Giáo án Hình học lớp 9 - Tô Mạnh Cường - Tiết 66: Ôn tập cuối học kỳ II

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Khắc sâu các khái niệm về góc với đường tròn và các định lý , hệ quả liên hệ để áp dụng vào bài chứng minh .

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ các góc với đường tròn , tính toán số đo các góc dựa vào số đo cung tròn, chứng minh tứ giác nội tiếp. Kỹ năng vẽ hình và chứng minh .

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tư duy lôgíc, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Bảng phụ tóm tắt các khái niệm đã học, ghi bài tập.

2. Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức đã học, xem lại các dạng toán đã học.

III. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động tư duy.

IV. Tiến trình dạy học :

1. Tổ chức : ổn định lớp - kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ : ( Kết hợp trong bài mới )

3. Bài mới :

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 - Tô Mạnh Cường - Tiết 66: Ôn tập cuối học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 66 Ngày giảng: Ôn tập cuối học kỳ ii ( Tiết 3 ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Khắc sâu các khái niệm về góc với đường tròn và các định lý , hệ quả liên hệ để áp dụng vào bài chứng minh . 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ các góc với đường tròn , tính toán số đo các góc dựa vào số đo cung tròn, chứng minh tứ giác nội tiếp. Kỹ năng vẽ hình và chứng minh . 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tư duy lôgíc, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ tóm tắt các khái niệm đã học, ghi bài tập. 2. Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức đã học, xem lại các dạng toán đã học. III. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động tư duy. IV. Tiến trình dạy học : 1. Tổ chức : ổn định lớp - kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : ( Kết hợp trong bài mới ) 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bài tập 1. Cho nửa đường tròn đường kính AB và một dây CD. Qua C vẽ đường thẳng vuông góc với CD, cắt AB tại I. Các tiếp tuyến tại A và B của nửa đường tròn cắt đường thẳng CD theo thứ tự tại E và F. Chứng minh rằng: a) Các tứ giác AECI và BFCI nội tiếp được. b) Tam giác IEF vuông. - Nêu cách chứng minh tứ giác nội tiếp. - Giáo viên hướng dẫn học sinh chứng minh. Bài tập 2. Cho tứ giác ABCD nộp tiếp đường tròn đường kính AD. Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại E. Kẻ EF vuông góc với AD. a) Các tứ giác ABEF, DCEF nội tiếp được. b) Tia CA là tia phân giác của góc BCF - Nêu cách chứng minh tứ giác nội tiếp. - Giáo viên hướng dẫn học sinh chứng minh. Bài tập 1. a)Các tứ giác AECI và BFCI nội tiếp được vì chúng đều có tổng hai góc bằng 1800 ( ) b) Xét D IEF và DCAB có: ( hai góc nội tiếp cùng chắn một cung CI của đường tròn ngoại tiếp tứ giác AECI ). ( hai góc nội tiếp cùng chắn một cung CI của đường tròn ngoại tiếp tứ giác BFCI ). Do đó D IEF ഗ DCAB (g.g) Ta lại có nên do đó DIEF vuông ( đpcm ) Bài tập 2. a) Các tứ giác ABEF, DCEF nội tiếp được vì tổng các góc đối bằng 1800 b) ( góc nội tiếp cùng chắn dây cung AB của tứ giác nội tiếp ABEF) ( góc nội tiếp cùng chắn dây cung EF của tứ giác nội tiếp CEFD ) => AC là phân giác của góc BCF. 4. Củng cố: - Khi nào một tứ giác nội tiếp được trong một đường tròn . - Nêu điều kiện để một tứ giác nội tiếp trong một đường tròn . 5. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc các định nghĩa , định lý đã học. - Xem lại các bài tập đã chữa , chứng minh và làm lại để nắm được cách làm bài . - Xem lại kiến thức và bài trập phần hình trụ, hình nón, hình cầu. - Chuẩn bị tốt kiến thức và dụng cụ để thi học kì II. V. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docon tap cuoi ky 2 t3.doc