Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2007- 2008 Tiết 1 Tứ giác

Cung cấp cho HS một cách tương đối hệ thống các kiến thức về tứ giác: tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông (bao gồm định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của mỗi loại tứ giác trên). Chương I cũng giới thiệu hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng, hai hình đối xứng với nhau qua một điểm.

- Các kĩ năng về vẽ hình, tính toán, đo đạc, gấp hình tiếp tục được rèn luyện trong chương I. Kĩ năng lập luận và chứng minh hình học được coi trọng: hầu hết các định lí trong chương được chứng minh hoặc gợi ý chứng minh.

- Bước đầu rèn luyện cho HS những thao tác tư duy như quan sát và dự đoán khi giải, phân tích tìm tòi cách giải và trình bày lời giải của bài toán, nhận biết được quan hệ hình học trong các vật thể xung quanh và bước đầu vận dụng kiến thức hình học đã học vào thực tiễn.

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2007- 2008 Tiết 1 Tứ giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/09/07 Ngày giảng: 8A (06/09/07); 8B (07/09/07) Bài soạn: Tuần: 1 Tiết: 1 Chương i – tứ giác mục tiêu của chương - Cung cấp cho HS một cách tương đối hệ thống các kiến thức về tứ giác: tứ giác, hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông (bao gồm định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của mỗi loại tứ giác trên). Chương I cũng giới thiệu hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng, hai hình đối xứng với nhau qua một điểm. - Các kĩ năng về vẽ hình, tính toán, đo đạc, gấp hình tiếp tục được rèn luyện trong chương I. Kĩ năng lập luận và chứng minh hình học được coi trọng: hầu hết các định lí trong chương được chứng minh hoặc gợi ý chứng minh. - Bước đầu rèn luyện cho HS những thao tác tư duy như quan sát và dự đoán khi giải, phân tích tìm tòi cách giải và trình bày lời giải của bài toán, nhận biết được quan hệ hình học trong các vật thể xung quanh và bước đầu vận dụng kiến thức hình học đã học vào thực tiễn. 1. Tứ giác A. Mục tiêu - Về kiến thức cơ bản: HS nắm vững các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, các khái niệm (hai đỉnh kề nhau, hai đỉnh đối nhau, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác, tính chất của tứ giác, tổng bốn góc của tứ giác bằng 3600. - Về kĩ năng: HS tính được số đo của một góc khi biết ba góc còn lại; vẽ được một tứ giác khi biết các số đo của bốn cạnh và một đường chéo (dựa trên cách vẽ tam giác khi biết các số đo của ba cạnh). - Tư duy: Suy luận được tổng bốn góc ngoài của tứ giác bằn 3600. - Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản. b.chuẩn bị của gv và hs gV: Compa, thước thẳng, bảng phụ HS: Compa, thước thẳng c. tiến trình dạy học I. ổn định lớp II. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS và nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho môn hình học (lưu ý các em chưa có đủ đồ dùng học tập). - Đặt vấn đề: + ở lớp 7, các em đã được học và đã có được các kiến thức cơ bảng về tam giác: tính chất cơ bản của tam giác, các trường hợp bằng nhau của tam giác, các đường đồng quy trong tam giác, cách vẽ tam giác theo điều kiện cho trước … + ở lớp 8, chương học đầu tiên của môn hình học là chương tứ giác. Trong chương học này, các em sẽ được học về tứ giác, các loại hình tứ giác và các tính chất của từng loại tứ giác. III. Bài mới Hoạt động của gv Hoạt động của hs Ghi bảng hoạt động 1 (định nghĩa) GV treo bảng phụ đã vẽ trước hình1, hình 2 SGK lên bảng và nêu câu hỏi như sau: - Trong hình 1, hình 2 gồm có bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA. - Hình nào có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng? GV hỏi tiếp: - Các hình 1đều được gọi là tứ giác, còn hình 2 không được gọi là tứ giác. Vậy theo các em, tứ giác là hình như thế nào? GV (chốt lại vấn đề): - Nêu định nghĩa (SGK) và cho HS nhắc lại định nghĩa GV giải thích rõ nội dung của