Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 36: Diện tích đa giác - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Hiền

- GV gthiệu hình 148 lên bảng phụ yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:

+ Để tính được diện tích của 1 đa giác bất kì ta làm như thế nào ?

+ Nêu cách tính diện tích hình 148a ?

+ Để tính SMNPQR ta làm ntn?

- Qua hình 148 GV chốt lại cách tính diện tích của các đa giác đơn giản.

- GV gthiệu hình 149 trang 129 lên bảng phụ thông báo: Trong 1 số trường hợp để dễ tính toán ta có thể chia đa giác thành nhiều tam giác vuông, hình thang vuông.

- GV gthiệu hình 150 lên bảng phụ và yêu cầu HS đọc VD trang 129.

- Ta nên chia đa giác thành những hình nào cho phù hợp

- Để tính được diện tích các hình trên ta phải biết độ dài những đoạn thẳng nào ?

- Yêu cầu HS dùng thước đo độ dài các đoạn thẳng trên hình 151 trong SGK và cho biết kết quả.

- Gọi 3 HS lên bảng tính diện tích của 3 hình vừa tạo được.

- Yêu cầu HS tính diện tích của đa giác ban đầu.

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 36: Diện tích đa giác - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:. Tiết 36 DIỆN TÍCH ĐA GIÁC. I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Viết được công thức tính diện tích các đa giác đơn giản đặc biệt là diện tích tam giác và hình thang. 2. Kĩ năng: - Chia một cách hợp lí đa giác cần tìm diện tích thành nhiều đa giác đơn giản. - Thực hiện được các phép vẽ đo cần thiết. - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, tính. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác xây dựng bài. II.CHUẨN BỊ : 1. GV: Bảng phụ hình 148, 149, 150 và thước, compa. 2. HS: Các công thức tính diện tích các hình đã học, thước, compa. III.TIẾN TRÌNH DẠY: A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’) ?Viết công thức tính diện tích của hbh, hình thang, hcn, hình vuông, tam giác vuông, tam giác thường B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG - GV gthiệu hình 148 lên bảng phụ yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời các câu hỏi: + Để tính được diện tích của 1 đa giác bất kì ta làm như thế nào ? + Nêu cách tính diện tích hình 148a ? + Để tính SMNPQR ta làm ntn? - Qua hình 148 GV chốt lại cách tính diện tích của các đa giác đơn giản. - GV gthiệu hình 149 trang 129 lên bảng phụ thông báo: Trong 1 số trường hợp để dễ tính toán ta có thể chia đa giác thành nhiều tam giác vuông, hình thang vuông. - HS quan sát các hình và trả lời các câu hỏi: + ta chia đa giác thành các tam giác hoặc tứ giác mà đã có công thức tính diện tích. + SABCDE = SABC+ SACD+ SADE + SMNPQR= SNST - (SMSR+SPQT) - HS quan sát hình 149 nhận biết cách tính diện tích trong hình. 1. Cách tính diện tích của một đa giác bất kì. a) SABCDE = SABC+ SACD+ SADE b) SMNPQR= SNST - (SMSR+SPQT) Chú ý: SGK trang 129. - GV gthiệu hình 150 lên bảng phụ và yêu cầu HS đọc VD trang 129. - Ta nên chia đa giác thành những hình nào cho phù hợp - Để tính được diện tích các hình trên ta phải biết độ dài những đoạn thẳng nào ? - Yêu cầu HS dùng thước đo độ dài các đoạn thẳng trên hình 151 trong SGK và cho biết kết quả. - Gọi 3 HS lên bảng tính diện tích của 3 hình vừa tạo được. - Yêu cầu HS tính diện tích của đa giác ban đầu. - HS đọc ví dụ trang 129. - Ta kẻ thêm đoạn CG, AH để được hình thang vuông CDEG, hình chữ nhật ABGH, hình tam giác AIH. - HS trả lời: Phải tính thêm độ dài các cạnh: CD, DE, CG, AB, AH, IK. - HS đo và thông báo kết quả. CD = 2cm, DE = 3cmm, CG =5cm, AB =3cm, AH=7cm, IK = 3cm - 3 HS lên bảng thực hiện HS1 tính dtích hình thang. HS2 tính diện tích HCN. HS 3 tính diện tích tam giác. - HS tính diện tích đa giác ban đầu SABCDEGHI= SDEGC+SABGH+SAIH 2 . Ví dụ. SGK trang 129. Biết CD = 2cm, DE =3cmm, CG =5cm, AB =3cm, AH=7cm, IK = 3cm Tính SABCDEGHI Giải. SDEGC = = = 8cm2 SABGH =AB. AH=3.7=21cm2 SAIH = = = 10,5cm2 Vậy SABCDEGHI= SDEGC+SABGH+SAIH = 8 + 21 + 10,5 = 39,5cm2 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7’) - Yêu cầu HS thực hiện bài 38 trang 130. - GV vẽ hình bài 38 yêu cầu HS quan sát hình vẽ nêu cách làm bài 38. - Để tính SEBGF ta làm ntn ? - Nêu cách tính S của đám đất còn lại. - Gọi HS lên bảng trình bày bài 38 trang 130. - Gọi HS khác nhận xét cách làm và kết quả của bài. - GV nhận xét chốt lại cách làm bài 38. - HS thực hiện bài 38 trang 130. - HS quan sát hình vẽ nêu cách làm. - HS nêu cách tính SEBGF SEBGF = FG . BC - Scòn lại = SABCD - SEBGF - HS trình bày lời giải bài 38. - HS nhận xét bài làm. 3. Luyện tập. Bài 38 trang 130. Tính SEBGF =? và Scòn lại Giải. Diện tích con đường hình bình hành là. SEBGF = FG . BC =50.120 SEBGF = 6000m2 Diện tích của đám đất hình chữ nhật ABCD là. SABCD= AB. CD = 150. 120 = 18000m2 Diện tích phần còn lại của đám đất là. Scòn lại = SABCD - SEBGF = 18000 - 6000 =12000m2 E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (1’) - Học thuộc các công thức tính diện tích đa giác. - Ôn lại các tính chất về 2 đường thẳng song song. - Đọc trước bài định lí Talet trong tam giác. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxga-hinh-8-ki-2-tiet-36_03092020.docx
Giáo án liên quan