I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Học sinh biết công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành các tính chất của diện tích. Hiểu được để chứng minh các công thức đó cần phải vận dụng các tính chất của diện tích.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để giải bài toán về diện tích.
- Biết cách vẽ hình chữ nhật hay hình bình hành có diện tích bằng diện tích hình bình hành cho trước. HS có kỹ năng vẽ hình.
3. Thái độ: Có ý thức học tập. Kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
II. Chuẩn bị:
*GV: Giáo án, dụng cụ vẽ hình.
*HS : Bài cũ, dụng cụ học tập
III. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu công thức tính diện tích của tam giác, hình chữ nhật ?
3.Bài mới:
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 từ tiết 33 đến tiết 36, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Ngày soạn: 30/12/2012
Tiết: 33 Ngày dạy:
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Học sinh biết công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành các tính chất của diện tích. Hiểu được để chứng minh các công thức đó cần phải vận dụng các tính chất của diện tích.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để giải bài toán về diện tích.
- Biết cách vẽ hình chữ nhật hay hình bình hành có diện tích bằng diện tích hình bình hành cho trước. HS có kỹ năng vẽ hình.
3. Thái độ: Có ý thức học tập. Kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
II. Chuẩn bị:
*GV: Giáo án, dụng cụ vẽ hình.
*HS : Bài cũ, dụng cụ học tập
III. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu công thức tính diện tích của tam giác, hình chữ nhật ?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
- GV?: Với công thức tính diện tích đã học ta có thể tính diện tích hình thang như thế nào.
- HS: Học sinh suy nghĩ trả lời. (có 2 cách đơn giản)
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh (nội dung ?1)
? Phát biểu bằng lời công thức trên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?2.
- HS: - cả lớp thảo luận nhóm và làm bài ra giấy
- GV cho cả lớp nhận xét.
- Gv nhận xét, kết luận lời giải của HS.
Gv cho HS nghiên cứu VD 3(sgk)
- Học sinh nghiên cứu đề bài.
- Giáo viên đưa hình 138 và 139 lên bảng phụ.
- HS dựa vào hình vẽ nêu cách làm.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng trình bày
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài 126(sgk).
1.Công thức tính diện tích hình thang
?1
Theo công thức tính diện tích ta có:
(tính chất của diện tích đa giác)
* Công thức:
Trong đó: a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao.
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
2. Công thức tính diện tích hình bình hành
?2
* Công thức:
3. Ví dụ:
Bài tập 126 (tr125 - SGK)
Độ dài của cạnh AD là:
Diện tích của hình thang ABDE là:
4. Củng cố:
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 27 (tr125 - SGK)
Ta có:
* Cách vẽ hình chữ nhật có cùng diện tích với hình bình hành:
- Lấy 1 cạnh của hình bình hành làm 1 cạnh của hcn.
- Kéo dài cạnh đối của hình bình hành, kẻ đường thẳng vuông góc với cạnh đó xuất phát từ 2 đầu đoạn thẳng của cạnh ban đầu.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài tập 28, 29, 31 (tr126 - SGK)
- Ôn lại các công thức tính diện tích các hình. Nêu mối quan hệ giữa hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật.
IV. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 20 Ngày soạn: 30/12/2012
Tiết: 34 Ngày dạy:
DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- HS biết công thức tính diện tích hình thoi, biết cách tính diện tích 1 tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau.
- Hiểu được để chứng minh định lý về diện tích hình thoi.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để tính diện tích hình thoi.
- Biết cách vẽ hình chữ nhật hay hình bình hành có diện tích bằng diện tích hình bình hành cho trước. HS có kỹ năng vẽ hình.
3. Thái độ: Có ý thức học tập. Cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
II.Chuẩn bị:
*GV: Giáo án, đồ dùng dạy học.
*HS : Bài cũ, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu định lý và viết công thức tính diện tích của hình thang, hình bình hành?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
* ĐVĐ: ta đã có công thức tính diện tích hình bình hành, hình thoi là 1 hình bình hành đặc biệt. Vậy có công thức nào khác với công thức trên để tính diện tích hình thoi không? Bài mới sẽ nghiên cứu.
- GV: Cho thực hiện bài tập
- Hãy tính diện tích tứ giác ABCD theo AC và BD biết AC BD
- GV: Em nào có thể nêu cách tính diện tích tứ giác ABCD?
- GV: Em nào phát biểu thành lời về cách tính S tứ giác có 2 đường chéo vuông góc?
- GV:Cho HS chốt lại
- GV: Cho HS thực hiện bài
- Hãy viết công thức tính diện tích hình thoi theo 2 đường chéo.
- GV: Hình thoi có 2 đường chéo vuông góc với nhau nên ta áp dụng kết quả bài tập trên ta suy ra công thức tính diện tích hình thoi
? Hãy tính S hình thoi bằng cách khác .
- GV: Cho HS làm việc theo nhóm VD
- GV cho HS vẽ hình 147 SGK
- Hết giờ HĐ nhóm GV cho HS đại diện các nhóm trình bày bài.
- GV cho HS các nhóm khác nhận xét và sửa lại cho chính xác.
b) MN là đường trung bình của hình thang ABCD nên ta có:
MN = = 40 (m)
EG là đường cao hình thang ABCD nên
MN.EG = 800 EG = = 20 (m)
Diện tích bồn hoa MENG là:
S = MN.EG = .40.20 = 400 (m2)
1- Cách tính diện tích 1 tứ giác có 2 đường chéo vuông góc
SABC = AC.BH ; SADC = AC.DH
Theo tính chất diện tích đa giác ta có
S ABCD = SABC + SADC
= AC.BH + AC.DH
= AC(BH + DH) = AC.BD
* Diện tích của tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau bằng nửa tích của 2 đường chéo đó.
