I- MỤC TIÊU
ã Học sinh có khái niệm hnhf chóp, hình chóp đều và hình chóp cụt đều( đỉnh, mặt bên, mặt đáy, trung đoạn, đường cao)
ã Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy.
ã Biết cách vẽ hình chóp tứ giác đều
ã Củng cố khái niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
* Trọng tâm: Học sinh có khái niệm hnhf chóp, hình chóp đều và hình chóp cụt đều( đỉnh, mặt bên, mặt đáy, trung đoạn, đường cao)
II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.
- Thước thẳng, bảng phụ,mô hình hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều, ghình chóp cụt.
III- TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 931 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 năm học 2012- 2013 Tiết 63 Hình chóp đều và hình chóp cụt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Dương Tiến Mạnh
Ngày soạn : 12/4/2010
Ngàydạy : /4/2010
Tiết 63: hình chóp đều và hình chóp cụt
*********&*********
I- Mục tiêu
Học sinh có khái niệm hnhf chóp, hình chóp đều và hình chóp cụt đều( đỉnh, mặt bên, mặt đáy, trung đoạn, đường cao)
Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy.
Biết cách vẽ hình chóp tứ giác đều
Củng cố khái niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
* Trọng tâm: Học sinh có khái niệm hnhf chóp, hình chóp đều và hình chóp cụt đều( đỉnh, mặt bên, mặt đáy, trung đoạn, đường cao)
II- Đồ dùng dạy- học.
Thước thẳng, bảng phụ,mô hình hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều, ghình chóp cụt.
III- Tiến trình dạy- học.
Hoạt động 1
1. Hình chóp ( 10 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV đưa mô hình hình chóp và giới thiệu.
Hình chóp có một mặt đáy là đa giác, còn các mặt bên là các tam giác có chung một đỉnh. Đỉnh này gọi là đỉnh của hình chóp.
Mặt bên
S
A
B
C
D
Đỉnh
Mặt đáy
cạnh bên
Đường cao
GV – Em thấy hình chóp khác hình lăng trụ đứng ở chỗ nào?
GV yêu cầu HS đọc tên đỉnh, đáy, mặt bên, cạnh bên.
GV giới thiệu cách kí hiệu và gọi tên hình chóp theo đa giác đáy.
Ví dụ: Hình chóp tứ giác, hình chóp tam giác.
HS quan sát hình và nghe GV giới thiệu.
HS: Hình chóp chỉ có một mặt đáy, hình lăng trụ có hai mặt đáy bằng nhau, nằm trên hai mặt phẳng song song.
Các mặt bên hình chóp là ác tam giác, các mặt bên của hình lăng trụ đứng là các hình chữ nhật.
Các cạnh bên của hình chóp cắt nhau tại đỉnh, các cạnh bên của hình lăng trụ đứng song song với nhau và bằng nhau.
HS: Nghe GV trình bày
HS: Hình chóp S.ABCD có:
Đỉnh: S
Các cạnh bên: SA;SB;SC;SD
Đường cao:
Mặt bên: SAB; SCD ;SBC; SAD.
Mặt đáy: ABCD.
Hoạt động 2
2. hình chóp đều ( 15 phút)
GV giới thiệu: Hình chóp đều là hình chóp có mặt là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau và có chung đỉnh( là dỉnh của hình chóp)
-Gv cho HS quan sát mô hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều và yêu cầu HS nêu nhận xét về mặt đáy, các mặt bên của hai hình chóp đều này.
GV yêu cầu HS quan sát hình 117 SGK- tr.117 và vẽ vào vở.
Gv hướng dẫn HS vẽ hình chóp tứ giác đều theo các bước.
+ Vẽ đáy hình vuông nhìn theo phối cảnh ra hình bình hành.
+ Vẽ hai đường chéo của đáy và từ giao của hai đường chéo vẽ đường cao của hình chóp.
+Trên dường cao, đặt đỉnh S và nối với các đỉnh của hình vuông đáy.
( Chú ý phân biệt nét liền và nét khuất)
+ Gọi I là trung điểm của của BC => SI là trung đoạn của hình chóp tứ giác.
GV hỏi: Trung đoạn của hình chóp có vuông góc với mp đáy không?
Gv yêu cầu HS làm bài tập 37 tr.118 SGK.
Hãy xét xem sự đúng sai của các phát biểu dưới đây:
Hình chóp đều có đáy là hình thoi và chân đường cao trùng với giao điểm của hai đường chéo của đáy.
Hình chóp đều có đáy là hình chữ nhật và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo.
-Gv cho HS quan sát hình khai triển của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều. Sau đó yêu cầu hai HS gấp để được hình chóp ứ giác đều và hình chóp tam giác đều.? SGK.tr-117
HS nghe GV giới thiệu.
HS quan sát mô hình.
HS nhận xét.
S
A
B
C
D
I
H
Trung đoạn
HS: Trung đoạn của hình chóp không vuông góc với mp đáy, chỉ vuông góc với cạnh đáy của hình chóp.
HS: Trả lời miệng.
Sai: Vì hình thoi không phải là tứ giác đều.
Sai: Vì hình chữ nhật không phải là tứ giác đều.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 3
3. hình chóp cụt đều (6 phút)
GV đưa hình 119 SGK tr.118 lên bảng phụ và giới thiệu về hình chóp cụt tứ giác đều như SGK.
GV cho HS quan sát mô hình hình chóp cụt đều.
GV hỏi:
Hình chóp cụt đều có mấy mặt đáy
Các mặt đáy có đặc điểm gì?
Các mặt bên có đặc điểm gì?
HS quan sát hình 119 SGK.
HS:
Hình chóp cụt đều có hai đáy là hai đa giác đều đồng dạng với nhau, nằm trên hai mp song song.
Các mặt bên là những hình thang cân.
Hoạt động 4
Luyện tập- thực hành (12 phút)
Bài 36 tr.118 SGK.
GV đưa đề bài lên bảng phụ yêu cầu HS quan sát các hình chóp đều và trả lời để điền vào ô trống.
HS quan sát và trả lời câu hỏi.
Chóp tam giác đều
Chóp tứ giác đều
Chóp ngũ giác đều
Chóp lục giác đều
Đáy
Tam giác đều
Hình vuông
Ngũ giác đều
Lục giác đều
Mặt bên
Tam giác cân
Tam giác cân
Tam giác cân
Tam giác cân
Số cạnh đáy
3
4
5
6
Số cạnh
6
8
10
12
Số mặt
4
5
6
7
Bài 38 SGK.tr. 119
GV yêu cầu HS quan sát hình121 SGK rồi trả lời.
Kết quả.
Không được: Vì đáy có 4 cạnh mà chỉ có 3 mặt bên.
b),c): Gấp được hình chóp đều.
d) Không được vì có hai mặt bên chồng lên nhau, còn một cạnh đáy thiếu mặt bên.
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Bài tập 56, 57 tr.122 SGK.
Luyện cách vẽ hình chóp váo sánh hình chóp với hình lăng trụ.
Đọc trước bài Sxq của hình chóp đều.
Vẽ, cắt, gấp miếng bìa như ở hình 123 tr. 120 SGK theo các kích thước trên hình, tiết sau mang đi để học bài mới
File đính kèm:
- Hinh 8 - Tiet 63s.doc