Giáo án Hình học lớp 9 - Tiết 28 - Bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính củae hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.

2. Kĩ năng: Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong; biết vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn.

- Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính.

- Thấy được hình ảnh của các vị trí tương đối trong thực tế.

3. Thái độ: yêu thích môn học, ý thức làm bài tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 - Tiết 28 - Bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/12/2012 Ngày dạy: 7/12/2012 Tiết 28: Đ8.Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo) A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính củae hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn. 2. Kĩ năng: Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong; biết vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn. - Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính. - Thấy được hình ảnh của các vị trí tương đối trong thực tế. 3. Thái độ: yêu thích môn học, ý thức làm bài tập. B. Chuẩn bị Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu. Học sinh: Thước thẳng, com pa. C. hoạt động dạy học trên lớp I. ổn định lớp: (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ. (7 phút) HS1. Giữa hai đường tròn có những vị trí tương đối nào? Phát biểu tính chất của đường nối tâm, định lí về hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau? HS2. Chữa bài 34 tr 114 sgk. III. Dạy học bài mới: (28 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV: Trong mục này ta xét (O; R) và (O’;r) Với R r. - Gọi hs lên bảng vẽ hình minh hoạ trường hợp này. - Cho hs làm ?1 ra vở. - gọi 1 hs lên bảng trình bày, - Đưa 3 bài làm lên Bảng - Nhận xét? - GV nhận xét, bổ sung nếu cần. - Gọi hs lên bảng vẽ hình minh hoạ trường hợp này. - Cho hs thảo luận theo nhóm ?2. - Theo dõi sự thảo luận của các nhóm. - Đưa 3 bài của 3 nhóm lên bảng. - Nhận xét? - Gọi hs lên bảng vẽ hình minh hoạ trường hợp này. - Tìm mối quan hệ giữa OO’; R và r trong từng trường hợp? - Nhận xét? - GV nhận xét, bổ sung nếu cần. - Qua các trường hợp cụ thể trên, lập bảng tóm tắt? - Nhận xét? - Nêu các trường hợp xảy ra của tiếp tuyến chung. - Gọi 2 hs lên bảng vẽ hình trong từng trường hợp. - Nhận xét? - GV nhận xét, bổ sung nếu cần. -Nắm nội dung quy ước. - 1 hs lên bảng vẽ hình minh hoạ. - Nhận xét. - Làm ?1 ra vở. Xét tam giác AOO’ có OA–O’A<OO’<OA+ O’A Hay R – r < OO’ < R + r. - Quan sat bài làm trên bảng, nhận xét. -Bổ sung. - 1 hs lên bảng vẽ hình minh hoạ. -Thảo luận theo nhóm ?2 - Phân công nhiệm vụ các thành viên. - Quan sát các bài làm trên bảng. - Nhận xét; bổ sung. - 1 hs lên bảng vẽ hình minh hoạ. - Tìm mối quan hệ giữa OO’, R, r. - Nhận xét. - Bổ sung. - 1 hs lên điền bảng tóm tắt. - Nhận xét; bổ sung nếu cần. - Nắm các trường hợp xảy ra. - 2 hs lên bảng vẽ hình từng trường hợp xảy ra. - Nhận xét. - Bổ sung 1. Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính. Xét (O; R) và (O’;r) Với R r. a) Hai đường tròn cắt nhau. Nếu (O; R) và (O’; r) cắt nhau thì ta có: R – r < OO’ < R + r. ?1. sgk tr 120. Chứng minh khẳng định trên. Xét AOO’ có: OA – O’A < OO’ < OA + O’A Hay R – r < OO’ < R + r. b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau. ?2. Chứng minh các khẳng định trên. c. Hai đường tròn không giao nhau. Bảng tóm tắt vị trí tương đối của hai đường tròn: Sgk tr 121 2. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó. ?3 sgk tr 122. IV. Luyện tập củng cố: (7 phút) ? Nêu các vị trí tương đối của hai đường trònvà hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính? ? Thế nào là tiếp tuyến chung của hai đường tròn? Tiếp tuyến chung trong? Tiếp tuyến chung ngoài? ? Nêu các ví dụ về vị trí tương đối của hai đường tròn trong từng trường hợp trên thực tế? Chữa bài 35 tr 122 sgk. V. Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Học thuộc bài. - Làm bài 35, 36, 37, 38 tr 122, 123 sgk, bài 68 tr 138 sbt. - Đọc phần “có thể em chưa biết”. D. Rút kinh nghiệm: .

File đính kèm:

  • docHinh9-28-&8-Vi tri tuong doi cua 2 dtron.doc