2- Công thức tính diện tích hình thoi.
* Định lý:
S = d1.d2
Diện tích hình thoi bằng nửa tích hai đường chéo
3. VD
a) Theo tính chất đường trung bình tam giác ta có:
ME// BD và ME = BD; GN// BN và GN = BDME//GN và ME=GN=BD Vậy MENG là hình bình hành
T2 ta có:EN//MG ; NE = MG = AC (2)
Vì ABCD là Hthang cân nên AC = BD (3)
Từ (1) (2) (3) => ME = NE = NG =GM
Vậy MENG là hình thoi.
4. Củng cố:
Nhắc lại công thức tính diện tích tứ giác có 2 đường chéo vuông góc, công thức tính diện tích hình thoi.
5. Hướng dẫn về nhà:
Làm các bài tập 32, 34,35,36/ sgk.
IV. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 21 Ngày soạn: 06/01/2013
Tiết: 35 Ngày dạy:
DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- HS biết công thức tính diện tích các đa giác đơn giản( hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang).Biết cách chia hợp lý các đa giác cần tìm diện tích thành các đa giác đơn giản có công thức tính diện tích.
- Hiểu được để chứng minh định lý về diện tích hình thoi.
2.Kĩ năng:
- Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để tính diện tích đa giác, thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết để tính diện tích.
- HS có kỹ năng vẽ, đo hình.
3.Thái độ:
- Kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
- Tư duy nhanh, tìm tòi sáng tạo.
II.Chuẩn bị:
*GV: Giáo án, đồ dùng dạy học
*HS : Bài cũ, dụng cụ học tập
III. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Phát biểu định lý và viết công thức tính diện tích của hình thoi?
- HS2: Chữa bài tập 34 (sgk.128).
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
? Quan sát hình 148, 149 nêu cách phân chia đa giác để tính diện tích
Học sinh: suy nghĩ và trả lời (chia thành các tam giác hoặc hình thang, ...)
- Giáo viên treo bảng phụ hình 150.
- Học sinh quan sát hình vẽ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Cả lớp làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
? Để tính diện tích của đa giác trên ta làm như thế nào.
- Học sinh: chia thành các tam giác và hình thang.
? Diện tích của đa giác ABCDEGH được tính như thế nào.
- Học sinh:
? Dùng thước đo độ dài của các đoạn thẳng để tính diện tích các hình trên.
? Vậy diện tích của đa giác cần tính là bao nhiêu.
- Học sinh cộng và trả lời.
- Giáo viên lưu ý học sinh cách chia, đo, cách trình bày bài toán.
1.Quan sát hình
2.Ví dụ 1
- Dùng thước chia khoảng đo độ dài các đoạn thẳng ta có:
AH = 7cm; IF = 3cm; CG = 5cm;
AB = 3cm; DE = 3cm; CD = 2cm.
Theo công thức tính diện tích ta có:
4. Củng cố:
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 37 (tr130)
HD: Đo các đoạn thẳng BG, AC, AH, HK, KC, EH, KD
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học theo SGK, ôn tập các câu hỏi tr131 SGK.
- Làm bài tập 138,139, 140 - SGK
- Ôn tập lại công thức tính diện tích các hình.
IV. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 21 Ngày soạn: 06/01/2013
Tiết: 36 Ngày dạy:
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
HS nắm vững các công thức tính diện tích các hình đã học trong chương II.
2. Kĩ năng:
Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để tính diện tích các hình tam giác, tứ giác, đa giác.
3. Thái độ: Có ý thức học tập. Cẩn thận, chính xác khi tính toán.
II. Chuẩn bị:
*GV: Giáo án, đồ dùng dạy học
*HS : Bài cũ, dụng cụ học tập
III. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra xen trong bài.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
* Ôn tập lí thuyết:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3
( SGK\132) .
- HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi của GV.
- GV chốt lại công thức tính diện tích các hình đã học.
* Luyện tập:
- Cho HS làm bài tập 41( SGK.132)
- HS quan sát hình vẽ và làm BT:
- Tính diện tích tam giác DBE;
- Tính diện tích tứ giác EHIK
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 35
- Học sinh đọc bài 35
? ABD là tam giác gì.
- Có AB = AD cân, lại có góc A = 600
ABD là tam giác đều.
? Diện tích hình thoi ABCD tính như thế nào.
- Học sinh: bằng 2 lần diện tích ABD.
+Yêu cầu 1 Hs lên bảng trình bày,
Hs khác nhận xét
+Gv nhận xét, kết luận lời giải bài toán
- GV hướng dẫn cách 2.
- HS:Tìm hiểu cách tính khác.
I. Lý thuyết:
II. Luyện tập:
Bài tập 41( SGK.132)
a, Diện tích tam giác DBE là:
S = DE. BC = . 6. 6,8 = 20,4( cm2)
b, Diện tích tứ giác EHIK là:
Theo GT ta có:
cm
cm
Vậy:
cm2
cm2
Vậy diện tích tứ giác EHIK là:
S = 10,2 - 7,65 = 2,55 ( cm2)
Bài tập 35 (sgk.129)
4. Củng cố:
HD bài 42 (sgk.132)
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập 43 đến 47 (SGK)
- Đọc trước bài ''Định lí Ta-lét trong tam giác
IV. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- GIAO AN HH8 TIET 3336.doc