Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2011- 2012 Tiết 17: Luyện Tập

A.MỤC TIÊU:

 

- Kiến thức: Củng cố cho HS tính chất các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước, định lí về đường thẳng song song cách đều.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích bài toán; tìm được đường thẳng cố định, điểm cố định, điểm di động và tính chất không đổi của điểm, từ đó tìm ra điểm di động trên đường nào.

- Thái độ : Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.

 

B.CHUẨN BỊ:

 

- GV: Thước thẳng, com pa, ê ke, bảng phụ, phấn màu.

- HS : Thước thẳng, com pa, ê ke.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2011- 2012 Tiết 17: Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn : 16/10/2011 Giảng: 8a: 20/ 10/2011 8b: 20/ 10/2011 Tiết17: LUYỆN TẬP. A.MỤC TIÊU: - Kiến thức: Củng cố cho HS tính chất các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cho trước, định lí về đường thẳng song song cách đều. - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích bài toán; tìm được đường thẳng cố định, điểm cố định, điểm di động và tính chất không đổi của điểm, từ đó tìm ra điểm di động trên đường nào. - Thái độ : Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế. B.CHUẨN BỊ: - GV: Thước thẳng, com pa, ê ke, bảng phụ, phấn màu. - HS : Thước thẳng, com pa, ê ke. C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Ổn định tổ chức. (1p) Sĩ số : Lớp 8a: .................................... 8b: ................................... II. Kiểm tra . Hoạt động I Kiểm tra (5 ph) - Phát biểu định lí về các đường thẳng song song và cách đều. - Chữa bài 67 SGK. ( Hình vẽ 97) - GV nhận xét cho điểm HS. Đáp án : (sgk-102) Bài 67 (sgk-102) Sử dụng tính chất đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang để chứng minh III. Bài mới. (38p) Hoạt động II Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung - Chữa bài 126 tr 73 SBT. -HS: Tìm hiểu bài - Trên hình những điểm nào cố định những điểm nào di động? -HS: - Điểm I di chuyển trên đường nào? -HS: Trả lời GV: Có thể gợi ý qua I kẻ đường thẳng // BC và cắt AB và AC tại P và Q Xét D AMB có IP là đường gì của tam giác Xét D AMC có IQ là đường gì của tam giác suy ra PQ = ? HS: PQ = Vậy có kết luận gì về điểm I -1HS: lên làm -GV: Nhận xét và cho đáp án Bài 70 tr 103 SGK: GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. -HS: làm theo nhóm -GV: theo dõi các nhóm làm và có thể gợi ý GV yêu cầu đại diện hai nhóm lên trình bày GV: Nhận xét và cho đáp án * Biện luận : nếu B º O thì C như thế nào với E Þ kết luận -GV: Ngoài cách làm trên có thể chứng minh theo cách khác - Yêu cầu HS nhắc lại hai tập hợp điểm: + Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước. + Đường trung trực của một đoạn thẳng. - Bài 72 SGK GV đưa đầu bài lên bảng phụ, hỏi: Căn cứ vào kiến thức nào mà ta kết luận được đầu chì C vạch nên đường thẳng song song với AB và AB là 10 cm. - GV đưa hình 68 tr143 SGV là cái Tơ- ruýt- canh, dụng cụ vạch đường thẳng song song của thợ mộc, thợ cơ khí lên bảng phụ. Nói cách sử dụng để HS hiểu nguyên tắc hoạt động của dụng cụ. Bài 126. Chứng minh: Qua I kẻ đường thẳng song song với BC ,cắt AB và AC theo thứ tự ở P và Q D AMB có AI = IM (gt) IP // BM nên P là trung điểm của AB . c/m tương tự Q là trung điểm của AC Þ PQ là đường trung bình của D Þ PQ = (không đổi) Mà BC là đường thẳng cố định Þ I nằm trên đường thẳng // BC, cách BC một khoảng bằng Nếu M º B Þ I º P (P là trung điểm của AB) Nếu M º C Þ I º Q (Q là trung điểm của AC) Vậy I di chuyển trên đường trung bình PQ của D ABC Bài 70 Cách 1: Kẻ CH ^ O x D AOB có AC = CB (gt) CH // AO (cùng ^ O x) Þ CH là đường trung bình của D, vậy CH = Nếu B º O Þ C º E (E là trung điểm của AO) Vậy khi B di chuyển trên tia O x thì C di chuyển trên tia Em // O x, cách O một khoảng bằng 1 cm. Cách 2: Nối CO D vuông AOB có AC = CB (gt) Þ OC là đường trung tuyến của D Þ OC = AC = (tính chất D vuông) Có OA cố định Þ C di chuyển trên tia Em thuộc đường trung trực của đoạn thẳng OA. Bài 72 (sgk-103) Vì điểm C luôn cách mép gỗ AB 1 khoảng không đổi bằng 10 cm nên đầu chì C vạch nên đường thẳng song song với AB và cách AB là 10 cm Hoạt động III Hướng dẫn về nhà (1 ph) - Làm bài 127, 129, 130 tr 73 SBT. - Ôn tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành và hình chữ nhật, tính chất tam giác cân. Rút kinh nghiệm. