Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2011- 2012 Tiết 63: Hình chóp đều và hình chóp cụt

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Kiến thức : + HS có khái niệm về hình chóp, hình chóp đều, hình chóp cụt đều (đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, trung đoạn, đường cao).

 + Củng cố khái niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

- Kỹ năng : + Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy.

 + Biết cách vẽ hình chóp tứ giác đều.

- Thái độ : Góp phần rèn luyện tư duy cho HS.

B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Chuẩn bị của thầy: Mô hình hình chóp, hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều, hình chóp cụt đều.

2. Chuẩn bị của trò: Kéo, giấy.

C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

I. Ổn định tổ chức lớp.(1p)

 Sĩ số: lớp 8a: .

 8b: .

II. Kiểm tra bài cũ.

III. Bài mới.32p

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2011- 2012 Tiết 63: Hình chóp đều và hình chóp cụt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/04/2012 Ngày giảng: 8a:20/04/2012 8b: 20/04/2012 Tiết 63: HÌNH CHÓP ĐỀU VÀ HÌNH CHÓP CỤT A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Kiến thức : + HS có khái niệm về hình chóp, hình chóp đều, hình chóp cụt đều (đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, trung đoạn, đường cao). + Củng cố khái niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. - Kỹ năng : + Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy. + Biết cách vẽ hình chóp tứ giác đều. - Thái độ : Góp phần rèn luyện tư duy cho HS. B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Chuẩn bị của thầy: Mô hình hình chóp, hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều, hình chóp cụt đều. 2. Chuẩn bị của trò: Kéo, giấy. C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: I. Ổn định tổ chức lớp.(1p) Sĩ số: lớp 8a: ......................................... 8b: ........................................ II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới.32p Hoạt động của GV- HS Nội dung chính Hoạt động I (10p) - GV đưa ra mô hình 1 hình chóp và giới thiệu. -HS: Quan sát tìm hiểu GV: Hình chóp khác hình lăng trụ đứng thế nào ? -1HS: trả lời - GV đưa hình 116 chỉ rõ: Đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, đường cao của hình chóp. 1. Hình chóp . Hình 116 là một hình chóp - Có một đáy là một đa giác, các mặt bên là các tam giác có cung một đỉnh. Hình chóp S.ABCD có: - Đỉnh: S. - Các cạnh bên: SA ; SB ; SC ; SD. - Đường cao SH. - Mặt bên: SAB ; SBC ; SCD ; SDA. - Mặt đáy: ABCD. Hoạt động 2(15) - GV cho HS quan sát mô hình hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều, yêu cầu HS nhận xét mặt đáy, các mặt bên của hai hình chóp đều này. -1HS: Nhận xét - GV hướng dẫn HS vẽ hình chóp tứ giác đều theo các bước. - GV nêu khái niệm trung đoạn (SI) của hình chóp. - Trung đoạn của hình chóp có vuông góc với mặt phẳng đáy không ? -1HS: trả lời -GV: Cho học sinh làm ? + Chia lớp thành các nhóm -HS: Làm theo nhóm 2. Hình chóp đều . - Hình chóp đều là hình chóp có mặt đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh (là đỉnh của hình chóp). Cách vẽ hình chóp tam giác đều: + Vẽ đáy hình vuông (hình bình hành). + Vẽ hai đường chéo của đáy, vẽ đường cao của hình chóp. + Đặt S trên đường cao, nối S với các đỉnh của hình vuông đáy. (Phân biệt nét khuất). ? Hoạt động 3(7p) - GV đưa hình 119 (118) SGK lên bảng giới thiệu hình