A. MỤC TIÊU:
- Nắm được (bằng trực quan) các yếu tố của hình chữ nhật.
- Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.
- Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao.
- Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật, thước đo, bao diêm, hộp phấn, hình lập phương khai triển, thước kẻ, phấn màu, bảng có kẻ ô vuông
HS: Thước thẳng, bút chì, giấy kẻ ô vuông, chuẩn bị một số vật thể có hình lập phương
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Dạy học trực quan
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 (chuẩn) - Tiết 54: Hình hộp chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV:
Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều
Mục tiêu của chương:
- Trên cơ sở quan hình hộp chữ nhật, học sinh nhận biết được một số khái niệm cơ bản của hình học không gian:
+ Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
+ Đoạn thẳng trong không gian, cạnh, đường chéo.
+ Hai đương thẳng song song
+ Hai đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song
+ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc
- Thông qua sự quan sát và thực hành, HS nắm vững các công thức được thừa nhận về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lăng trụ đứng, hình chóp đều và sử dụng các công thức đó để tính toán.
-----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 08/ 04/ 2008
Ngày giảng: / 04/ 2008
Tiết 54:
Hình hộp chữ nhật
A. Mục tiêu:
- Nắm được (bằng trực quan) các yếu tố của hình chữ nhật.
- Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.
- Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao.
- Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu.
B. Chuẩn bị:
GV: Mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật, thước đo, bao diêm, hộp phấn, hình lập phương khai triển, thước kẻ, phấn màu, bảng có kẻ ô vuông
HS: Thước thẳng, bút chì, giấy kẻ ô vuông, chuẩn bị một số vật thể có hình lập phương
C. Phương pháp giảng dạy
- Dạy học trực quan
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở
D. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức:
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A
8B
II. Kiểm tra bài cũ:
(Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Đưa ra một số mô hình, giới thiệu về chương IV
- Đưa ra hình hộp chữ nhật và giới thiệu một mặt của HHCN, các đỉnh, cạnh của HHCN
- Mỗi HHCN có mấy mặt, mỗi mặt là các hình gì?
- Một HHCN có mấy đỉnh, mấy cạnh?
- Yêu cầu HS lên chỉ rõ các mặt, đỉnh, cạnh của HHCN
- Hai cạnh không có điểm chung có quan hệ gì?
- Đưa ra hình lập phương, Hình lập phương có 6 mặt là hình gì? Tại sao hình lập phương là HHCN?
- Hướng dẫn HS cách vẽ HHCN
- Cho HS làm ? trong SGK
- Đặt HHCN lên bàn, yêu cầu HS xác định hai đáy của HHCN và chỉ ra chiều cao tương ứng
- Giới thiệu: điểm, đường thẳng một phần mặt phẳng như SGK
- Lắng nghe, nắm được tổng quát về các kiến thức sẽ được học
- Quan sát HHCN của GV và các HHCN được chuẩn bị trước ở nhà nắm được về các mặt, đỉnh, cạnh của HHCN
- Mỗi HHCN có 6 mặt, mỗi mặt đều là hình chữ nhật
- Mỗi HHCN có 8 đỉnh và 12 cạnh
- HS dưới lớp quan sát, nhận xét
- Là hai mặt đối diện, các mặt còn lại là các mặt bên
- Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông, hình vuông cũng là hình chữ nhật nên hình lập phương cũng là HHCN
- Vẽ HHCN trên giấy kẻ ô vuông
- Quan sát và trả lời
- Lên xác định hai đáy đo được chiều cao
- Hiểu được về điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian, tìm hình ảnh của đường thẳng, mặt phẳng trong thực tế.
1. Hình hộp chữ nhật
- Gồm 6 mặt là các hình chữ nhật.
- Hình hộp chữ nhật gồm 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh.
- Hai mặt không có điẻm chung là hai mặt đối diện (mặt đáy), các mặt còn lại là mặt bên.
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có các mặt là hình vuông.
Ví dụ: Bể cá, bao diêm, bao thuốc lá...
2. Mặt phẳng và đường thẳng
- Các mặt: ABCD; ABB'A'; A'B'C'D'; DCC'D'; BCB'C'; ADD'A'.
- Các đỉnh: A, B, C, D, A', B', C', D'.
- Các cạnh: AB, AD, Â', BC, BB', CD, C'C, DD', D'C', D'A', A'B', B'C'.
*) Các đỉnh A, B , ... như là các điểm.
*) Các cạnh AB, AD, ... như cácđoạn thẳng.
*) Mỗi mặt ABCD là một phần của mặt phẳng. Đường thẳng đi qua 2 điểm A, B của mp(ABCD) nằm trọn trong mp đó.
IV. Củng cố:
- Một hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt, bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh
- Nêu cách vẽ một hình hộp chữ nhật
- Hình lập phương có là hình hộp chữ nhật không? Vì sao?
- Giải bài tập 1, 2, 3, 4/SGK-T96,97
V. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các kiến thức đã học vè hình hộp chữ nhật
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Giải các bài tập 1, 2, 3, 4, 5/SBT
- Ôn lại cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đã học ở lớp 5
E. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
File đính kèm:
- GAH807-54.doc