1. Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về hình vuông cho Hs.
b) Kỹ năng:
- Rèn cho Hs kĩ năng vẽ hình, chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau.
- Hs biết vận dụng các kiến thức về hình vuông vào tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế.
c) Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực, tự giác trong học tập.
2. Chuẩn bị:
a) Giáo viên: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng, êke.
b) Học sinh: Vở ghi, SGK, thước thẳng, êke.
3. Tiến trình bài dạy:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 - Tiết 21, 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: 8A
8B
Tiết 21
LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về hình vuông cho Hs.
b) Kỹ năng:
- Rèn cho Hs kĩ năng vẽ hình, chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau.
- Hs biết vận dụng các kiến thức về hình vuông vào tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế.
c) Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực, tự giác trong học tập.
2. Chuẩn bị:
a) Giáo viên: Giáo án, SGK, SBT, thước thẳng, êke.
b) Học sinh: Vở ghi, SGK, thước thẳng, êke.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu dấu hiệu nhận biết hình vuông ? Chứng minh dấu hiêu 2?
b) Nội dung bài mới:
Tg
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung ghi bảng
35’
Xem các câu sau đúng hay sai? Nếu sai hãy nêu một phần ví dụ?
a) Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi ?
b) Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi .
c) Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau.
d) Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau là hình thoi.
e) Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
Cho Hs làm bài tập 84 - Sgk.
Cho D chạy trên cạnh BC ở vị trí nào của D thì tứ giác ADEF là hình thoi? Vì sao?
Nếu cho = 90o thì từ giác AFDE là hình gì ?
Kết hợp câu hỏi trên, để có AFDE là hình vuông cần có thêm giả thuyết gì ?
Câu này sai. ví dụ:
Đây là một câu đúng .
Câu này đúng (theo định nghĩa)
Câu này sai (mọi hình chữ nhật đều có 2 đường chéo bằng nhau)
Câu này đúng
(D hiệu 2).
Một Hs lên bảng làm bài. Dưới lớp làm vào vở.
Trả lời theo yêu cầu.
Hình vuông.
AD là phân giác của góc BAC
I. Luyện tập:
1. Bài 83: (Tr 109 – Sgk).
Các câu sau đây đúng hay sai ?
a) Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi ?
b) Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi .
c) Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau.
d) Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau là hình thoi.
e) Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
2. Bài tập 84: (Tr 109 – Sgk).
a) AEDF là hình bình hành
Vì AF // DE, AE // DF (gt)
b) Nếu thêm AD là phân giác của BAC thì AEDF là hình thoi.
c) Nếu = 900 thì hình bình hành AEDF là hình chữ nhật.
d) Nếu = 900 và nếu AD là phân giác của BAC thì ta chứng minh được AEDF là hình vuông.
Cho Hs lên bảng làm bài 85.
HD: a) Chứng minh ADEF là hình chữ nhật, hình chữ nhật có
AE = AD nên là hình vuông.
b) Cm ENFM là hình thoi vì nên ENFM là hình vuông.
Gọi Hs nhận xét, bổ xung.
Nhận xét, bổ xung và đáp án.
1 Hs lên bảng vẽ hình viết GT, KL và làm bài.
Chú ý làm bài theo hướng dẫn.
Nhận xét, bổ xung.
Chú ý, sửa sai và ghi vở.
3. Bài 85: (Tr 109 – Sgk).
GT ABCD là hình chữ nhật,
AB = 2AD, E AB, AE = EB.
F CD, CF = FD
AF DE = M; BF CE = N.
KL a) ADFE là hình gì? Vì sao?
b) EMFN là hình gì? Vì sao?
a) Theo GT:
AB = 2 AD và E, F là trung điểm AB, CD nên:
AE= AD= DF= EF
Và Â = 900 . Suy ra
AEFD là hình vuông.
b)EMFN là hình thoi vì:
EM= MF= FN= NE
Và = 900 ( chứng minh trên).
Þ EMFN là hình vuông.
c) Củng cố luyện tập: (3’)
- Nhắc lại: Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông.
d) Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Về nhà học bài, xem lại các bài tập đã chữa.
- Về nhà đọc bài và chuan bị trước bài: Ôn tập chương I, theo nội dung lí thuyết phần ôn tập.
Ngày soạn: Ngày giảng: 8A
8B
Tiết 22
ÔN TẬP CHƯƠNG I
1. Mục tiêu :
a) Kiến thức:
- Nắm vững định nghĩa và các tính chất của tứ giác, hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông ; dấu hiệu nhận biết của chúng.
b) Kỹ năng:
- Biết nhận dạng, biết vẽ tứ giác, hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Biết vận dụng định nghĩa và tính chất vào việc giải toán.
c) Thái độ :
- Thấy được các tứ giác, hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông trong thực tế.
2. Chuẩn bị :
a) Giáo viên : Sgk, giáo án, phấn, thước, êke, bảng phụ.
b) Học sinh : Chuẩn bị bài trước ở nhà.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài.
b) Nội dung bài mới:
Tg
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung ghi bảng
10’
Đưa sơ đồ các loại tứ giác vẽ lên bảng phụ cho HS quan sat. Sau đó GV cho HS ôn tập:
1. ĐN các hình.
