Giáo án Hình học lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 8

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức : Hiểu được định nghĩa tứ giác.

 2. Về kĩ năng: Vận dụng được định lí về tổng các góc của một tứ giác.

 3. Về thái độ: Học sinh tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.

II. CHUẨN BỊ

 GV: SGK,SGV, bảng phụ, thư¬ớc thẳng.

 HS: Thước thẳng, com pa.

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 

doc22 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : NG: CHƯƠNG I : TỨ GIÁC TIẾT 1: TỨ GIÁC I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức : Hiểu được định nghĩa tứ giác. 2. Về kĩ năng: Vận dụng được định lí về tổng các góc của một tứ giác. 3. Về thái độ: Học sinh tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. II. CHUẨN BỊ GV: SGK,SGV, bảng phụ, thước thẳng. HS: Thước thẳng, com pa. III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1.Tổ chức : 8A: ……………………… 8B:…………………… 2.Kiểm tra bài cũ. Phát biểu định lí tổng các góc của tam giác? 3.Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa tứ giác. GV: treo bảng phụ vẽ hình 1SGK. GV: giới thiệu các hình 1a;1b;1c là tứ giác, hình 2 không là tứ giác. GV: Thế nào là tứ giác? GV: Cho HS đọc định nghĩa SGK. GV: Cho HS làm ?1 GV: Tứ giác ABCD trên hình 1a là tứ giác lồi. GV: Thế nào là tứ giác lồi? GV: Cho HS làm ?3 GV: Hướng dẫn học sinh tìm hai đỉnh kề nhau,hai đỉnh đối nhau, đường chéo, hai cạnh kề nhau, góc tứ giác, góc đối ,điểm trong và điểm ngoài tứ giác. 1.Định nghĩa. HS theo dõi. HS phát biểu định nghĩa tứ giác SGK. HS tự tìm hiểu về cách đọc tên của tứ giác. HS trả lời : hình 1a HS phát biểu định nghĩa tứ giác lồi SGK HS tự tìm hiểu về phần chú ý SGK. HS làm ?3 . . × a)Hai đỉnh kề nhau:B và C,C và D,Dvà A - Hai đỉnh đối nhau : A và C, D và B b) Đường chéo: AC, BD c) Hai cạnh kề nhau:BC và CD,CD và DA, DA và AB. d) Góc : A; B; C; D Hai góc đối nhau: A và C , B và D. c) Điểm trong của tứ giác: M, P Điểm ngoài của tứ giác: N Hoạt động 2: Tổng các góc của một tứ giác. GV: Cho HS làm ?3 a) Nêu định lí tổng ba góc của một tam giác ? b) Vẽ đờng chéo BD - áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào ∆ABD, ∆BDC. GV: Tổng các góc của một tứ giác bằng bao nhiêu độ? 2. Tổng các góc của một tứ giác. HS: làm ?3 a) Tổng 3 góc của một tam giác bằng 1800 b) ∆ABD có: A + B1+D1 = 1800 (1) ∆BDC có: C + B2+D2 = 1800 (2) Cộng (1),(2) theo từng vế ta có: A + C + (B1+B2) + (D1+D2) = 3600. Þ A + B + C + D = 3600 Định lí:Tổng các góc của tứ giác bằng 3600 4. Củng cố. GV: Cho HS làm bài 1SGK. 600 1050 treo bảng phụ vẽ hình 5a), 5d) 1100 1200 800 1a) 1d) Tơng tự : hình 6a) HS làm bài 1. Hình 1a) Tứ giác ABCD có A + B + C + D = 3600 Þ 1100 +1200 + 800+ x =3600 Þ x = 500. Hình 1d) Ta có :I = 900 , K =1200,M= 750 Tứ giác MNIK có M +N+ I + K =3600. Þ 750 + x + 900+ 1200 = 3600 Þ x = 750 Hình 6a) x = 1000 5.Hướng dẫn về nhà - Ôn tập định nghĩa, định lí tổng các góc của tứ giác - Làm các bài tập còn lại. ----------------------------------------------------------------------------- NS: NG: TIẾT 2 : HÌNH THANG I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Hiểu được định nghĩa hình thang, hình thang vuông.. 