Giáo án Hình học lớp 8 Tuần 34 Tiết 66 Luyện Tập

I/ MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức:

 - Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích của lăng trụ một cách thích hợp.

 - Củng cố khái niệm song song, vuông góc giữa đường, mặt .

 2. Kĩ năng: - Phân tích hình, xác định đúng đáy, chiều cao của hình lăng trụ.

 - Tiếp tục luyện tập kĩ năng vẽ hình không gian.

 3. Tư tưởng: - Rèn tính kiên trì và linh hoạt trong giải toán.

II/ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, thước kẻ, bút chì, phiếu học tập của học sinh .

IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 1. Ổn định tổ chức lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ. (Thực hiện đồng thời trong quá trình chữa bài luyện tập).

 3. Nội dung bài mới.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 Tuần 34 Tiết 66 Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34 - Tiết: 66. Ngày soạn: 12/ 04/ 2010. luyện tập Lớp. Ngày dạy. Học sinh vắng mặt. Ghi chú. 8A ____/ ____/ 2010 8B ____/ ____/ 2010 I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích của lăng trụ một cách thích hợp. - Củng cố khái niệm song song, vuông góc giữa đường, mặt ... 2. Kĩ năng: - Phân tích hình, xác định đúng đáy, chiều cao của hình lăng trụ. - Tiếp tục luyện tập kĩ năng vẽ hình không gian. 3. Tư tưởng: - Rèn tính kiên trì và linh hoạt trong giải toán. II/ Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. III/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, thước kẻ, bút chì, phiếu học tập của học sinh ... IV/ Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. (Thực hiện đồng thời trong quá trình chữa bài luyện tập). 3. Nội dung bài mới. TG. Hoạt động của Thầy và Trò. Trình tự nội dung kiến thức cần ghi. 2p 8p 7p 8p 7p 10p + GV cùng HS nêu lại một số công thức của các bài học trước. + HS quan sát hình 111 - SGK để giải bài 30. + GV minh hoạ hình 111c) như sau: + GV chú ý đến các thao tác thuận và ngược ở bài tập này. Nên chia nhỏ thành ba bài và phân theo nhóm đối tượng để HS làm. + GV gọi một HS khá lên vẽ thêm các nét khuất ( AF, FC, EF) vào hình 112b). + GV hỏi: Cạnh AB song song với những cạnh nào? Hình 112. + GV yêu cầu HS quan sát hình 113 và gọi HS mức độ TB trả lời. + GV: Hướng dẫn HS vẽ toàn bộ hình để hình dung trước khi bắt tay vào tính toán. Hình 115. A - Lý thuyết Nhắc lại một số công thức B - Bài tập Bài 30. SGK/ Tr 114 Giải Hình a) - Diện tích đáy của lăng trụ là: Sđáy . - Thể tích của lăng trụ là: V = Sđáy.h = = . - Cạnh huyền của tam giác vuông ở đáy là: . - Diện tích xung quanh của lăng trụ là: . - Diện tích toàn phần của lăng trụ là: Stp = Sxq + 2Sđáy = 72 + 2.24 = 120 (cm2). Hình c) - Đáp số: . Bài 31. SGK/ Tr 115 Giải Lăng trụ 1 Lăng trụ 2 Lăng trụ 3 Chiều cao LT (h) 5cm 7cm 3cm Chiều cao đáy (h1) 4cm 2,8cm 5cm Cạnh ứng với h1 (Sđ) 3cm 5cm 6cm Diện tích đáy (Sđ) 6cm2 7cm2 15cm2 Thể tích LT (V) 30cm3 49cm3 0,0451( = 45cm3) Bài 32. SGK/ Tr 115 Giải a) Vẽ các nét khuất và điền thêm các chữ (chẳng hạn E, F) vào hình. Ta có cạnh AB // FC // ED. b) Tính thể tích lưỡi rìu. Sđáy . . c) Đổi đơn vị: . Khối lượng của lưỡi rìu là: . Bài 33. SGK/ Tr 115 Giải a) Các cạnh song song với cạnh AD là BC, EB, EH, FG. b) Cạnh song song với AB là cạnh EF. c) Các đường thẳng song song với mp (EFGH) là: AB (vì AB // EF); BC (vì BC // FG); CD (vì CD // GH); DA (vì DA // HE). d) Các đường thẳng song song với mp (DCGH) là: AE (vì AE // DH); BF (vì BF // CG). Bài 35. SGK/ Tr 116 Giải Diện tích đáy: Sđáy . Thể tích của lăng trụ: . 4. Củng cố bài giảng.(2p) Nhắc lại kiến thức cơ bản. Phương pháp giải các bài. 5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.(1p) Xem và làm các bài tập đã chữa. Bài về: Đọc trước phần B - $7. V/ Tự rút kinh nghiệm. ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Xác nhận của tổ chuyên môn. ___________________________________ ___________________________________ ___________________________________ ___________________________________ Tuần: 35 - Tiết: 67. Ngày soạn: 13/ 04/ 2010. phần b - hình chóp đều Bài 7 - $7. hình chóp đều và hình chóp cụt đều Lớp. Ngày dạy. Học sinh vắng mặt. Ghi chú. 8A ____/ ____/ 2010 8B ____/ ____/ 2010 I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS có khái niệm về hình chóp, hình chóp đều, hình chóp cụt đều. (đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, trung đoạn, đường cao). - Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy. - Củng cố khái niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. 