Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2005- 2006 Tiết 31 ôn tập học kỳ I ( tiết 1)

I. Mục tiêu:

1- Kiến thức: Ôn tập các kiến thức về các tứ giác đã học. Ôn tập các công thức tính diện tích hình chữ nhật, tam giác.

2- Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm hiểu các điều kiện của hình.

3- Thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa các hình đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS. GD ý thức vận dụng toán học vào thực tế đời sống

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Thước thẳng, êke, bảng phụ.

- HS : Thước thẳng, ê ke, com pa.

PP- Kỹ thuật dạy học chủ yếu: SĐTD-Học hợp tác–Thực hành luyện tập–Vấn đáp

III. Tiến trình bài học trên lớp:

1. ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra

3. Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2005- 2006 Tiết 31 ôn tập học kỳ I ( tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31: ÔN TẬP HỌC KỲ I ( Tiết 1) I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Ôn tập các kiến thức về các tứ giác đã học. Ôn tập các công thức tính diện tích hình chữ nhật, tam giác. 2- Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm hiểu các điều kiện của hình. 3- Thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa các hình đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS. GD ý thức vận dụng toán học vào thực tế đời sống II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Thước thẳng, êke, bảng phụ. - HS : Thước thẳng, ê ke, com pa. PP- Kỹ thuật dạy học chủ yếu: SĐTD-Học hợp tác–Thực hành luyện tập–Vấn đáp III. Tiến trình bài học trên lớp: 1. ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung GV cho HS hoạt động nhóm bàn để trình bày bài chuẩn bị SĐTD về các kiến thức đã học trong HKI HS mỗi nhóm nêu tóm tắt các kiến thức đã học qua SĐTD GV cho nhóm khác nhận xét bài của nhóm bạn GvoànTorng hợp ý kiến và nêu SĐTD hoàn chỉnh đã chuẩn bị để HS tham khảo GV nêu các câu hỏi để HS trả lời theo mạch các kiến thức đã học Giáo viên nêu các câu hỏi để HS trả lời: Định nghĩa hình vuông. Vẽ một hình vuông có cạnh dài 4 cm -Nêu các tính chất đường chéo hình vuông. - Nói hình là một hình thoi đặc biệt có đúng không? Giải thích? -Yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác. - GV đưa bài tập sau lên bảng phụ: Xét xem các câu sau đúng hay sai? 1) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành. 2) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân. 3) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song. 4) Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật. 5) Tam giác đều là hình có tâm đối xứng. 6) Tam giác đều là một đa giác đều. 7) Hình thoi là một đa giác đều. 8) Tứ giác vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi, vừa là hình vuông. 9) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau và bằng nhau là hình thoi. GV cho HS làm bài tập 161 SBT GV yêu cầu HS đọc đề và vẽ hình, vẽ hình lên bảng. GV: Em có nhận xét gì về hình dạng của tứ giác DEHK? - Để c/m DEHK là hình bình hành ta cần dựa vào yếu tố nào? HS: các yếub tố về trung điểm của đoạn thẳng và vận dụng t/c đường trung bình của tam giác, hoặc t/c đường trung tuyến của tam giác - D ABC cần có điều kiện gì thì tứ giác DEHK là hình chữ nhật? - GV đưa hình vẽ sẵn lên bảng phụ. - Nếu trung tuyến BD và CE vuông góc với nhau thì tứ giác DEHK là hình gì? GV cho HS làm bài 42 trang 32 SGK Bài 41 trang 132 SGK. - GV cho HS đọc đề bài và vẽ hình lên bảng ( Lưu ý vừa vẽ vừa cho HS thao tác vẽ hình theo ) A B H I D E K C I. Lý thuyết Bài tập 1) Đúng. 2) Sai. 3) Đúng. 4) Đúng. 5) Sai. 6) Đúng. 7) Sai. 8) Đúng. 9) Sai. II. Bài tập luyện tập Bài 161 trang 77 SBT a) Tứ giác DEHK có: EG = GK = CG DG = GH = BG Þ Tứ giác DEHK là hình bình hành vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. b) Hình bình hành DEHK là hình chữ nhật Û HD = EK Û BD = CE Û D ABC cân tại A c) Nếu BD ^ CE thì hình bình hành DEHK là hình thoi vì có hai đường chéo vuông góc với nhau. Bài 41 SGK. S DBE = (cm2) S EHIK = S EHC - S KCI = = = 10, 2 - 2,55 = 7,65 (cm2) 4. