Giáo án Hình học lớp 9 - Tuần 18 - Tiết 35, 36

I. Mục tiêu :

 - HS được ôn tập các kiến thức đã học về t/c đx của đường tròn, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của 2 đường tròn.

 - Vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập về tính toán và chứng minh .

 - Rèn luyện cách phân tích và tìm tòi lời giải bài toán và trình bày lời giải bài toán, làm quen với dạng bài tập về tìm vị trí của một điểm để một đoạn thẳng có độ dài lớn nhất.

II. Chuẩn bị của thầy và trò :

1. Thầy: - Soạn bài chu đáo , đọc kỹ giáo án .

- Thước kẻ, com pa, bảng phụ vẽ các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn .

2. Trò : - Ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương II, các định nghĩa, định lý.

- Ôn tập theo câu hỏi và các kiến thức tóm tắt trong sgk - 126 - 127.

III. Phương pháp dạy học

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 - Tuần 18 - Tiết 35, 36, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/01/09 Tiết: 35 Ngay giảng: 9A: 8/1 9B: 9/1 Tên bài : ôn tập chương II I. Mục tiêu : - HS được ôn tập các kiến thức đã học về t/c đx của đường tròn, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của 2 đường tròn. - Vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập về tính toán và chứng minh . - Rèn luyện cách phân tích và tìm tòi lời giải bài toán và trình bày lời giải bài toán, làm quen với dạng bài tập về tìm vị trí của một điểm để một đoạn thẳng có độ dài lớn nhất. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy: - Soạn bài chu đáo , đọc kỹ giáo án . - Thước kẻ, com pa, bảng phụ vẽ các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn . 2. Trò : - Ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương II, các định nghĩa, định lý. - Ôn tập theo câu hỏi và các kiến thức tóm tắt trong sgk - 126 - 127. III. Phương pháp dạy học Vấn đáp, quy nạp toán học IV. Tiến trình dạy học : Tổ chức : ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số . (1’) Kiểm tra bài cũ : (7’) - Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn, viết các hệ thức liên hệ tương ứng với các vị trí đó. - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk - 126 ( phần câu hỏi ) 3. Bài mới : * Hoạt động 1 : Ôn tập lý thuyết (10’) - GV cho HS đọc phần tóm tắt các kiến thức trong sgk - 126- 127 . - GV nêu câu hỏi, HS trả lời và nêu lại các khái niệm , định lý đã học . - GV cho HS ôn tập các kiến thức qua các bài đã học, chú ý các định lý . - HS phát biểu lại các định lý đã học . - GV treo bảng phụ vẽ các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, hai đường tròn. HS quan sát và nêu lại các khái niệm . Nhắc lại về đường tròn (sgk - 97) Cách xác định đường tròn , tâm đối xứng, trục đối xứng (sgk - 98,99) Đường kính và dây của đường tròn (định lý 1, 2, 3 - sgk ( 103 )) Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ dây đến tâm (định lý 1, 2 - sgk ( 105 )) . Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, hai đường tròn (bảng phụ) * Hoạt động 2 : Giải bài tập 41 ( sgk ) (21’) - GV ra bài tập gọi HS đọc đề bài , vẽ hình và ghi GT , KL của bài toán . - GV vẽ hình lên bảng , hướng dẫn HS chứng minh . - Bài toán cho gì ? yêu cầu gì ? - Để xét vị trí tương đối của hai đường tròn ta dựa vào hệ thức nào ? - Gợi ý: Dựa vào các vị trí tương đối của hai đường tròn và hệ thức liên hệ giữa đường nối tâm và bán kính . + Hãy tính IO = ? OB ? IB đ (I) ? (O) + Khi nào thì hai đường tròn tiếp xúc trong? + Tính OK theo OC và KC từ đó suy ra vị trí tương đối của (K) và (O) . - Khi nào thì hai đường tròn tiếp xúc ngoài ? + Tính IK theo IH và KH rồi nhận xét. - Có nhận xét gì về D ABC ? So sánh OB, OC, OA rồi nhận xét ? - Tứ giác AEHF là hình gì? vì sao? có mấy góc vuông? - Theo (cmt) D HAB và HAC là tam giác gì ? - Tính tích AB . AE và AC . AF sau đó so sánh . - Theo hệ thức liên hệ giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuôngđ ta có hệ thức nào ? Tích AB . AE bằng gì ? - Vậy ta có thể rút ra điều gì ? - Gọi G là giao điểm của AH và EF đ D nào cân đ các góc nào bằng nhau . - Gợi ý: Chứng minh D GHF cân đ góc GFH = góc GHF; DKHF cân đ góc KFH = góc KHF rồi tính GFK . - GV yêu cầu HS chứng minh . - Nêu cách tìm vị trí của H để EF lớn nhất . - Hãy tính EF = AH = ? - EF lớn nhất khi AD là dây như thế nào ? vậy H ở vị trí nào thì EF lớn nhất . GT: Cho (O; ); AD ^ BC º H; HE ^ AB; HF ^ AC KL : a) xác định vị trí của (I) và (O), (K) và (O), (I) và (K) b) Tứ giác AEHF là hình gì ? c) EF ^ IE ; EF ^ KF d) H ? để EF lớn nhất Chứng minh : a) D BEH có (gt) IB = IH đ I là tâm đường tròn ngoại tiếp DBEH . Tương tự KH = KC đ K là tâm đường tròn ngoại tiếp DHFC . + Ta có: IO = OB - IB đ (I) tiếp xúc trong với (O) (theo hệ thức liên hệ về các vị trí tương đối của hai đường tròn) + Ta có: OK = OC - KC đ (K) tiếp xúc trong với (O) (hệ thức liên hệ về vị trí tương đối của hai đường tròn) + Ta có: IK = IH + KH đ (I) tiếp xúc ngoài (K) (theo hệ thức tiếp xúc ngoài) . b) Theo (gt) ta có: (1) D ABC nội tiếp trong (O) có BC là đường kính . Lại có OA = OB = OC đ ( 2) Từ (1) và (2) đ tứ giác AEHF là hình chữ nhật vì có 3 góc vuông . c) Theo (gt) ta có D HAB vuông tại H, mà HE ^ AB tại E (gt) đ Theo hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông ta có: AH2 = AB . AE (3) Lại có DAHC vuông tại H, có HF là đường cao đ theo hệ thức liên hệ giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông ta có: AH2 = AC . AF (4) Từ (3) và (4) ta suy ra: AB . AE = AC .AF (đcpcm) d) Gọi G là giao điểm của EF và AH. Theo (cmt) ta có AEHF là hcn đ GA = GH = GE = GF (t/c hcn) đDGHF cân tại G đ GFH = GHF (5) Lại có DKHF cân tại K đ KFH = KHF (6) Mà GHF + KHF = 900 (gt) (7) Từ (5), (6), (7) đ GFH + KFH = 900 = GFK Vậy GF ^ FK đ EF ^ FK tại F đ EF là t2 của (K) Cm tương tự ta cũng có EF ^ IE tại E đ EF cũng là tiếp tuyến của (I) e) Theo (cmt) ta có tứ giác AEHF là hình chữ nhật đ EF = AH (t/c hcn), mà AH = . Vậy EF lớn nhất nếu AD lớn nhất. Dây AD lớn nhất khi AD là đường kính đ H trùng với O . Vậy dây AD vuông góc với BC tại O thì EF có độ dài lớn nhất . 