2. Kĩ năng: - Biết cách vẽ hình chóp tứ giác đều. 3. Tư tưởng: - Rèn tính kiên trì và linh hoạt trong giải toán. II/ Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. III/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, mô hình, thước thẳng, phấn màu ... IV/ Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung bài mới. TG. Hoạt động của Thầy và Trò. Trình tự nội dung kiến thức cần ghi. 12p 5p 8p 2p 5p 7p 3p + GV đưa ra mô hình một hình chóp và giới thiệu: Hình chóp có một mặt đáy là một đa giác, các mặt bên là các tam giác có chung một đỉnh. Đỉnh chung này gọi là đỉnh của hình chóp. + GV: Em thấy hình chóp khác hình lăng trụ đứng thế nào? + HS: Hình chóp chỉ có một đáy, hình lăng trụ có hai mặt đáy bằng nhau, nằm trên hai mặt phẳng song song. Các mặt bên của hình chóp là các tam giác, các mặt bên của hình lăng trụ đứng là các hình chữ nhật. Các cạnh bên của hình chóp cắt nhau tại đỉnh của hình chóp. Các cạnh bên của hình lăng trụ song song và bằng nhau. + GV đưa hình 116 lên bảng chỉ rõ: Đỉnh, cạnh bên, mặt bên, đường cao của hình chóp. Hình bên là hình chóp S.ABCD có đỉnh là S, đáy là tứ giác ABCD, ta gọi là hình chóp tứ giác. + GV nêu và ghi bảng Hình chóp S.ABCD có: Đỉnh S; Các cạnh bên: SA, SB, SC, SD; Đường cao; Mặt bên: SAB, SBC, SCD, SDA; Mặt đáy: ABCD. + Giới thiệu cách kí hiệu và gọi tên hình chóp theo đa giác đáy. VD: Hình chóp tứ giác, hình chóp tam giác. + GV giới thiệu: Hình chóp đều là hình chóp có mặt đáy là một đa giác đều, các mặt bên là tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh (là đỉnh của hình chóp). + GV cho HS quan sát mô hình hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều và yêu cầu HS nêu nhận xét về mặt đáy, các mặt bên của hai hình chóp đều này. + GV yêu cầu HS quan sát hình 117, để chuẩn bị vẽ hình chóp tứ giác đều. + GV hướng dẫn HS vẽ tứ giác đều theo các bước: - Vẽ đáy hình vuông (nhìn phối cảnh ra hình bình hành). - Vẽ hai đường chéo của đáy và giao điểm của hai đường chéo vẽ đường cao của hình chóp. - Trên đường cao, đặt đỉnh S và nối S với các đỉnh của hình vuông đáy. (Chú ý phân biệt nét liền và nét khuất). - Gọi I là trung điểm của AB SI AB (tính chất tam giác cân). SI gọi là trung đoạn của hình chóp. + GV giới thệu hình 119 hoặc mô hình cho HS quan sát + GV hỏi: Hình chóp cụt đều có mấy mặt đáy? Các mặt đáy có đặc điểm gì? Các mặt bên là những hình gì? 1. Hình chóp Hình lăng trụ đứng. Hình chóp 2. Hình chóp đều Hình 117 + Nhận xét mô hình: Hình chóp tứ giác đều có mặt đáy là hình vuông, các mặt bên là các tam giác cân. Hình chóp tam giác đều có mặt đáy là tam giác đều, các mặt bên là các tam giác cân. Trung đoạn của hình chóp không vuông góc với mặt phẳng đáy, chỉ vuông góc với cạnh đáy của hình chóp. Chân đường cao H là tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy. + Thực hiện ? HS gấp hình theo hình 118 dưới đây và theo sự hướng dẫn của GV. 3. Hình chóp cụt đều Hình 119 * Nhận xét + Hình chóp cụt đều có hai mặt đáy là hai đa giác đều đồng dạng với nhau, nằm trên hai mặt phẳng song song. + Các mặt bên là những hình thang cân. Chẳng hạn mặt bên MNCB là một hình thang cân. Củng cố Bài 36. SGK/ Tr 118 Giải Chóp tam giác đều Chóp tứ giác đều Chóp ngũ giác đều Chóp lục giác đều Đáy Tam giác đều Hình vuông Ngũ giác đều Lục giác đều Mặt bên Tam giác cân Tam giác cân Tam giác cân Tam giác cân Số cạnh đáy 3 4 5 6 Số cạnh 6 8 10 12 Số mặt 4 5 6 7 + GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. Bài 38. SGK/ Tr 119 Giải a) Không được vì đáy có 4 cạnh mà chỉ có 3 mặt bên. b) c) gấp được hình chóp đều. d) Không được vì có hai mặt bên chồng lên nhau, còn một cạnh đáy thiếu mặt bên. 4. Củng cố bài giảng.(2p) Nhắc lại kiến thức cơ bản. Phương pháp giải các bài. 5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.(1p) Xem và làm các bài tập đã chữa. Bài về: 37, 39 - SGK/ Tr 118, 119. V/ Tự rút kinh nghiệm. ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Xác nhận của tổ chuyên môn. ___________________________________ ___________________________________ ___________________________________ ___________________________________

File đính kèm:

  • docTiet 66 67 Ki II Co hinh ve.doc
Giáo án liên quan