2. Về kĩ năng: Vận dụng được định nghĩa, tính chất để giải các bài toán liên quan đến hình thang. 3. Về thái độ: Học sinh tích cực suy nghĩ, tìm tòi kiến thức mới. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ, Thước thẳng, êke. HS : Thước thẳng, eke III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Tổ chức: 8A: ……………………… 8B:…………………… 2.Kiểm tra bài cũ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Cho HS làm bài tập 3 SGK(67) GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình và viết GT,KL GV:Gọi HS lên bảng làm GV: Chốt lại bài Bài 3 SGK HS vẽ hình Viết GT,KL GT Tứ giác ABCD,AB=AD,CB = CD A = 1000, C = 600. KL a) AC là đường trung trực của BD b) B = ? D= ? Giải Từ AB = AD, CB =CD Þ AC là đường trung trực của BD Nối AC DABC =DADC (c.c.c) Þ B = D Từ đó Þ B =D =[3600- (1000+600)]:2 =1000 HS nhận xét. 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa hình thang. GV: Treo bảng vẽ phụ hình 13 SGK. Hai cạnh AB và CD của tứ giác ABCD trên hình 13 có gì đặc biệt? GV: Tứ giác ABCD trên hình 13 có AB//CD là một hình thang. Hình thang là gì? GV: Treo bảng phụ vẽ hình 14 SGK. 1. Định nghĩa. HS: Trả lời AB//CD HS: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song. GV: Giới thiệu : Hình thang ABCD có - AB,CD là cạnh đáy - AD, BC là cạnh bên - AH là đường cao GV: Cho HS làm ?1 Treo bảng phụ vẽ hình 15 SGK. Tìm các tứ giác là hình thang? Có nhận xét gì về hai góc kề một cạnh bên của hình thang? Hoạt động 2: Tìm hiểu nhận xét GV: Cho HS làm ?2 Treo bảng phụ vẽ hình 16,17 SGK. Gọi 2 HS lên bảng viết GT,KL và chứng minh. D C A B D C A B Hình 16 Hình 17 GV: Gợi ý: Kẻ thêm đờng chéo AC. GV: Từ kết quả của ?2 em rút ra nhận xét gì ? GV: Nêu nhận xét SGK. Hoạt động 3: Hình thang vuông GV: Vẽ hình 18 SGK lên bảng. GV: Hình thang ABCD, AB//CD, Â=900 Ta gọi ABCD là hình thang vuông. GV: Thế nào là một hình thang vuông ? HS vẽ hình 14 vào vở. H D C A Cạnh bên Cạnh bên Cạnh đáy Cạnh đáy HS theo dõi. HS: Trả lời ?1 a) Trên hình 15, ta có Hình thang ABCD, GHEF b) Tổng hai góc kề một cạnh bên của hình thang bằng 1800. Nhận xét: HS: Làm ?2 a) GT Hình thang ABCD, AB//CD, AD//BC KL AD=BC, AB=CD - Kẻ đờng chéo AC. - Chứng minh : DABC = DCDA (g-c-g) Þ AB=CD, AD = BC. b) GT Hình thang ABCD, AB//CD, AB=CD KL AD//BC, AD=BC - Kẻ đờng chéo AC. - Chứng minh : DABC = DCDA (c.g.c) Þ BC=AD, BCA = DAC Từ BCA = DAC Þ AD//BC . HS: Nêu nhận xét của mình. D C B A 2. Hình thang vuông HS vẽ hình 18 SGK vào vở. HS: Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông. 4. Củng cố. GV: Cho HS làm bài 7 SGK. GV: Treo bảng phụ vẽ hình 21 SGK. GV: Hướng dẫn. Vận dụng tính chất : Hai đờng thẳng song song bị cắt bởi đờng thẳng thứ ba thì + Hai góc so le trong bằng nhau + Hai góc đồng vị bằng nhau. + Hai góc trong cùng phía bù nhau. 3HS lên bảng làm. Hình 21a) x=1000, y=1400 Hình 21b) x= 700, y=500 Hình 21c) x= 900, y=1150. 