I. Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Nhớ công thức tính độ dài đường tròn C = 2R (hoặc C = d), cung tròn l = .
+ Biết số là gì.
Kĩ năng:
+ Tính được độ dài cung tròn.
+ Giải được một số bài toán thực tế (dây cua roa, đường xoắn, kinh tuyến, .).
Thái độ: Giáo dục ý thức vẽ hình chính xác, trình bày rõ ràng.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ.
HS: Học bài và làm bài theo hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình lên lớp:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 - Tiết 51, 52: Độ dài đường tròn, cung tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 03/ 2009
Tuần 28
Tiết 51
§9. ĐỘ DÀI ĐƯỜNG TRÒN, CUNG TRÒN.
I. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Nhớ công thức tính độ dài đường tròn C = 2pR (hoặc C = pd), cung tròn l = .
+ Biết số p là gì.
- Kĩ năng:
+ Tính được độ dài cung tròn.
+ Giải được một số bài toán thực tế (dây cua roa, đường xoắn, kinh tuyến, ...).
- Thái độ: Giáo dục ý thức vẽ hình chính xác, trình bày rõ ràng.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Học bài và làm bài theo hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: (5’) Kiểm tra bài cũ.
– GV gọi vài HS đứng tại chổ trả lời:
+ Phát biểu định nghĩa tứ giác nội tiếp? Tính chất của tứ giác nội tiếp.
+ Khi nào thì một tứ giác nội tiếp được đường tròn?
– HS đứng tại chổ trả lời.
Hoạt động 2: (15’) Công thức tính độ dài đường tròn.
– GV giới thiệu công thức tính độ dài cung tròn.
Độ dài C của một đường tròn bán kính R được tính theo công thức : C = 2pR. Nếu gọi d là đường kính của đường tròn (d = 2R) thì C = pd.
– GV cho HS hoạt động nhóm làm ? 1 – SGK.
– HS theo dõi và ghi chép.
? 1 HS thực hiện theo yêu cầu của bài tập để tìm lại số p.
Hoạt động 3: (12’) Công thức tính độ dài cung tròn.
– GV cho HS thực hiện ? 2 – SGK.
? 2/ Đường tròn bán kính R (ứng với cung 3600) có độ dài là C = 2pR.
Vậy cung 10, bán kính R có độ dài là .
Suy ra cung n0, bán kính R có độ dài là .
Trên đường tròn bán kính R, độ dài l của một cung n0 được tính theo công thức: l = .
Hoạt động 4: (12’) Luyện tập – Củng cố.
* Bài 66/ 95 SGK:
– GV gọi 2 HS lên bảng giải, các HS khác làm vào vở.
* Bài 68/ 95 SGK:
– GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình.
– GV hướng dẫn rồi gọi 1 HS lên bảng giải, các HS khác làm vào vở.
– Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
– HS:
a).Ta có: l = (dm)
b). C = p.650 (mm) = 0,65p (m).
– HS vẽ hình.
– HS:
Gọi C1, C2, C3 lần lượt là độ dài của các đường tròn đường kính AC, AB và BC ta có:
C2 = p. AB
C3 = p. BC
Þ C2 + C3 = p(AB + BC) = pAC = C1 (vì B nằm giữa A, C).
Vậy C1 = C2 + C3 (đpcm).
– HS nhận xét và ghi bài.
Hoạt động 5: (1’) Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo SGK.
- BTVN: 65, 67, 69/ 95 SGK.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 10/ 03/ 2009
Tuần 28
Tiết 52
§9. ĐỘ DÀI ĐƯỜNG TRÒN, CUNG TRÒN (T. T)
I. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Nhận xét và rút ra được cách vẽ một số đường cong chắp nối.
+ Biết cách tính độ dài các đường cong đó.
- Kĩ năng:
+ Rèn luyện cho HS kĩ năng áp dụng công thức tính độ dài đường tròn, độ dài cung tròn và các công thức suy luận của nó.
+ Giải được một số bài toán thực tế.
- Thái độ: Giáo dục cho HS cách suy luận, cách trình bày bài toán chứng minh.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi đề bài tập.
- HS: Học và làm bài theo hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: (18’) Kiểm tra bài cũ.
– GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra:
+ Nêu công thức tính độ dài đường tròn, cung tròn.
+ Bài 65, 67/ 94 – 95 SGK.
– GV gọi tiếp 1 HS lên bảng sửa bài 69/ 95 SGK.
– GV gọi 3 HS lần lượt nhận xét, sau đó GV đánh giá & cho điểm.
– HS:
+ Bài 65:
R = 5; 1,5; 3,2 và 4.
d = 20; 6; 6,4 và 8.
C = 62,8; 31,4; 18,84 và 9,4.
+ Bài 67:
R = 40,8 (cm), R = 21 (cm)
n0 = 570.
l = 15,7 (cm), l = 4,4 (cm).
+ Bài 69:
Chu vi bánh xe sau: p x 1,672 (m)
Chu vi bánh xe trước: p x 0,88 (m)
Khi bánh xe sau lăn 10 vòng thì đi được quãng đường là p x 16,72 (m).
Khi đó số vòng của bánh xe là: = 19 (vòng).
– HS nhận xét.
Hoạt động 2: (25’) Luyện tập – Củng cố.
* Bài 70/ 95 SGK:
– GV gọi 3 HS đứng tại chổ lần lượt trả lời.
* Bài 71/ 96 SGK:
– GV gọi 2 HS lên bảng giải, các HS khác làm vào vở.
* Bài 75/ 96 SGK:
– GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình, các HS khác vẽ vào vở.
– GV cùng HS chứng minh.
– HS:
Chu vi của các hình 52, 53, 54 bằng nhau.
C = 3,14 x 4 = 12,56 (cm).
– HS:
Cách vẽ:
+ Vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 1 cm.
+ Vẽ đường tròn (B; 1cm) ta được cung AE.
+ Vẽ đường tròn (C; 2cm) ta được cung EF.
+ Vẽ đường tròn (D; 3cm) ta được cung FG.
+ Vẽ đường tròn (A; 4cm) ta được cung GH.
Độ dài d của đường xoắn:
d =
= .2p.1 + .2p.2+ .2p.3+ .2p.4
= 5p (cm)
M
O
O’
A
B
2
– HS:
– HS theo dõi và ghi bài.
Đặt = thì = 2(góc nội tiếp và góc ở tâm của đường tròn (O’)). Ta có:
(vì OM = 2O’M).
Þ
Hoạt động 3: (2’) Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo SGK.
– Xem lại các bài tập đã giải.
– BTVN: 72, 73, 74, 76/ 96 SGK.
– Xem trước bài ”§10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn.”
IV. Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt của Tổ trưởng
Ngày tháng 03 năm 2009
Hồ Thị Thùy Lan
File đính kèm:
- Tuan 28.doc