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... *********************************** Ngày soạn:16/10/2011 Ngày giảng:8a: 22/10/2011 8b: 22/10/2011 Tiết 18: HÌNH THOI A.MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: + HS hiểu định nghĩa hình thoi, các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một hình thoi. + Biết vẽ một hình thoi, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi. + Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế. 2- Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng trên. 3- Thái độ : Rèn ý thức học cho HS. B.CHUẨN BỊ: - GV: Thước thẳng, com pa, ê ke, bảng phụ ghi định nghĩa, định lí, dấu hiệu nhận biết hình thoi và bài tập. - HS : Thước thẳng, com pa, ê ke. C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. ổn định tổ chức(1ph) Sĩ số : Lớp 8a: ......................................... 8b: ........................................ II. kiểm tra bài cũ:(3ph) vẽ hình bình hành ABCD, phát biểu định nghĩa, tính chất hình bình hành nêu dấu hiệu nhận biết hình bình hành Đáp án : vẽ hình ĐN,T/C, dấu hiệu (sgk-90-91) \III. Bài mới : 41p Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động I 1. định nghĩa (6 ph) GV vẽ hình thoi ABCD lên bảng. Hỏi: Tứ giác ABCD có gì đặc biệt? HS: GV giới thiệu đó là hình thoi. ? Hình thoi là tứ giác như thế nào HS: GV: chốt lại đn về hình thoi GV: Tổng quát tứ giác là hình thoi khi và chỉ khi có bốn cạnh bằng nhau - GV yêu cầu HS làm ?1 -HS: c/m -GV: chốt lại - GV nhấn mạnh: Vậy hình thoi là một hình bình hành đặc biệt. Tứ giác ABCD có AB = BC = CD = DA là một hình thoi *ĐN: (sgk-104) ABCD là hình thoi Û AB = BC = CD = DA ?1. ABCD có AB = BC = CD = DA Þ ABCD cũng là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau. Hoạt động II 2. tính chất (12 ph) ?2 cho hình thoi ABCD , hai đường chéo cắt nhau tại O GV: Đưa ra ?2 HS: Tìm hiểu ?2 - Hình thoi có những tính chất gì? Hãy nêu những tính chất đó. HS: - Hãy phát hiện thêm tính chất khác của hình thoi về hai đường chéo? -HS: GV: yêu cầu HS đọc định lí SGK - Cho biết GT, KL của định lí. - HS: xem chứng minh (sgk-105) - GV yêu cầu HS phát biểu lại định lí. - Hãy phát biểu tính chất đối xứng của hình thoi? -HS: ?2 Hình 101 a, Theo tính chất của hình bình hành thì hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường b, AC ^ BD và AC là đường phân giác của góc A và CA là đường phân giác của góc C, BD là đường phân giác của của góc B và DB là đường phân giác của góc D Định Lí:Sgk-104 GT ABCD là hình thoi KL AC ^ BD A1 = A2; B1 = B2 C1 = C2; D1 = D2 Chứng minh: D ABC có AB = BC (định nghĩa hình thoi) Þ D ABC cân. Có OA = OB (tính chất hình bình hành) Þ BO là trung tuyến Þ BO cũng là đường phân giác, đường cao (tính chất D cân) Vậy BD ^ AC và B1 = B2 Chứng minh tương tự Þ C1 = C2, D1 = D2, A1 =A2 + Giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi. + BD, AC là trục đối xứng của hình thoi. Hoạt động III 3. Dấu hiệu nhận biết (12 ph) - Hình bình hành cần có điều kiện gì sẽ trở thành hình thoi? -HS: - GV đưa dấu hiệu nhân biết hình thoi lên bảng phụ, yêu cầu HS chứng minh dấu hiệu 2, 3. - Yêu cầu HS làm ?3 - Cho biết GT, KL của bài toán. -HS: nêu ý tưởng cách c/m -GV: Hướng dẫn cách C/m -HS: Xem c/m (sgk) . * Dấu hiệu nhận biết: SGK. ?3 chứng minh dấu hiệu nhận biết 3 GT ABCD là hình bình hành AC ^ BD KL ABCD là hình thoi Chứng minh: ABCD là hình bình hành nên AO = OC (tính chất hình bình hành) Þ D ABC cân tại B vì có BO vừa là đường cao vừa là trung tuyến Þ AB = BC. Vậy hình bình hành ABCD là hình thoi vì có hai cạnh kề bằng nhau. Hoạt động IV Củng cố , luyện tập (10 ph) - Yêu cầu HS làm bài 73 SGK - GV vẽ hình bài tập 73 vào bảng phụ - Yêu cầu HS trả lời miệng. -HS: Nhận xét -GV: Chốt lại - Hãy so sánh tính chất hai đường chéo của hình chữ nhật và hình thoi. Bài 73 - Hình 102a: tứ giác ABCD là hình thoi (theo định nghĩa) - Hình 102b: EFGH là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau. Lại có EG là đường phân giác góc E Þ E FGH là hình thoi. - Hình 103c: KINM là hình bình hành vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. Lại có IM ^ KN Þ KINM là hình thoi. - Hình 102e: Nối AB Þ AC = AB = AD = BC = BD = R Þ ADBC là hình thoi (theo định nghĩa) Hoạt động V Hướng dẫn về nhà (1 ph) - Làm bài 74, 76, 78 tr 106 SGK. - Ôn tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành, hình chữ nhật hình thoi. Rút kinh nghiệm: ................................ Ký duyệt của tổ trưởng Nội dung .......................... Phương pháp .......................

File đính kèm:

  • docT19-20.doc