5.Hướng dẫn về nhà. Đọc lại bài. Làm bài tập 6,8,9,10 SGK. --------------------------------------------------------- NS : NG: TIẾT 3: HÌNH THANG CÂN I.MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức: HS hiểu được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân. 2. Về kĩ năng: Vận dụng định nghĩa, tính chất hình thang cân vào làm bài toán chứng minh và dựng hình đơn giản. 3. Về thái độ: HS tìm hiểu hình thang cân trong thực tế, hứng thú học tập với bộ môn hơn. II. CHUẨN BỊ. -GV: Bảng phụ, thước thẳng. -HS: Thước thẳng, Thước đo độ. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Tổ chức: 8A: ……………………… 8B:…………………… 2. Kiểm tra bài cũ Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Cho HS làm bài 9SGK Gọi 1 HS lên bảng làm. GV nhận xét, cho điểm. HS: lên bảng vẽ hình, viết GT,KL. GT Tứ giác ABCD, AB=AC, A1=A2 KL ABCD là hình thang D C B A Chứng minh - DABC cân (vì AB=BC) Þ A2=C1(1) - AC là tia phân giác của A Þ A2=A1(2) Từ (1),(2) Þ A1 =C1 Þ AD//BC Þ ABCD là hình thang HS nhận xét. 3.Bài mới. Hoạt động 1: Định nghĩa GV: Treo bảng phụ vẽ hình 23 SGK GV: Cho HS làm ?1 GV: Hình thang ABCD là hình thang cân. GV: Thế nào là hình thang cân? 1. Định nghĩa. HS: Trả lời ?1 C =D (Hai góc kề đáy CD bằng nhau) HS: trả lời GV:Giới thiệu định nghĩa SGK GV: Tứ giác ABCD là hình thang cân đáy AB, CD Û AB//CD và C=D hoặc A=B. Áp dụng. GV: Cho HS làm ?2 GV: Treo bảng phụ vẽ hình 24 SGK Hoạt động 2: Tính chất của hình thang cân: Định lí 1: SGK GV: Gọi HS vẽ hình , ghi GT và KL GV: Gợi ý : HS kéo dài 2 cạnh bên GV: Nêu ra trường hợp nếu hai cạnh bên không cắt nhau ( song song) yêu cầu HS tự c/m GV: Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau có là hình thang cân không ? Treo bảng phụ vẽ hình 27 SGK GV: nêu chú ý SGK Định lí 2: GV: Vẽ hình 28 , ghi GT và KL GT Hình thang cân ABCD, AB//CD KL AC=BD GV: Yêu cầu HS chứng minh ? GV: Nhận xét, cho điểm. GV:Từ chứng minh trên thì hình thang cân có tính chất gì? * Định lí: Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau. Hoạt động3: Dấu hiệu nhận biết hình thang cân: GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?3 SGK GV:Nêu Định lí 3. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân. GV:Gọi HS nêu 2 dấu hiệu nhận biết hình thang cân? HS: đọc định nghĩa SGK HS: ghi vở. HS: Làm ?2 a) Các hình thang cân là ABCD, MNIK, PQTS. b) Hình 24a) D = 1000 Hình 24c) N=700 , I = 1100. Hình 24d) S =900 c) Hai góc đối của hình thang cân bù nhau. 2. Tính chất của hình thang cân: Định lí 1: HS: vẽ hình, viết GT,KL O GT Hình thang cân ABCD, AB//CD KL AD=BC A 2 2 B 1 1 Xét hai trường hợp D C a, AD cắt BC ở O (AB < CD) ABCD là hình thang cân A1 = B1, C =D Từ A1 = B1 A2=B2 DOAB cân OA = OB (1) mà C=D DODC cân OD = OC (2) Từ (1) và (2) OD - OA=OC - OB AD = BC. b) AD//BC AD =BC. HS: Trả lời. HS theo dõi. Định lí 2: . HS: Chứng minh Xét ADC và BCD AD = BC (gt) D = C DC cạnh chung DADC = DBCD AC = BD. HS: Trả lời. 3. Dấu hiệu nhận biết hình thang cân: HS: Thực hiện ?3 m A B - Vẽ AC ,BD : AC=BD, A,B Î m D C - Đo C ,D - Hình thang ABCD là hình thang cân. HS: rút ra nhận xét. HS theo dõi. HS: * Dấu hiệu nhận biết hình thang cân. 1. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân. 2. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân. 4. Củng cố : - Rèn luyện cách áp dụng định nghĩa và tính chất hình thang cân vào giải bài tập : - Làm bài tập 11; 12 . 5. Hướng dẫn về nhà: -Làm các bài tập 13,14,15 SGK . -Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng -Tìm ứng dụng của hình thang trong đời sống ; Đọc phần đọc thêm . …………………………………………………….. NS: NG: TIẾT 4 : LUYỆN TẬP I . MỤC TIÊU : 1. Về kiến thức: HS hiểu được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân. 2. Về kĩ năng: Vận dụng định nghĩa, tính chất hình thang cân vào làm bài toán chứng minh và dựng hình đơn giản. 3. Về thái độ: HS tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập. II- CHUẨN BỊ : - HS: Học lại tổng các góc trong tam giác , định lí tứ giác ,hình thang, hình thang cân , các đường thẳng // .Dụng cụ học tập Êke .Giấy kẻ ô vuông. - GV: Bảng phụ, phiếu học tập, đồ ding dạy học. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1. Tổ chức: 8A: ……………………… 8B:…………………… 2. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình thang cân? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1: Giải bài tập 16 SGK (75) GV : Vẽ hình ghi GT,KL GT DABC cân tại A, BF,CE là tia phân giác KL BCFE là hình thang cân, EF=FC GV: Yêu cầu lên bảng thực hiện ? GV: Yêu cầu HS nhận xét ? GV: nhận xét và cho điểm. Bài 16 SGK HS: C/m - DABF=DACE (g.c.g) Þ AF=AE Þ DAEF cân. - Từ hai tam giác cân ABC và AEF Þ ABC =AEF Þ EF //BC Þ BCFE là hình thang. - DABC cân tại A Þ B=C Þ BCEF là hình thang cân. - DEFC cân Þ EF=FC. HS nhận xét. Hoạt động 2: Giải bài tập 17 SGK (75) GV : Gọi HS vẽ hình ghi GT,KL GV: Gọi HS lên bảng trình bày c/m. GV: Hướng dẫn: - c/m: EC=ED , EA=EB Þ AC=BD GV: Nhận xét và chữa bài. Bài 17 SGK HS: Thực hiện vẽ hình và c/m. A B E D C GT Hình thang ABCD(AB//CD) có ACD=BDC KL ABCD là hình thang cân HS: Lên bảng trình bày c/m Gọi E là giao điểm của AC và BD DECD có ACD=BDC ÞDECD cân Þ EC =ED (1) c/m tương tự EA=EB (2) Từ (1),(2) Þ AC=BD Þ ABCD là hình thang cân. HS: Nhận xét Hoạt động3: Giải bài tập 18 T75 GV: Vẽ hình , ghi GT và KL GT Hình thang ABCD(AB//CD) có AC=BD, BE//AC KL rBDE cân rACD = rBDC ABCD là h.t. cân GV: Yêu cầu lên bảng