định nghĩa: + Trong định nghĩa này, bốn đoạn thẳng liên tiếp AB, BC, CD và DA có điểm đầu của đoạn thẳng thứ nhất trùng với điểm cuối của đoạn thẳng thứ tư. Trong bốn đoạn thẳng của tứ giác ABCD, không có bất bất cứ hai đoạn thẳng nào cùng nằm trên một đường thẳng. + Cách gọi tên tứ giác, phải đọc hoặc viết theo thứ tự các đoạn thẳng liên tiếp nhau. Có thể đọc hoặc viết tên tứ giác ABCD, BCDA, CDAB, DABC. + Các điểm A, B, C, D gọi là các đỉnh của tứ giác, các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh của tứ giác. Tóm lại, tên của tứ giác phải được đọc hoặc viết theo thứ tự của các đỉnh. GV cho HS thực hiện theo yêu cầu sau: - Các em hãy lấy mét thước kẻ lần lượt đặt trùng lên mỗi cạnh của các tứ giác hình 1, rồi quan sát xem: + Hình a) luôn luôn xảy ra hiện tượng gì? + Hình b), c) thì có hiện tượng gì? GV (chốt lại vấn đề, nêu định nghĩa về tứ giác và cho HS nhắc lại định nghĩa SGK): - Bất cứ đường thẳng nào chưa một cạnh của hình a) cũng không phân chia tứ giác thành hai phần nằm ở hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng đó. - Trường hợp b), c) thì không phải như vậy. - Do đó người ta phân chia tứ giác làm hai loại: Tứ giác lồi (hình a) và tứ giác không phải là tứ giác lồi (hình b, c). - Ta có định nghĩa GV lưu ý cho HS: Chương trình toán phổ thông chỉ học về tứ giác lồi. Do đó từ này trở đi, khi nói về tứ giác mà không chú thích gì thêm thì ta phải hiểu đó là tứ giác lồi. GV cho HS thực hiện nhanh trên bảng phụ HS (quan sát và trả lời): - HS1 trả lời - HS2 trả lời HS (suy nghĩ - trả lời): - HS1 trả lời - HS2 trả lời HS đọc HS khác nhắc lại HS nghe và hiểu HS (làm theo yêu cầu của giáo viên và rút ra nhận xét): - HS1 phát biểu - HS2 phát biểu - HS3 phát biểu HS nghe hiểu và nhắc lại định nghĩa vẽ tứ giác lồi trong SGK HS nghe hiểu 1 HS lên bảng thực hiện HS còn lại làm vào vở 1. Định nghĩa * Định nghĩa (SGK – T64) Trong các tứ giác ở hình 1 thì tứ giác hình a) luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác. * Định nghĩa tứ giác lồi (SGK – T65) D A B C M P N Q a) +Hai đỉnh kề nhau: Avà B, B và C, C và D, và A + Hai đỉnh đối nhau: A và C, B và D. b) Đường chéo (đoạn thẳng nối hai đỉnh đối nhau): AC, BD. c) + Hai cạnh kề nhau: AB và BC, BC và CD, CD và DA, DA và AB. + Hai cạnh đối nhau: AB và CD, AD và BC. d) + Góc: , , , + Hai góc đối nhau: và , và e) + Điểm nằm trong tứ giác (điểm trong của tứ giác): M, P. + Điểm nằm ngoài tứ giác (điểm ngoài của tư giác): N, Q. hoạt động 2 (tổng các góc của một tứ giác) GV vẽ tứ giác ABCD lên bảng và nêu câu hỏi: Không cần tính số đo mỗi góc, hãy tính xem tổng bốn góc của một tứ giác bằng bao nhiêu độ GV cho HS thực hiện theo nhóm GV đi xuống từng nhóm xem xem các em làm bài để giúp đỡ hoặc nắm thông tin cần thiết. GV cho đại diện một nhóm HS báo cáo kết quả GV chốt lại vấn đề như sau: - Nêu phương hướng và cách làm: + Chia tứ giác ABCD thành hai tam giác có chung một cạnh là đường chéo (chẳng hạn cạnh chung của là đường chéo AC). + Ta thấy tổng bốn góc của tứ giác ABCD bằng tổng các góc của hai tam giác và . + Do đó tổng các góc của hai tam giác bằng 2x1800 = 3600. + Từ đó suy ra tổng các góc của một tứ giác 3600. - Cách làm cụ thể được trình bày trên bảng phụ HS vẽ hình vào vở HS suy nghĩ, không yêu cầu trả lời ngay HS thực hiện theo nhóm HS đại diện nhóm nêu rõ cách làm và cho biết kết quả HS quan sát và sửa chữa nếu sai HS đọc định lí HS khác nhắc lại 2. Tổng các góc của một tứ giác a) Tổng ba góc của tam giác bằng 1800. b) Hình vẽ 2 1 2 1 D A B C Vẽ thêm đường chéo AC và kí hiệu các góc như hình vẽ + Hay * Định lí (SGK – T65) IV. Củng cố - Bài tập 1, 2 (SGK – T66). V. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc định nghĩa tứ giác và định nghĩa tứ giác lồi. - Tự chứng minh đinh lí tổng bốn góc của một tứ giác bằng 3600. - Làm các bài tập 3, 4 (SGK – T67). 5, 8 (SBT – T61). D. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTiết 1.doc