Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2012- 2013 Tiết 13 Luyện Tập

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 + HS được củng cố khái niệm đối xứng tâm là đối xứng qua 1 điểm, cách xác định 1 hình đối xứng với 1 hình cho trước qua 1 tâm cho trước.

 + Được luyện tập qua các bài tập chứng minh tính chất đối xứng tâm.

 + Rèn luyện kĩ năng vẽ hình và tính chuẩn xác ở hình vẽ.

 * Trọng tâm: Các bài tập chứng minh tính chất đối xứng tâm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

GV: + Bảng phụ ghi các BT. Thước thẳng, phấn mầu, compa

HS: + Thước kẻ, hình vẽ .

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2012- 2013 Tiết 13 Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28 /9/2012 Ngày dạy : 4/10/2012 Tiết 13 : Luyện tập *********–&—********* I. Mục tiêu bài dạy: + HS được củng cố khái niệm đối xứng tâm là đối xứng qua 1 điểm, cách xác định 1 hình đối xứng với 1 hình cho trước qua 1 tâm cho trước. + Được luyện tập qua các bài tập chứng minh tính chất đối xứng tâm. + Rèn luyện kĩ năng vẽ hình và tính chuẩn xác ở hình vẽ. * Trọng tâm : Các bài tập chứng minh tính chất đối xứng tâm. II. Chuẩn bị của gv và hs: GV: + Bảng phụ ghi các BT. Thước thẳng, phấn mầu, compa HS: + Thước kẻ, hình vẽ . Iii. tiến trình bài dạy. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV nêu yêu cầu của BT: Cho DABC và điểm O nằm ngoài tam giác. Hãy vẽ DA'B'C' là đối xứng của DABC + Hãy nhận xét về hai tam giác: + Học sinh xác định theo quy tắc: CV B' A' O A C' B HS quan sát hình vẽ và cho nhận xét Hoạt động 2: Luyện tập ( 35’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV cho HS làm BT54: Cho góc vuông xOy, điểm A nằm trong góc đó. Gọi B là điểm đối xứng của A qua O, gọi C là điểm dối xứng của A qua Oy. Chứng minh rằng điểm B là đối xứng của điểm C qua O. + Sau khi cho học sinh vẽ hình cú ý cách lấy đối xứng trục, GV nêu yêu cầu: để chứng minh B và C đối xứng nhau qua tâm O ta cần chứng minh B và C thoả mãn các điều kiện gì? Hãy chỉ ra các tam giác bằng nhau để có các cặp đoạn thẳng bằng nhau, các cặp góc bằng nhau. Từ hai biểu thức (*) và (**) ị đpcm. + Học sinh đọc nội dung trong SGK, sau đó vẽ hình theo hướng dẫn của giáo viên. x O A B C y 1 2 3 4 + Ta cần chứng minh O chính là trung điểm của BC Û chứng minh 2 ý: đ B, O, C thẳng hàng đ OB = OC + HS chứng minh: Dựa vào cắc cặp tam giác bằng nhau ị OB = OA và OA = OC ị OB = OC (*) và lại có ; mà = 900ị+ = 1800 ị B, O, C thẳng hàng (**) + Giáo viên cho HS làm BT 55: Cho hình bình hành ABCD gọi O là giao điểm của 2 đường chéo. Một đường thẳng đi qua O cắt AB và CD tại M và N. Chứng minh rằng M và N đối xứng nhau qua O. + Gv yêu cầu học sinh trả lời cáccau hỏi để đi tới việc chứng minh 2 tam giác bằng nhau: đ Dựa vào tính chất đường chéo hình bình hành. đ Dựa vào tính chất cặp cạnh đối AD // BC. đ Dựa vào 2 góc đối đỉnh. ị DMOA = DNOC (g-c-g ) ị OM = ON Vậy M và N đối xứng nhau qua tâm O. + GV cho HS quan sát các hình vẽ trong SGK và yêu cầu HS chỉ ra các hình có tâm đối xứng. + GV cho HS thực hiện BT57 (bảng phụ) Chỉ ra các câu đúng Sai: Câu Nội dung Đ S 1 Tâm đối xứng của một đường thẳng là điểm bất kỳ của đường thẳng đó 2 Trọng tâm của một tam giác là tâm đối xứng của tam giác đó 3 Hai tam giác đối xứng nhau qua một điểm thì có chu vi bằng nhau + GV phân tích cho HS các câu được hiểu tại sao đúng và tại sao sai qua các phản ví dụ. Kết quả: mã số 1-2-3 Û Đ-S-Đ + GV củng cố toàn bài. + HS vẽ hình và thực hiện các khâu chuẩn bị C B M O N D A HS được hướng dẫn chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp g-c-g để suy ra hai đoạn thẳng OM = ON (cặp cạnh tương ứng bằng nhau. + HS quan sát các hình: Tam giác đều Đoạn thẳng Biển tránh chướng ngại vật Biển cấm đi ngược chiều + Đoạn thẳng có tâm đối xứng chính là trung điểm của nó. + Tam giác đều có tâm đối xứng chính là trọng tâm của nó. + Biển cấm đi ngược chiều có tâm đối xứng là tâm đường tròn. IV. hướng dẫn học tại nhà (3'). + Nắm vững các yêu cầu của bài học (các khái niệm, định nghĩa, cách vẽ đối xứng tâm, đối xứng trục, phát hiện hình có tâm đối xứng, hình có trục đối xứng). + BTVN: BT còn lại ở SGK - BT trong SBT. + Chuẩn bị cho bài sau: Hình chữ nhật.

File đính kèm:

  • docHinh 8 - Tiet 13.doc
Giáo án liên quan