thực hiện ? GV: Yêu cầu HS nhận xét ? GV: nhận xét và cho điểm. Bài 18 SGK HS: Chứng minh. A B 1 1 D C E a/ Hình thang ABEC (AB//CE) có AC//BE ÞAC =BE, mà AC=BD (gt) nên BE=BD do đó rBDE cân b/ AC//BE => C1=E (đồng vị) - rBDE cân tại B => C1=D1 - rACD = rBDC(c.g.c) c/ rACD = rBDC => D = C. Suy ra ABCD là hình thang cân. HS: nhận xét. 4. Củng cố : - Nêu các dấu hiệu nhạn biết hình thang , hình thang cân? - Rèn luyện cách áp dụng vào giải bài tập 19: 5. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập :26,30,31,32,33 SBT. - Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng ………………………………………………………………….. NS: NG: TIẾT 5: ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG. I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức:Học sinh hiểu định nghĩa và tính chất của đường trung bình tam giác. 2. Về kĩ năng: Vận dụng được định lí về đường trung bình của một tam giác và tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước . 3. Về thái độ: Học sinh rèn tính cẩn thận, chính xác. II- CHUẨN BỊ : - HS: Học lại tổng các góc trong tam giác , định lí tứ giác ,hình thang , các đường thẳng // .Dụng cụ học tập ,thước thẳng Êke .Giấy kẻ ô vuông. - GV: Bảng phụ, phiếu học tập, đồ dùng dạy học. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1.Tổ chức. 8A: ……………………… 8B:…………………… 2.Kiểm tra bài cũ. Kết hợp trong giờ 3.Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Đặt vấn đề vào bài như SGK Hoạt động 1: Định lí 1 GV : Cho HS làm ?1 SGK GV: Gọi HS nêu GT,KL GV: Gợi ý chứng minh. vẽ BF//AB (FÎBC) EA=EC Ý rADE= rEFC GV: Gọi HS lên bảng c/m GV: Cho HS phát biểu dự đoán thành định lí. GV: Chính xác phát biểu của HS. 1. Đường trung bình của tam giác. Định lí 1: HS:Dự đoán vị trí điểm E trên cạnh AC HS: chứng minh dự đoán. HS: vẽ hình vào vở HS: lên bảng c/m Kẻ EF//AB (FÎBC) Hình thang BDEF(DE//BF) có BD//EF Þ BD = EF, mà AD=BD(gt) Þ EF=AD. rADE= rEFC (g.c.g) ÞEA=EC Þ E là trung điểm của AC. HS: Phát biểu: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba. GV: Treo bảng phụ vẽ hình 35 SGK Giới thiệu: rABC có AD=DB,AE=EB thì DE là đường trung bình của rABC. GV: Thế nào là đường trung bình của một tam giác? Hoạt động 2: Định lí 2 GV: Cho HS làm ?2 GV: Giới thiệu định lí 2 * Định lí 2: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy. GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình, viết GT,KL GV: Hướng dẫn chứng minh. - Vẽ điểm F : ED=EF - rADE= rCFE(c.g.c) Þ AD=CF Â=C1 - c/m DB=CF. - c/m DB//CF Þ DBCF là hình thang. - Hình thang DBCF (DB//CF) có DB=CF nên DF//BC , DF=BC - Từ đó suy ra đpcm. HS: Vẽ hình vào vở. HS: Ghi vở. HS: Trả lời. HS: đọc định nghĩa SGK. Định lí 2: HS: Thực hiện ?2 rABC có AD=DB, AE=EB Kiểm tra ADE = B Kiểm tra DE=BC HS: Đọc nội dung định lí. HS: vẽ hình, viết GT,KL. A D E F 1 B C GT rABC có AD=DB, AE=EB KL DE//BC, DE=BC HS: Theo dõi, về nhà tự chứng minh. Hoạt