bảng nhóm
C. Phương pháp giảng dạy
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
- Dạy học trực quan
- Vấn đáp, gợi mở
D. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức:
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A
8B
8C
II. Kiểm tra bài cũ:
HS1: - Phát biểu nhận xét về hình thang có hai cạnh bên song song, hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau?
HS2: - Phát biểu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân?
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Đặt vấn đề như SGK và hỏi: Làm thế nào để tính được BC?
- Cho HS thực hiện ?1; Hãy nêu dự đoán về điểm E trên cạnh AC?
- Hãy chứng minh dự đoán của mình?
- Hướng dẫn HS vẽ thêm hình (kẻ EF//AB)
- Muốn chứng minh được AE=EC ta cần phải chứng minh điều gì?
- Hình thang DEFB có gì đặc biệt?
- So sánh AD và EF?
- ADE=EFC theo t.hợp nào?
- Qua kết quả chứng minh trên, hãy phát biểu thành định lí.
- Yêu cầu một vài HS phát biểu lại định lí.
- Giới thiệu định nghĩa đường trung bình của tam giác.
- Theo em một tam giác có mấy đường trung bình?
- Đọc và yêu cầu HS làm ?2/SGK-T77
- Từ ?2, em có nhận xét gì về quan hệ giữa đường trung bình của tam giác và cạnh thứ ba?
- Giới thiệu định lí 2.
- Hướng dẫn HS vẽ hình để chứng minh định lí.
- Em có nhận xét gì về AED và CEF?
- AED = CEF ta suy ra điều gì?
- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa AD và CF?
- Tứ giác DBCF là hình gì vì sao?
- Em có nhận xét gì về hai cạnh DF và BC?
- Vậy DE có quan hệ như thế nào với BC?
- Cho HS làm ?3: Tính độ dài đoạn BC trên hình 33/SGK-T76
- HS quan sát hình 33/SGK, có nhu cầu biết cách tính BC?
- Dự đoán E là trung điểm của cạnh AC.
- Ghi GT, KL và nghiên cứu cách chứng minh.
GT
ABC, AD = DB, DE // BC
KL
AE = EC
- Vẽ thêm hình, tìm cách chứng minh.
- Ta phải chứng minh ADE và EFC bằng nhau.
- Có DB//EF nên DB = EF.
- AD=DB (gt) Mà DB = EF
AD=EF
- (đồng vị, EF//AB)
AD=EF (chứng minh trên)
(cùng bằng góc B)
ADE = EFC (g.c.g)
suy ra AE = EC.
- Phát biểu định lí, ghi nhớ.
- Phát biểu và ghi nhớ định nghĩa về đường trung bình của tam giác.
- Chỉ ra được trong tam giác có 3 đường trung bình.
- Thực hiện ?2.
- Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
- Phát biểu lại định lí và ghi GT, KL của định lí:
GT
ABC, AD=DB, AE=EC
KL
DE//BC, DE = BC
- Hai tam giác này bằng nhau theo trường hợp c.g.c
- Ta suy ra: AD=CF,
- AD//CF DB//CF
- Tứ giác DBCF là hình thang vì có DB//CF.
- DF//BC và DF=BC
- DE = BC và DE//BC.
- Hoạt động theo nhóm, tính được BC = 100 m.
1. Đường trung bình của tam giác.
GT
ABC, AD = DB, DE // BC
KL
AE = EC
Chứng minh:
Qua E, kẻ đường thẳng song song với AB, cắt AC tại F.
Hình thang DEFB có DB//EF nên DB = EF.
Mà AD=DB (gt) AD=EF
Xét ADE và EFC có:
(đồng vị, EF//AB)
AD=EF (chứng minh trên)
(cùng bằng góc B)
ADE = EFC (g.c.g), suy ra AE = EC. Vậy E là trung điểm của AC
Định lí 1: (SGK-T76)
Định nghĩa: (SGK-T77)
DE là đường trung bình của tam giác ABC
Định lí 2: (SGK-T77)
GT
ABC, AD=DB, AE=EC
KL
DE//BC, DE = BC
Chứng minh:
Vẽ điểm F sao cho E là trung điểm của DF.
AED = CEF (c.g.c)
AD=CF và .
ta có AD=DB (gt) và AD=CF nên DB = CF.
Ta có: hai góc này ở vị trí so le trong nên AD//CF, tức là DB//CF DBCF là hình thang.
Hình thang DBCF có hai đáy DB, CF bằng nhau nên hai cạnh bên DF, BC song song và bằng nhau.
Do đó:
DE//BC và DE=DF=BC
IV. Củng cố:
- GV: Hệ thống các kiến thức về đường trung bình của tam giac.
- HS: Làm bài tập 20/SGK-T79
V. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các định nghĩa, định lí, cách chứng minh các định lí.
- Làm các bài tập: 21, 22/SGK-T79,80 và các bài tập: 34,35,36/SBT-T64
- Đọc trước phần tiếp theo trong bài.
E. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GAH807-5.doc