4. Củng cố - Hướng dẫn : (6’) a) Củng cố : - Nêu các vị trí tương đối của hai đường tròn và các hệ thức liên hệ tương ứng . - Khi nào đường thẳng là t2 của đường tròn, cách chứng minh tiếp tuyến của đường tròn. - Vẽ hình và ghi GT, KL của bài tập 42 (sgk) - GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL. b) Hướng dẫn: - Nắm chắc dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến. Các vị trí tương đối của hai đường tròn và hệ thức liên hệ ứng với từng vị trí đó. Học thuộc các định lý và tính chất. Giải bài tập 42, 43 (sgk) và BT trong SBT 140 - 141. V. Rút kinh nghiệm giờ dạy Ngày soạn : 5/1/09 Tiết : 36 Ngày giảng: 9A+B: 9/1 Tên bài : Trả bài kiểm tra học kỳ I. Mục tiêu : - Chữa chi tiết lại bài kiểm tra học kỳ phần hình học cho HS , trả bài cho HS đối chiếu với bài làm rút ra được những điểm yếu trong cách trình bày và làm toán của học sinh . - Nhận xét ưu điểm, nhược điểm và những vấn đề cần sửa chữa , rút kinh nghiệm trong khi trình bày bài kiểm tra . - HS thấy được những yếu, kém trong kiến thức để ôn tập lại các phần kiến thức bị hổng. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : Chấm bài, phân loại điểm ( 1 đ 4,5 ; 5 đ 7,5 ; 8 đ 10 ) Ghi nhận xét những ưu, nhược điểm của học sinh để nhận xét. 2. Trò: Giải lại bài kiểm tra ở nhà . III. Tiến trình dạy học : Tổ chức : ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số . (1’) 2. Bài mới : * Hoạt động 1 : Trả bài kiểm tra (5’) - GV phát bài cho lớp trưởng để trả bài cho các bạn xem . - HS kiểm tra lại điểm từng phần, cộng tổng xem có khớp với điểm của GV không. Nếu không khớp yêu cầu GV kiểm tra lại . * Hoạt động 2 : Chữa bài kiểm tra (25’) - GV đưa đáp án chi tiết và biểu điểm từng phần lên bảng học sinh theo dõi đáp án và bài làm của mình và điểm GV cho trong bài kiểm tra . Bài 3: Giải tam giác vuông ABC, biết rằng = 900, AB = 5; BC = 7 (Kết quả về góc làm tròn đến phút, về cạnh làm trong đến chữ số thập phân thứ ba) Câu 4: Cho đường tròn (O, 3cm) và điểm A có OA = 5cm. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròng (B, C là các tiếp điểm). Gọi H là giáo điểm của OA và BC. Tính độ dài OH + So sánh bài làm của mình với bài giải của giáo viên. 3 (2đ) + Vẽ được hình + sinC = => + + Ac = BC.sinB = 7.sin44025’4,899 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 4 (2,5 đ) - Vẽ được hình Kẻ BO ta được có góc B = 900; OB = 3cm = R; OA = 5cm (gt) Theo hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông ta có OB2 = OA. OH => OH = = 1,8cm 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 1,0 đ Hoạt động 3 : Nhận xét ( 8’) - Ưu điểm : + Đa số các em đã nắm được cách trắc nghiệm, làm phần trắc nghiệm + Nnắm được cách tình bày lời giải Nhược điểm : + Một số em biến đổi còn sai kết quả trong bài toán. + Còn một số em chưa biết cách trình bày lời giải một cách khoa học, đúng trình tự; một số em chưa nắm được cách làm. Kết quả : Lớp 9A ; tổng số bài : 20 bài . Trong đó : + Điểm 8 - 10 : 2 bài . + Điểm 6,5 - 7.5 có : 0 bài + Điểm 5 – 6.5 có: 10 bài; + Điểm dưới 5 có: 8 bài Kết quả : Lớp 9B ; tổng số bài : 29 bài . Trong đó : + Điểm 8 - 10 : 3 bài . + Điểm 6,5 - 7.5 có : 3 bài + Điểm 5 – 6.5 có: 10 bài; + Điểm dưới 5 có: 13 bài 4. - dặn dò : (6’) - Ôn tập lại các kiến thức về chương I các hệ thức lượng trong tam giác và kién thức về đường trong. - Chuẩn bị trước bài mới ở sgk tập II, bài góc ở tâm. Số đo cung. - Ôn tập kại cách đo 1 góc bàng thước đo góc. IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTuan 18 ( HH).doc