Giáo án Hình học lớp 9 - Tiết 58, 59: Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ

1. Mục tiêu

a) Về kiến thức

- Hiểu được các khái niệm về hình trụ, bao gồm: Đáy, mặt xung quanh, đường sinh, chiều cao, mặt cắt song song với trục hoặc song song với đáy.

- Hiểu được công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình trụ.

b) Về kĩ năng

- Vẽ hình, giải bài tập.

c) Về thái độ

- Thấy được những vật dụng trong thực tế có hình dạng hình trụ. Biết vận dụng kiến thức về hình trụ vào thực tế đời sống.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị một số vật hình trụ, dụng cụ quay một hình chữ nhật để tạo nên hình trụ, hai củ cải (hoặc củ cà rốt, củ xu hào) đã gọt sẵn để có dạng hình trụ, một dao nhỏ để tạo mặt cắt của hình trụ.

b) Chuẩn bị của HS: Mang theo một hình trụ tự làm bằng bìa, kéo để cắt mặt xung quanh thành một hình chữ nhật.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2878 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 - Tiết 58, 59: Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chöông IV: Hình Truï – Hình Noùn – Hình Caàu Tieát: 58 $1. HÌNH TRỤ - DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH CỦA HÌNH TRỤ Ngày soạn: 10/ 03/ 2012 Ngày dạy Lớp Sĩ số Vắng Ghi chú ____/____/ 2012 9 ____/____/ 2012 Mục tiêu Về kiến thức Hiểu được các khái niệm về hình trụ, bao gồm: Đáy, mặt xung quanh, đường sinh, chiều cao, mặt cắt song song với trục hoặc song song với đáy. Hiểu được công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình trụ. Về kĩ năng Vẽ hình, giải bài tập. Về thái độ Thấy được những vật dụng trong thực tế có hình dạng hình trụ. Biết vận dụng kiến thức về hình trụ vào thực tế đời sống. Chuẩn bị của GV và HS Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị một số vật hình trụ, dụng cụ quay một hình chữ nhật để tạo nên hình trụ, hai củ cải (hoặc củ cà rốt, củ xu hào) đã gọt sẵn để có dạng hình trụ, một dao nhỏ để tạo mặt cắt của hình trụ. Chuẩn bị của HS: Mang theo một hình trụ tự làm bằng bìa, kéo để cắt mặt xung quanh thành một hình chữ nhật. Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. Tiến trình bài dạy Kiểm tra bài cũ Dạy nội dung bài mới GV giới thiệu chương và bài (3’): Ở lớp 8, chúng ta đã học hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, đó là những hình mà các mặt của chúng đều phẳng. Trong chương IV, chúng ta sẽ làm quen với hình trụ, hình nón, hình cầu, đó là những hình không gian có những mặt là mặt cong. Bài học đầu tiên của chương là Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ. TG Hoạt động của GV & HS Nội dung chính 10’ 8’ 12’ 5’ + GV: Giới thiệu một số vật có hình dạng hình trụ. Dùng dụng cụ quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định để tạo nên hình trụ. Lần lượt giới thiệu: - hai đáy; - mặt xung quanh, đường sinh; - chiều cao; - trục. Quay hình chữ nhật để tạo nên hình trụ một lần nữa. Hướng dẫn HS vẽ một hình trụ. + Củng cố 1: GV đưa ra một vật hình trụ, yêu cầu HS chỉ đáy, mặt xung quanh, đường sinh. + GV: Cho HS làm ?1 + GV: Cho HS làm bài tập 1. SGK/ Tr 110. + GV hỏi (yêu cầu HS tự nghĩ) - Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy thì mặt cắt là hình gì? - Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với trụ DC thì mặt cắt là hình gì? + GV: Thực hiện cắt trực tiếp trên hình trụ (bằng củ cải hoặc cà rốt) để minh họa. + GV: Phát cho mỗi bàn HS một ống nghiệm hình trụ hở hai đầu, yêu cầu HS thực hiện ?2. + GV: Mặt cắt không là hình tròn (có thể giới thiệu cho HS hình đó là hình elíp). + GV: Giới thiệu hình 77. + GV: Hãy nêu cách tính diện tích xung quanh của hình trụ đã học ở tiểu học. + GV: Mặt xung quanh của hình trụ khi trải phẳng có dạng hình chữ nhật. Độ dài một cạnh của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình trụ, độ dài cạnh kia bằng chu vi hình tròn đáy. + GV: Cho HS thảo luận nhóm hoàn thành ?3. Giới thiệu diện tích của hình chữ nhật là diện tích xung quanh của hình trụ. Hãy nêu công thức tính diện tích xung quanh. Giới thiệu diện tích toàn phần bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy. Hãy nêu công thức tính diện tích toàn phần. _ Củng cố: Một hình trụ có bán kính đáy 5cm, chiều cao 4cm. a) Tính diện tích xung quanh; b) Tính diện tích toàn phần. _ Củng cố: Tính thể tích của hình trụ nêu ở phần củng cố trên. + GV: Yêu cầu HS làm ví dụ ở trang 109 SGK. 1. Hình trụ Quan sát: Hình 73, 74. Đường sinh + Thực hiện ?1 HS quan sát và chỉ. 2. Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng - Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy thì mặt cắt là hình tròn. - Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với trục DC thì mặt cắt là hình chữ nhật. + Thực hiện ?2 Quan sát hình 76 SGK và trả lời: Mặt nước trong cốc là hình tròn, mặt nước trong ống nghiệm không là hình tròn. 3. Diện tích xung quanh của hình trụ Muốn tính diện tích xung quanh của hình trụ ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao. + Thực hiện ?3 - (cm) - (cm2) - .5.5 = (cm2) - (cm2) Tổng quát: Với hình trụ bán kính đáy r và chiều cao h, ta có: Diện tích xung quanh: Diện tích toàn phần: Giải: a) (cm2) b) (cm2) 4. Thể tích hình trụ Công thức: (S là diện tích đáy, h là chiều cao). Giải (cm3) Củng cố, luyện tập (7’) Bài 6. SGK/ Tr 111 Tóm tắt h = r, Sxq = 314 Tính: r = ?, V = ? Giải * Tính r: * Tính V: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (3’) Về nhà học kĩ các công thức và làm tiếp các bài tập SGK và phần luyện tập. Rút kinh nghiệm giờ dạy Tieát: 59 LUYỆN TẬP Ngày soạn: 10/ 03/ 2012 Ngày dạy Lớp Sĩ số Vắng Ghi chú ____/____/ 2012 9 ____/____/ 2012 Mục tiêu Về kiến thức Thông qua bài tập, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm về hình trụ. Cung cấp cho HS một số kiến thức thực tế về hình trụ. Về kĩ năng HS được luyện kĩ năng phân tích đề bài, áp dụng các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình trụ cùng các công thức suy diễn của nó. Về thái độ Rèn tính cẩn thận, vẽ hình và tính chính xác. Chuẩn bị của GV và HS Chuẩn bị của GV: Bảng phụ ghi đề bài, hình vẽ, một số bài giải. Thước thẳng, phấn màu, máy tính bỏ túi. Chuẩn bị của HS: Đồ dùng học tập, máy tính bỏ túi. Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. Tiến trình bài dạy Kiểm tra bài cũ Dạy nội dung bài mới TG Hoạt động của GV & HS Nội dung chính 7’ 32’ + GV: Cùng HS nhắc lại kiến thức cần nhớ để áp dụng giải bài tập. + GV: Nêu phương pháp giải - Tính thể tích ta dùng công thức: (suy từ 1) hoặc (suy từ 2). - Tính h ta dùng công thức: (suy từ 1) hoặc (suy từ 2). + GV: Hướng dẫn, sau đó gọi HS lên bảng giải bài. + HS: Nhận xét, GV chốt lại. A – Tóm tắt lí thuyết 1. Hình trụ Khi quay hình chữ nhật ABO’O một vòng quanh cạnh OO’ cố định, ta được một hình trụ (h. 1). h. 1 - Hai đáy là hình tròn (O) và (O’) bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song. - Đường thẳng OO’ là trục của hình trụ. - AB là một đường sinh. Đường sinh vuông góc với hai mặt phẳng đáy. Độ dài của đường sinh là chiều cao của hình trụ. 2. Diện tích xung quanh của hình trụ (1) 3. Thể tích hình trụ (2) B – Các dạng toán Dạng 1: Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình trụ hoặc các yếu tố có liên quan Bài 4. SGK/ Tr 110 Hướng dẫn Để tính h, khi biết diện tích xung quanh ta dùng công thức (cm) Trả lời: Chọn (E). Bài 6. SGK/ Tr 111 Giải Ta có: Do đó: Thể tích hình trụ là: Bài 8. SGK/ Tr 111 Giải + Khi quay hình chữ nhật ABCD quanh AB thì ta được một hình trụ có chiều cao h1= AB = 2a và bán kính đáy R1 = BC = a. Thể tích của hình trụ đó là: + Khi quay hình chữ nhật ABCD quanh BC thì được một hình trụ có chiều cao h2= BC = a và bán kính đáy R2 = AB = 2a. Thể tích của hình trụ đó là: Vậy . Bài 10. SGK/ Tr 112 Giải a) Diện tích xung quanh của hình trụ đó là: b) Thể tích của hình trụ đó là: Củng cố, luyện tập (4’) Nhắc lại kiến thức cơ bản để áp dụng giải bài. Chú ý bài 12: 1 lít = 1000 cm3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) Về nhà lại làm các bài đã chữa và làm thêm các bài tương tự trong SBT. Đọc trước $2. Rút kinh nghiệm giờ dạy Phê duyệt của Tổ chuyên môn Hoaøng Thò Quyø

File đính kèm:

  • docGiao an Hinh tiet 58 59.doc