+ Nêu ĐN tứ giác ABCD?
+ ĐN hình thang?
+ ĐN hình thang cân?
+ ĐN HBH?
+ ĐN HCN?
+ ĐN hình vuông?
2. Ôn tập về t/c các hình.
Cho HS nhắc lại các t/c về góc, về đường chéo của các hình?
Trong các tứ giác đã học hình nào có trục đối xứng? hình nào có tâm đối xứng ? Nêu cụ thể ?
3. Ôn tập về dấu hiệu nhận biết.
Nhấn mạnh lại: để CM 1 tứ giác là các hình trên ta sử dụng ĐN hoặc dấu hiệu nhận biết các hình đó.
HS quan sát bảng phụ.
HS ôn tập theo từng nội dung.
HS nêu ĐN
HS nêu ĐN HT
HS nêu ĐN HTC
HS nêu ĐN HBH
HS nêu ĐN HCN
HS nêu ĐN HV
HS ôn tập về t/c các hình đã học.
HS nêu các hình có tâm ĐX, có trục ĐX.
HS ôn tập về dấu hiệu nhận biết.
HS nghe, ghi nhớ.
I. Ôn tập lý thuyết:
1. ĐN các hình:
2. Tính chất các hình:
- Hình thang có trục đối xứng.
- HBH có tâm đối xứng.
- HCN có 2 trục đối xứng
- Hình thoi có 2 trục và tâm đối xứng.
- Hình vuông có 4 trục đối xứng và có tâm đối xứng.
3. Dấu hiệu nhận biết:
- Hình thang cân có 2 dấu hiệu (SGK-74)
- Hình bình hành có 5 dấu hiệu (SGK-91)
- Hình chữ nhật có 4 dấu hiệu (SGK-97)
- Hình thoi có 4 dấu hiệu (SGK-105)
- Hình vuông có 5 dấu hiệu (SGK-107)
25’
Đưa đề bài bài 88
(SGK-111) lên bảng phụ. Y/c HS đọc đề bài.
Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình.
Tứ giác EFGH là hình gì? Hãy CM?
Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
Các đường chéo AC, BD của tứ giác ABCD cần có điều kiện gì thì HBH EFGH là HCN?
Y/c HS về nhà vẽ các hình minh học vào vở.
Gọi tiếp 1 HS trả lời câu b.
Y/c 1 HS khác trả lời câu c.
GV nhấn mạnh lại: để làm được bài tập dạng này ta phải dựa vào dấu hiệu nhận biết các hình đã học.
Cho HS làm tiếp bài 89
(SGK – 111)
Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình.
Hãy CM: E ĐX với M qua AB?
Tứ giác AEMC là hình gì? Vì sao?
Tứ giác AEBM là hình gì? Vì sao?
GV y/c HS về nhà làm tiếp câu c, d.
HS đọc đề bài.
1 HS lên bảng vẽ hình. HS dưới lớp vẽ hình vào vở.
HS quan sát hình và trả lời.
1 HS lên bảng trình bày.
HS dựa vào dấu hiệu nhận biết và trả lời.
HS về nhà vẽ các hình minh hoạ.
HS trả lời câu b.
HS trả lời câu c.
HS nghe.
HS đọc đề bài.
1 HS lên bảng vẽ hình. HS dưới lớp vẽ hình vào vở.
HS trả lời.
HS quan sát hình và trả lời.
HS trả lời.
HS về nhà làm tiếp câu c, d.
II. Bài tập:
*/ Bài 88 (SGK – 111)
* CM:
- Tứ giác EFGH là HBH.
ABC có AE = EB (gt)
BF = FC (gt)
EF là ĐTB của ABC
EF//AC và EF = AC
- CM tương tự:
HG//AC và HG = AC
EH//BD và EH = BD
Vậy EFGH là HBH.
a. HBH EFGH là HCN
EH EF
AC BD
b. HBH EFGH là hình thoi.
EH = EF
BD = AC
(vì EH = BD; EF = AC)
c. HBH EFGH là HV
EFGH là HT và HV
*/ Bài 89 (SGK – 111)
a. Ta có:
DB = DA (gt)
MB = MC (gt)
MD là ĐTB của ABC
MD//AC.
Mà AC AB
DM AB
Mặt khác MD = DE (gt)
AB là trung trực của EM
E ĐX với M qua AB
b. Ta có:
MD//AC và MD = AC
EM//AC và EM = AC
AEMC là HBH
Có: EA//BM và AE = BM
AEBM là HBH.
Ta lại có AB EM
AEBM là hình thoi.
c) Củng cố luyện tập: (8’)
- Hãy nêu lại ĐN, t/c, dấu hiệu nhận biết HBH, HT, HCN, HV?
- Hãy cho biết mối liên hệ giữa các hình?
d) Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Ôn tập kiến thức cơ bản của chương đặc biệt ôn tập kỹ ĐN, t/c, dấu hiệu nhận biết HBH, HT, HCN, HV
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Tiết sau ôn tập chương I tiếp.
File đính kèm:
- Hinh 8 tuan 11.doc