Giáo án Hình học lớp 9 tuần 15 tiết 30: Vị trí tương đối của hai đường tròn

§7. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức: Học sinh nắm được ba vị trí tương đối của hai đường tròn. Nắm được tính chất của đường nối tâm.

* Kỹ năng: Vận dụng các hệ thức vào giải bài tập trong SGK.

* Thái độ: Hs yêu thích môn học, cẩn thận trong tính toán.

II.CHUẨN BỊ:

GV: Bảng phụ, thước thẳng, compa, phấn màu, thước phân giác.

HS: Thước, compa.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 tuần 15 tiết 30: Vị trí tương đối của hai đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết 30 Ngày soạn: 3/12/2008 Ngày dạy: 6/12/2008 §7. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Học sinh nắm được ba vị trí tương đối của hai đường tròn. Nắm được tính chất của đường nối tâm. * Kỹ năng: Vận dụng các hệ thức vào giải bài tập trong SGK. * Thái độ: Hs yêu thích môn học, cẩn thận trong tính toán. II.CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ, thước thẳng, compa, phấn màu, thước phân giác. HS: Thước, compa. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG v Hoạt động 1: Ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ (5phút) GV yêu cầu báo cáo sĩ số lớp. GV: Nêu yêu cầu kiểm tra: HS1: Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn? GV nhận xét và cho điểm. HS2: Nêu 3 hệ thức của đường thẳng và đường tròn? GV nhận xét và cho điểm. Gv cho hs đọc thông tin ở phần đóng khung đầu đề bài. Gv dựa vào đó đặt vấn đề vào bài học. Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Hs lên kiểm tra bài: HS1: Có ba vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn: + Cắt nhau + Tiếp xúc + Không giao nhau HS2: Hệ thức giữa d và R: + Cắt nhau d<R + Tiếp xúc d=R + Không giao nhau d>R Một hs đọc _Cả lớp theo dõi. Hs nghe gv đặt vấn đề. v Hoạt động 2: Bài mới (35phút) Hđ 2.1: Ba vị trí tương đối của hai đường tròn (15phút) GV: Cho học sinh thảo luận để trả lời ?1 Ta gọi hai đường tròn không trùng nhau là hai đường tròn phân biệt. Vì sao hai đường tròn phân biệt không thể có quá hai điểm chung? Vậy hai đường tròn phân biệt có thể có bao nhiêu điểm chung? Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là gì? GV ghi bảng và giới thiệu giao điểm, dây chung cho học sinh. Hai đường tròn có một điểm chung được gọi là gì? Điểm chung được gọi là gì? GV vẽ hình và giới thiệu các trường hợp tiếp xúc. Hãy vẽ các trường hợp hai đường tròn không có điểm chung? Hai đường tròn không có điểm chung được gọi là gi? Hs trả lời: Nếu có ba điểm chung thì các điểm của hai đường tròn sẽ trùng nhau. Hs: Có 2 điểm chung, 1 điểm chung hoặc không có. Hs: Hai đường tròn cắt nhau. Hs quan sát Hs: Hai đường tròn tiếp xúc nhau. Điểm chung là tiếp điểm. Hs quan sát gv vẽ hình. Hs ghi nhận. Học sinh thực hiện HS: Hai đường tròn không giao nhau. 1. Ba vị trí tương đối của hai đường tròn * Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là hai đường tròn cắt nhau. - Hai điểm chung A, B gọi là hai giao điểm. AB gọi là dây chung. * Hai đường tròn chỉ có một điểm chung được gọi là hai đường tròn tiếp xúc nhau. - Điểm chung A gọi là tiếp điểm. * Hai đường tròn không có điểm chung được gọi là hai đường tròn không giao nhau. Hđ 2.2: Tính chất đường nối tâm (13phút) GV đưa bảng phụ có vẽ hình giới thiệu về đường nối tâm, đoạn nối tâm và trục đối xứng của hình. GV: Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm làm bài tập ?2 Quan sát H.85, chứng minh OO’ là đường trung trực của AB. Quan sát H.86, hãy dự đoán về vị trí của điểm A đối với đường nối tâm OO’. GV nhận xét kết quả làm bài tập của các nhóm. GV: Qua kết quả em rút ra được kết luận gì? Đó chính là nội dung định lí. GV yêu cầu một học sinh đọc lại định lí trang 119 SGK. GV yêu cầu hs làm bài tập ?3 HS quan sát và ghi bài - HS Thực hiện thảo luận theo 4 nhóm: Nhóm 1-2 trả lời: a. (H.85) Vì OO' là trục đối xứng nên OO' đi qua trung điểm AB và vuông góc với AB. Nhóm 3-4 trả lời: b. (H.86) Điểm A nằm trên đường nối tâm OO'. Hs trả lời: - Hai đường tròn cắt nhau thì hai giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm. Nếu tiếp xúc thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm. Một hs lên trình bày bảng: a. (O) và (O') cắt nhau. b. Vì DABC nội tiếp nửa đường tròn nên ABBC. Mà OIAB nên OO'//BC. - Dễ thấy, OO'//BD nên C, B, D thẳng hàng. 2. Tính chất đường nối tâm: Cho (O) và (O') là hai đường tròn không đồng tâm. Đường thẳng OO' là đường nối tâm, đoạn thẳng OO' gọi là đoạn nối tâm. Đường nối tâm là trục đối xứng của hình. ĐỊNH LÍ: Nếu hai đường tròn cắt nhau thì giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm, tức là đường nối tâm là đường trung trực của dây cung. Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp tuyến nằm trên đường nối tâm. v Hoạt động 3: Củng cố (4phút) GV cho học sinh làm bài tập 33 trang 119 SGK. (Yêu cầu một học sinh trình bày bảng. GV nhận xét bài làm) GV gợi ý: Sử dụng tính chất hai tam giác đồng dạng để chứng minh! Sau khi hs giải xong gv cho các em khác nhận xét Cuối cùng gv nêu bài giải hoàn chỉnh lên bảng phụ cho các em theo dõi đối chiếu sửa chữa. Hs một em đọc đề bài. Trình bày bảng Xét DAOC và DAO'D có: nên DAOC DAO'D Suy ra: OC // O'D Hs quan sát sửa chữa. v Bài tập 33 trang 119 SGK Trên hình vẽ (H.89), hai đường tròn tiếp xúc nhau tại A. Chứng minh OC//O’D. Xét DAOC và DAO'D có: nên DAOC DAO'D Suy ra: OC // O'D v Hoạt động 4: Dặn dò – Hướng dẫn vè nhà (2phút) Ê Gv treo bảng phụ với nội dung yêu cầu sau: Học thuộc lý thuyết theo sách và vở ghi. Làm các bài tập về nhà: 34 trang 119 SGK Chuẩn bị bài mới “Vị trí tương đối của hai đường tròn (phần tiếp theo)”. v Gv nhận xét góp ý tiết học ( đánh giá ưu điểm và hạn chế của tiết để có hướng thực hiện cho những tiết sau tốt hơn.

File đính kèm:

  • doctuan 15 tiet 30.hh.doc
Giáo án liên quan