động3: Áp dụng GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?3 SGK GV: Gọi 1HS đứng tại chỗ trả lời. Áp dụng HS: Thực hiện câu ?3 DE là đường trung bình của tam giác ABC DE = BC = 2DE = 100m 4. Củng cố - Làm bài tập 20 (Sử dụng ĐL 1); 21(sử dụng ĐL2) SGK . GV: Hướng dẫn: Ta có góc C = góc K KI//CB và AK = CK I là trung điểm của AB x = AI = BI = 10cm 5. Hướng dẫn về nhà -Làm các bài tập 22SGK . BT:34,35,36 SBT(Tg64) -Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng …………………………………………………………. NS: NG: TIẾT 6 : ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức:Học sinh hiểu định nghĩa và tính chất của đường trung bình hình thang. 2. Về kĩ năng: Vận dụng được định lí về đường trung bình của một hình thang và tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước . 3. Về thái độ: Học sinh rèn tính cẩn thận, chính xác. II- CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ, thước thẳng, com pa. HS: Ôn lại tổng các góc trong tam giác , định lí tứ giác ,hình thang , các đường thẳng song song .Dụng cụ học tập Êke .Giấy kẻ ô vuông. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Tổ chức. 8A: ……………………… 8B:…………………… 2. Kiểm tra bài cũ Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Cho HS làm bài 22SGK Treo bảng phụ vẽ hình 43 SGK A I D E B M C Yêu cầu HS chứng minh AI=IM. GV: Gọi 1HS lên bảng chứng minh GV: nhận xét, cho điểm 3.Bài mới Hoạt động 1: Định lí 3: HS: Thực hiện ?4 SGK GV : Nêu GT,KL GT Hình thang ABCD, AB // CD, AE=ED, EF// AB, EF // CD KL BF = FC GV: Gọi HS lên bảng c/m GV:Cho HS phát biểu dự đoán thành định lí GV: Chính xác phát biểu của HS HS chứng minh DBDC có EM là đường trung bình nên EM//DC Þ EM//DI DAEM có AD=DE và DI//EM nên suy ra AI=IM. HS nhận xét 2. Đường trung bình của hình thang. Định lí 3: HS : Thực hiện ?4 HS: Dự đoán: IA=IC, FB=FC HS: Chứng minh - DACD có AE=ED , EI//DC Þ AI=IC. - DABC có AI=IC , IF//AB Þ FB=FC. HS: Phát biểu thành định lí. HS: Đọc định lí 3 SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu định nghĩa đường trung bình GV: Giới thiệu đường trung bình của hình thang . GV: Cho HS đọc định nghĩa SGK HS: vẽ hình 38 SGK vào vở Hình thang ABCD có AE=ED và BF = FC . Khi đó EF gọi là đường trung bình của hình thang ABCD. HS: đọc định nghĩa SGK Hoạt động 3: Định lí 4 GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại định lí 2 về tính chât đường trung bình của tam giác ? GV: Hãy dự đoán t/c đường trung bình của hình thang ? GV:Vẽ hình ghi GT,KL. Cho hình thang ABCD GT AB // CD, AE=ED,BF=FC KL EF //AB ,EF // CD EF=(AB+CD)/2 GV: Hướng dẫn : Kẻ AF kéo dài cắt đường thẳng DC tại K. - C/m EF là đường trung bình của tam giác ADK. GV: nhận xét Áp dụng : GV:Yêu cầuThực hiện ?5 SGK Treo bảng phụ vẽ hình 40 SGK. GV: nhận xét và cho điểm Định lí 4 HS: Phát biểu định lí 2 SGK HS: Phát biểu định lí 4 về đường trung bình của hình thang . HS vẽ hình vào vở 2 1 HS: lên bảng thực hiện c/m Gọi K=AF ÇDC . - DFBA=DFCK (g.c.g) suy ra AF=FK, AB=CK. -DADK có AE=ED,AF=FK nên EF là đường trung bình suy ra EF//DK, EF=DK - EF//DK suy ra EF//AB, EF//CD - Mà DK = DC + DK =DC+AB Do đó EF= HS thực hiện ?5 Ta có AD//EB//CH (cùng ^ DH) Nên ACHD là hình thang và AB=BC, EB//AD//CH suy ra BE là đường trung bình nên BE=(AD+BC):2 suy ra 32=(24+x):2 . Từ đó x = 40 4. Củng cố -Làm bài tập 24 SGK . 5. Hướng dẫn về nhà -Làm các bài tập 25,26,27,28 trong SGK. -Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng . …………………………………………………… Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 7 : LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: HS hiểu các định lí về đường trung bình của tam giác, của hình thang 2. Về kĩ năng: Vận dụng được định lí về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang, tính chất cảu các điểm cách đều một đường thẳng cho trước. 3. Về thái độ: Tích cực làm bài tập giáo viên giao và tham gia góp ý với bài giải của bạn. II- CHUẨN BỊ GV: Thước thẳng, com pa, êke, bảng phụ. HS: Thước thẳng, compa, êke. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1.Tổ chức: 8A: ……………………… 8B:…………………… 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập của HS 3.Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Chữa bài tập 22 SGK (80) GV :Treo bảng phụ vẽ hình 43 SGK Yêu cầu HS ghi GT,KL GV: Yêu cầu lên bảng thực hiện ? HD: Chứng minh EM//CD rồi áp dụng định lí 1 vào DAEM để suy ra AI=IM GV: Yêu cầu HS nhận xét ? GV: Sửa lỗi cho HS ,và nhận xét HS: Viết GT,KL GT DABC có AD=DE=EB, BM=MC CD cắt AM tại I KL AI=IM 1 HS lên bảng trình bày lời giải DBCD có DE=EB và MB=MC nên ME là đường trung bình của tam giác. Do đó ME //CD hay DI//ME DAEM có AD=DE và DI//ME nên AI=IM HS nhận xét bài giải của bạn. Hoạt động 2: Chữa bài tập 25 SGK (80) GV : Gọi HS đọc đề bài. GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình, viết GT,KL GV: Gọi HS lên bảng trình bày c/m Hướng dẫn: a) Vận dụng t/c đường trung bình vào 2 tam giác ABD và BDC GV: Gọi HS nhận xét. GV: Nhận xét và sửa lỗi cho HS. HS: Thực hiện vẽ hình và viết GT,KL Hình thang ABCD( AB//CD) , GT AE=ED, BF=FC, BK=KD KL E, K, F thẳng hàng HS:chứng minh - DADB có EK là đường trung bình nên EK//AB. - DBDC có KF là đường trung bình nên KF//CD. Mà AB//CD nên EK//CD. Từ EK//CD và KF//CD suy ra E, K, F thẳng hàng. Hoạt động 2: Chữa bài 24 SGK(80) GV yêu cầu HS tìm hiểu đề bài. GV gọi HS lên bảng vẽ hình và viết GT, KL GV gọi HS lên bảng trình bày lời giải GV nhận xét, chốt bài. Bài 24 SGK HS tìm hiểu đề bài HS lên bảng vẽ hình và viết GT, KL GT AH^xy, BK ^xy, CI^xy AH=12 cm, BK=20 cm KL CI = ? HS trình bày lời giải trên bảng. Từ giả thiết suy ra AH//CI//BK Hình thang ABKH (AH//BK) có AC=CB và CI//AH//BK nên IH=IK Do đó CI là đường trung bình của hình thang ABKH suy ra CI=(AH+BK):2=(13+20):2=16 cm HS nhận xét bài giải của bạn. 4. Củng cố - Giải bài tập 39 SBT: 5. Hướng dẫn về nhà Làm bài tập :40 đến 44 SBT. Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 8 : LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: HS hiểu các định lí về đường trung bình của tam giác, của hình thang 2. Về kĩ năng: Vận dụng được định lí về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang, tính chất cảu các điểm cách đều một đường thẳng cho trước. 3. Về thái độ: Tích cực làm bài tập giáo viên giao và tham gia góp ý với bài giải của bạn. II. CHUẨN BỊ GV: Thước thẳng, com pa, êke, bảng phụ. HS: Thước thẳng, compa, êke. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1.Tổ chức: 8A: ……………………… 8B:…………………… 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập của HS 3.Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giải bài tập 26 SGK (75) GV :Treo bảng phụ vẽ hình 45 SGK Yêu cầu HS ghi GT,KL GV: Yêu cầu lên bảng thực hiện ? GV: Yêu cầu HS nhận xét ? GV: Sửa lỗi cho HS ,và nhận xét HS: Viết GT,KL GT AB//CD//EF//GH,AB=8cm, EF=16cm ,AC=EC=EG, BD=DF=FH KL x=? y=? Ta có : CD là đường trung bình của hình thang ABFE suy ra CD=(AB+EF):2 nên x= (8+16):2=12 cm Hình thang CDHG có EF là đường trung bình nên EF=(CD+GH):2 suy ra GH=2.EF- CD = 2.16-12= 20 cm Do đó : y=20cm. HS nhận xét Hoạt động 2: Giải bài tập 27 SGK (75) GV : Gọi HS đọc đề bài. GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình, viết GT,KL GV: Gọi HS lên bảng trình bày c/m Hướng dẫn: a) Vận dụng t/c đường trung bình vào 2 tam giác ACD và ABC b) Qua ba điểm bất kì E,K,F ta có bất đẳng thức nào? GV: Gọi HS nhận xét. GV: Nhận xét và sửa lỗi cho HS. HS: Thực hiện vẽ hình và viết GT,KL Tứ giác ABCD, AE=ED, BF=FC GT AK=KC a) So sánh EK và CD, KF và AB KL b) HS:chứng minh - DACD có EK là đường trung bình nên EK=CD. - DABC có KF là đường trung bình nên KF=AB. b) Ta luôn có : EF£ EK+KF từ đó suy ra HS nhận xét. Hoạt động3: Giải bài tập 28 (75) GV: Gọi HS đọc đề bài GV: Vẽ hình , ghi GT và KL trên bảng phụ. ABCD là hình thang(AB// CD) GT AE=ED, BF=FC, EF cắt BD tại I, cắt AC ở K, AB=6Cm , CD=10cm a/ AK=KC,BI=ID KL b/ Tính EI,KF,IK GV: Yêu cầu lên bảng thực hiện ? GV:Hướng dẫn: Áp dụng định lí 1 SGK vào các tam giác ABC và ABD GV: áp dung t/c đường trung bình vào các tam giác ABC,ABD,ACD. GV: Yêu cầu HS nhận xét ? GV: nhận xét và cho điểm. HS : Chứng minh a/ EF là đường trung bình của hình thang ABCD nên EF//AB//CD. -rABC có BF=FC, FK//AB nên AK=KC -rABD có AE=ED , EI//AB nên BI=ID b/ EF=8cm ,FI=3cm ,KF=3cm,IK=2cm - rABC có KF là đường trung bình nên KF=AB:2=3 cm - rABD có EI là đường trung bình nên EI=AB:2=3 cm - rACD có EK là đường trung bình nên EK=CD:2=5 cm Từ đó : IK=EK-EI=5-3=2 cm HS nhận xét. 4. Củng cố - Giải bài tập 40 SBT: 5. Hướng dẫn về nhà Làm bài tập :40 đến 44 SBT. ………………………………………………….

File đính kèm:

  • docHINH8(T1-8) CHUONGI.doc