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà - Ôn tập lí thuyết chương I và II theo hướng dẫn ôn tập, làm lại các dạng bài tập (trắc nghiệm, tính toán, chứng minh, tìm điều kiện của hình) - Làm bài tập 162, 163, 164 SBT. Bài 43 SGK Rút kinh nghiệm sau bài học Tiết 32: ÔN TẬP HỌC KỲ I (tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS được củng cố lại các kiến thức đã học trong chương I ; II, HS hiểu và vận dụng các tính chất của tứ giác đã học vào giải các bài tập có liên quan. 2. Kỹ năng: HS vận dụng được các kiến thức đã học vào giải một số bài toán c./m hình học. Rèn kĩ năng chứng minh bài toán hình. 3. Thái độ: GD tính yêu thích tìm tòi sáng tạo trong học tập và khả năng vận dụng toán trong thực tế II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Kế hoạch bài học - Học sinh: Ôn lại các kiến thức của cả 2 chương. PP – Kỹ thuật dạy học chủ yếu: Thực hành luyện tập- Học hợp tác – VĐ III.Tiến trình bài học trên lớp: 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Ôn tâp: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bài tập 162 SBT - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tìm hiểu đề bài. - Cả lớp vẽ hình và ghi GT, KL của bài toán vào vở. - 1 học sinh lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL. GV cho HS học hợp tác theo nhóm bàn làm bài tập HS làm bài theo nhóm bàn GV gọi hai HS lên làm câu a ? Tứ giác EMFN có là hình bình hành không, chứng minh. ? Tứ giác EMFN là hình chữ nhật khi nào - Học sinh: Khi có 1 góc vuông - Câu c) yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. - Cả lớp thảo luận theo nhóm. - Đại diện một nhóm trình bày. - Lớp nhận xét. GV cho HS làm bài tập sau Cho tứ giác ABCD có E, F, G, H là trung điểm của: AB, AC, CD, AD Tìm điều kiện của tứ giác ABCD để EFGH là: a) Hình chữ nhật b) Hình thoi. c) Hình vuông. GV: Cho HS vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận - HS: vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận vào vở - GV: Gợi ý cho học sinh chứng minh dựa vào tính chất đường trung bình của tam giác từ đó suy ra EFGH là hình gì - GV: yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm ra bảng nhóm phần chứng minh trong 6 phút - HS: hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên - Gv: yêu cầu các nhóm treo bảng nhóm và gọi đại diện các nhóm nhận xét chéo nhau - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV GV nhận xét chung về tinh thần thái đọ của HS trong học hợp tác và kỹ năng trình bày bài Luyện tập Bài tập 162 (trang 77 - SBT) a. Các tứ giác AEFD; AECF là hình gì ? - Xét tứ giác AEFD có AE // DF (GT); AE = DF (Vì cùng bằng 1/2 AB) tứ giác AEFD là hình bình hành Mặt khác AE = AD ( cùng bằng 1/2 AB) tứ giác AEFD là hình thoi. - Xét Tứ giác AECF có AE // FC, AE = FC Tứ giác AECF là hình bình hành b) Chứng minh EMFN là hình chữ nhật Theo chứng minh trên: AF // EC MF//EN(1) Mà EBFD là hình bình hành (vì DF // EB, DF = EB) DE // BF ME // NF (2) Từ (1) và (2) tứ giác MENF là hình bình hành. - Xét FAB có 2A1 +2B1 =1800 A1+B1 = 900 AFB =900 ( t/c tổng 3 góc của một tam giác) EMFN là hình chữ nhật c) EMFN là hình vuông khi AEFD là hình chữ nhật tức là ABCD là hình chữ nhật A E A C G D H ÈC Bài tập: ABCD, EÎAB EA = EB, FÎAC GT FA = FC, GÎDC GD = GC, HÎDB HD = HB Điều kiện của ABCD để EFGH là: KL a) Hình chữ nhật b) Hình thoi. c) Hình vuông. C/m: Theo giả thiết ta có: Suy ra EFGH là hình bình hành. a) EFGH là hình chữ nhật Û EH ^ EF Þ AD ^ BC b) EFGH là hình thoi Û EH = EF Þ AD = BC c) EFGH là hình vuông Û EH ^ EF và EH = EF Þ AD ^ BC và AD = BC. Bài tập trắc nghiệm: Điền dấu “x” vào ô Đ(đúng), S(sai) tương ứng trong các khẳng định sau: Các khẳng định Đ S a) Hai đường chéo của hình thang cân chia hình đó thành 4 tam giác có diện tích bằng nhau. b) Hai đường chéo của hình thang cân chia hình đó thành 4 tam giác bằng nhau. c) Hai đường chéo của hình bình hành chia hình đó thành 4 tam giác có diện tích bằng nhau. d) Hai đường chéo của hình bình hành chia hình đó thành 4 tam giác bằng nhau. e) Hai đường chéo của hình chữ nhật chia hình đó thành 4 tam giác có diện tích bằng nhau. f) Hai đường chéo của hình chữ nhật chia hình đó thành 4 tam giác bằng nhau. g) Hai đường chéo của hình thoi chia hình đó thành 4 tam giác có diện tích bằng nhau. h) Hai đường chéo của hình thoi chia hình đó thành 4 tam giác bằng nhau. *Đáp án: a) Sai, b) Sai, c) Đúng, d) Sai, e) Đúng, f) Sai, g) Đúng, h) Đúng. 4. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà: - Ôn tập toàn bộ lý thuyết đã được HD trên lớp. - Xem lại các bài tập đã chữa. - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ I: Môn hình học và môn đại số

File đính kèm:

  • doctiet 3132 hinh hoc.doc