Giáo án Hình học lớp 8 Tiết 12 Hình bình hành

I MỤC ĐÍNH

+ Kiến thức: HS nắm được định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. HS biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.

+ Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng suy luận, vận dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau, chứng minh 3 điểm thẳng hàng, hai đường thẳng song song.

+ Thái độ : Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, rèn ý thức học tập cho HS.

 II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Thước thẳng , com pa, bảng phụ, phấn mầu

- HS : SGK, thước thẳng, com pa, phiếu học tập

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.

* Hãy vẽ một hình thang có hai cạnh bên song song?

* Các cạnh đối của hình thang vừa vẽ có quan hệ như thế nào?

- Tứ giác có các cạnh đối song song gọi là hình bình hành.

- GV đặt vấn đề vào bài.

 3. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 Tiết 12 Hình bình hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / Ngày giảng: / / Tiết 12 hình bình hành I mục đính + Kiến thức: HS nắm được định nghĩa hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. HS biết vẽ hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành. + Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng suy luận, vận dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau, chứng minh 3 điểm thẳng hàng, hai đường thẳng song song. + Thái độ : Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, rèn ý thức học tập cho HS. II Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Thước thẳng , com pa, bảng phụ, phấn mầu - HS : SGK, thước thẳng, com pa, phiếu học tập III Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. * Hãy vẽ một hình thang có hai cạnh bên song song? * Các cạnh đối của hình thang vừa vẽ có quan hệ như thế nào? - Tứ giác có các cạnh đối song song gọi là hình bình hành. - GV đặt vấn đề vào bài. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Quan sát tứ giác ABCD trên hình 66 SGK, cho biết tứ giác đó có gì đặc biệt? GV: Hình thang ABCD vừa xét là HBH, vậy em nào định nghĩa HBH? GV: Tứ giác ABCD là hình bình hành khi nào? (GV ghi lại trên bảng) GV: Vậy hình thang có phải là hình bình hành không? GV: Hình bình hành có phải là hình thang không? GV: Hình bình hành là tứ giác là hình thang, vậy hình bình hành có những tính chất gì? - Hãy phát hiện thêm các tính chất về góc, về cạnh, về đường chéo của hình bình hành? HS: Phát hiện các tính chất song ghi gt, kl GV: Chép gt, kl (theo HS đọc) lên bảng GV: Cho HS nghiên cứu chứng minh trong SGK.Tr 91 GV: Căn cứ vào các tính chất vừa xét ta hãy suy nghĩ và nêu dấu hiệu nhận biết một hình trở thành HBH khi nào? HS: Nghiên cứu suy nghĩ và phát biểu dấu hiệu nhận biết HBH - GV đưa 5 dấu hiệu nhận biết hình bình hành lên bảng phụ nhấn mạnh. - GV: Trong 5 dấu hiệu này có 3 dấu hiệu về cạnh, một dấu hiệu về góc, một dấu hiệu về đường chéo. GV: Cho HS làm bài tập ?3 GV: Lưu ý ta cần chỉ ra vì sao kết luận hình đó là HBH vì sao? GV: Cheo bảng phụ có hình 71 cho HS tập nhận biết HBH bằng các dấu hiệu nhận biết. GV: Hướng dẫn cho HS nêu dấu hiệu kèm theo khi kết luận một hình là HBH. 1. Định nghĩa ?1 Vì =>AB//CD nên ABCD là hình thang => AD//BC + Định nghĩa: SGK Tứ giác ABCD là hình bình hành Û AB // CD ; AD // BC. 2. Tính chất * Định lí: SGK. Tr 90 Định lý: GT ABCD là hình bình hành AC cắt BD tại O KL a) AB = CD; AD = BC b) A = C ; B = D c) OA = OC; OB = OD Chứng minh: (SGK trang 90) 3.Dấu hiệu nhận biết hình bình hành ( SGKtrang 91) ?3 a) Tứ giác ABCD là HBH vì có các cạnh đối bằng nhau. b) Tứ giác EFGH là HBH vì có các góc đối bằng nhau. c)Tứ giác IKMN không phải là HBH vì IN không // KM. d) Tứ giác PQRS là HBH vì có hai đường chéo cắt nhau ở trung điểm mỗi đường. e) Tứ giác XYUV là HBH vì có hai cạnh đối VX và UV song song và bằng nhau. 4. Luyện tập tại lớp Bài 43. - Tứ giác ABCD là hình bình hành, tứ giác EFGH là hình bình hành vì có một cặp cạnh đối song và bằng nhau. - Tứ giác MNPQ là hình bình hành vì có hai cặp cạnh đối bằng nhau hoặc hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường (Thông qua chứng minh tam giác bằng nhau) 4. Củng cố Nhắc lại định nghĩa HBH, tính chất HBH và dấu hiệu nhận biết HBH? 5. Dặn dò học ở nhà - Về học thuộc các định nghĩa, tính chất, dấu hiệu và làm các BT sau - BTVN: 44 - 49 (SGK.Tr 92-93)

File đính kèm:

  • docTiet 12.doc
Giáo án liên quan