chóp cụt đều như SGK. - Hình chóp cụt đều có mấy mặt đáy ? -1HS: trả lời - Các mặt đáy có đặc điểm gì ? -1HS: trả lời 3. Hình chóp cụt đều. - Có hai mặt đáy là hai đa giác đều đồng dạng với nhau, nằm trên hai mặt phẳng song song. - Các mặt bên là những hình thang cân. * Nhận xét(sgk-118) IV. Củng cố-Luyện tập (11 ph) -GV: đưa ra bài tập 36(sgk-118) -HS: Tìm hiểu -1HS: lên làm chóp tam giác đều Chóp tứ giác đều Chóp ngũ giác đều Chóp lục giác đều Đáy tam giác đều Hình vuông Ngũ giác đều Lục giác đều Mặt bên tam giác cân tam giác cân tam giác cân tam giác cân Số cạnh đáy 3 4 5 6 Số cạnh 6 8 10 12 Số mặt 4 5 6 7 V.Hướng dẫn học ở nhà (1 ph) - Bài tập: 56, 57 SBT. - Luyện tập cách vẽ hình chóp, so sánh hình chóp với lăng trụ. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 15/04/2012 Ngày giảng: 8a:21/04/2012 8b: 21/04/2012 Tiết 64: DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA HÌNH CHÓP ĐỀU A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Kiến thức : + HS nắm được cách tính diện tích xung quanh của hình chóp đều. + Biết áp dụng công thức tính toán đối với các hình cụ thể. + Củng cố khái niệm hình học cơ bản ở các tiết trước. - Kỹ năng : Luyện kĩ năng cắt, gấp hình. - Thái độ : Góp phần rèn luyện tư duy cho HS. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1.Chuẩn bị của thầy: Giáo án , kéo, tờ bìa 2. Chuẩn bị của trò : Kéo ,tờ bìa C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: I Ổn định tổ chức lớp.(1p) Sĩ số: Lớp 8a: ........................................... 8b: ........................................... II. Kiểm tra bài cũ.(5p) - Thế nào là hình chóp đều ? - Vẽ một hình chóp tứ giác đều, chỉ trên các hình đó: đỉnh, cạnh bên , mặt bên, mặt đáy, đường cao, trung đoạn của hình chóp. III.Bài mới.28p Hoạt động của GV- HS Nội dung chính Hoạt động 2(15p) - GV hướng dẫn HS xây dựng công thức. GV: Đưa ra ? và hình vẽ 123 -HS: Tìm hiểu ? -1HS: Lên làm -GV: Chốt lại GV: Giới thiệu công thức -HS: Ghi nhớ - Yêu cầu HS phát biểu thành lời. - Diện tích toàn phần của hình chóp tính như thế nào ? -1HS: trả lời - Yêu cầu HS làm bài 43 (a). 1. Công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp ? Hình 123 a, có 4 mặt b,Diện tích mỗi mặt là 12cm2 c, Diện tích đáy của hình chóp đều là 16cm2 d, Tổng diện các mặt bên là 48cm2 *Công thức. Sxq = p.d * Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn. (p: nửa chu vi đáy; d: trung đoạn). * Diện tích toàn phần Stp = Sxq + Sđ. Hoạt động 3(13p) - GV đưa hình 124 SGK lên bảng yêu cầu HS đọc đề bài. - Để tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều này ta làm thế nào ? -1HS: Trả lời -HS: cả lớp tìm hiểu vd 2.Ví dụ SGK. Sxq = pd. P = P = (cm). Vì DSBC = DABC nên trung đoạn SI bằng đường cao AI của tam giác đều ABC. Trong D vuông ABI có BAI = 300. Þ BI = AI2 = AB2 - BI2 (đ/l Pytago) = 32 - Þ AI = Sxq = p. d = (cm2). IV. Củng cố-Luyện tập (10 ph) - Yêu cầu HS làm bài tập 40 . - Yêu cầu HS vẽ hình. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần. -1HS: lên làm GV: Nhận xét và cho đáp án Bài 40(sgk-121) Trung đoạn: 20cm ; Stp=2100 cm2 V.Hướng dẫn học ở nhà(1p) - Nắm vững công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình chóp đều. - làm bài tập: 41, 42, 43 (b, c) . Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt của tổ trưởng. .......................................... ........................................ Ngày /04/2012

File đính kèm:

  • docT 63 - 64.doc
Giáo án liên quan