Giáo án Hóa học 9 bài 15 đến 19

BÀI 15. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

_HS thầy được một số tính chất của kim loại như tính tính dẽo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim

_ Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lý như chế tạo máy móc , dụng cụ sản xuất , dụng cụ gia đình , vật liệu xây dựng

2. Kĩ năng:

_ Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản , quan sát , mô tả thí nghiệm nhận xét và rút ra kết luận về tính chất vật lý

3. Thái độ:

_ Học sinh yêu thích học tập bộ môn, cẩn thận trong thực hành thí nghiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Dụng cụ,đèn cồn ,bao diêm, búa đinh nhỏ

 Vật liệu : dây thép ,giấy gói bánh kẹo , dây nhôm, than gỗ

 Một số đồ vật như : ca nhôm,kim, đèn để bàn

HS : xem trước bài , quan sát một sồ đồ dùng bằng kim loại

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 bài 15 đến 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Tiết 21 Ngày soạn : Ngày dạy :17/11/2005 BÀI 15. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: _HS thầy được một số tính chất của kim loại như tính tính dẽo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim _ Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lý như chế tạo máy móc , dụng cụ sản xuất , dụng cụ gia đình , vật liệu xây dựng 2. Kĩ năng: _ Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản , quan sát , mô tả thí nghiệm nhận xét và rút ra kết luận về tính chất vật lý 3. Thái độ: _ Học sinh yêu thích học tập bộ môn, cẩn thận trong thực hành thí nghiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Dụng cụ,đèn cồn ,bao diêm, búa đinh nhỏ Vật liệu : dây thép ,giấy gói bánh kẹo , dây nhôm, than gỗ Một số đồ vật như : ca nhôm,kim, đèn để bàn HS : xem trước bài , quan sát một sồ đồ dùng bằng kim loại III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: * Mở bài: Hoạt động 1 Tính Dẻo _ yêu cầu: hs làm thí nghiệm như sgk quan sát , nhận xét và rút ra kết luận _ Dùng búa đập vào mẫu than và đoạn dây nhôm -hs quan sát hiện tượng và giải thích GV giói thiệu giấy gói bánh kẹo , vỏ của các đồ hộp, thanh sắt, lá sắt ® hs nhận xét . Tại sao người ta có thể dát mỏng được vàng,nhôm rất mỏng - Hs tiến hành thí nghiệm theo nhóm yêu cầu : Nêu được hiện tượng như sau : Than chì thì vỡ vụn còn dây nhôm bị dát mỏng Giải thích : Dây nhôm bị dát mỏng là do kim loại có tính dẽo còn than chì thì không có tính dẽo như kim loại. _ Hs trả lời : vì kim loại có độ dày ,mỏng ,hình dáng khác nhau * Kết luận : Kim loại có tính dẽo nên được dùng để rèn,kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau . Hoạt động 2 Tính Dẫn Điện * Mục tiêu: Tìm hiểu tính dẫn điện của kim loại _ Gv làm thí nghiệm : cắm phích điện của đèn để bàn vào nguồn điện Hs quan sát , giải thích , kết luận _GV : trong thực tế dây dẫn điện thường làm bằng kim loại nào ? _ Kim loại khác nhau có tính dẫn điện có khác nhau không ? _ Tính dẫn điện của kim loại trong thực tế được sử dụng ,sản xuất như thế nào ? _ Gv nhận xét ® kết luận _GV bổ sung : Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc rồi đến đồng ,nhôm … _ Hướng dẫn hs tìm hiểu về an toàn khi sử dụng điện trong gia đình _ Hs quan sát nêu hiện tượng ® giải thích + Đèn sáng vì kim loại dẫn điện từ nguồn đến bóng đèn làm bóng đèn phát sáng + Thực tế dây dẫn điện thường làm bằng đồng , nhôm , kẽm … + kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau + Dùng trong gia đình , sản xuất , công nghiệp . . . _Hs tự nghiên cứu theo sgk * Kết luận : Kim loại có tính dẫn điện nên được dùng làm dây dẫn điện . Hoạt động 3 Tính Dẫn Nhiệt * Mục tiêu : Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của kim loại _Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm : + Đốt nóng một sợi dây thép trên ngọn lửa đèn cồn ® sờ tay vào phần dây thép không bị đốt ® nhận xét , giải thích . _ Gv : Làm thí nghiệm với dây đồng , nhôm cũng có kết quả tương tự như trên _ Kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt cũng khác nhau .Kim loại dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt _ Gv nhận xét ® kết luận _ Hs làm thí nghiệm theo nhóm + Phần dây không tiếp xúc với ngọn lửa cũng bị nóng lên + Dây thép có tính dẫn nhiệt + Hs nhận xét : Kim loại có tính dẫn nhiệt . kim loại khác nhau thì tính dẫn nhiệt cũng khác nhau Ví dụ : nhôm , inox dùng làm nồi để nấu ăn … _ Hs ghi kết luận vào tập * Kết luận : Kim loại có tính dẫn nhiệt . Kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau . Kim loại được dùng làm dụng cụ nấu ăn ( nhôm, inox không bị gỉ ) Hoạt động 4 Kim Loại Có Anh Kim * Mục tiêu : Một số kim loại có ánh kim dùng làm đồ trang sức _ Gv thuyết trình : Khi quan sát những kim loại bằng vàng, bạc ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp _ Nhờ tính chất này nên kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật trang trí khác _ Hs nhận xét : + Kim loại có ánh kim do đó có vẻ sáng lấp lánh * Kết luận : Kim loại có ánh kim nên được dùng làm đồ trang sức , trang trí ( vàng,bạc ) IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ : _ Em hãy nêu tính chất vật lý và ứng dụng của kim loại ? _ Hoàn thành bài tập 2 sgk tr.48 Hãy chọn những từ ( cụm từ ) thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong các câu sau ? ( Bền , nhẹ, nhiệt độ nóng chảy,dây điện , đồ trang sức ) (2đ) Kim loại Vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có . . . . cao Bạc,vàng được dùng làm . . . . vì có ánh kim đẹp . Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do . . . và nhẹ . . . . . . Đồng và nhôm được dùng làm . . . . là do dẫn điện tốt . V. DẶN DÒ : _ Học bài + làm bài tập 3 ,4 ,5 sgk tr.48 _ Xem trước bài tính chất hóa học của kim loại _ Hướng dẫn giải bài tập 4/48 Ta có : DAl = 2.7g/cm3 tức là 2.7g nhôm chiếm 1 cm3 Vậy : 1mol nhôm (27g) chiếm x g cm3 . Tương tự như vậy tính K,Cu . Tuần 11 Tiết 22 Ngày soạn : Ngày dạy : BÀI 16: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: _Học sinh biết được tính chất hóa học của kim loại nói chung , tác dụng của kim loại với phi kim , axit, dd muối . 2. Kĩ năng: _ Kĩ năng hoạt động nhóm,từ đó rút ra tính chất hóa học của kim loại từ những thí nghiệm . 3. Thái độ: _ Giúp hs yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh hình 2.4 sgk. Hóa chất như đồng sunfat,dây kẽm, axit ( HCl ) HS : Sách ,vở bài tập . III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: * Mở bài : Kim loại có khoảng 80 kim loại khác nhau như đồng, nhôm , magiê … các kim loại này có tính chất hóa học như thế nào ? các em sẽ tìm hiểu bài tính chất hóa học của kim loại Hoạt động 1 Phản Ưng Của Kim Loại Với Phi Kim * Mục tiêu: Giúp hs hiểu được kim loại có rất nhiều ứng dụng trong đời sống ,vậy để sử dụng kim loại có hiệu quả thì phải tìm hiểu kim loại có những tính chất hóa học nào ? 1. Tác dụng với ôxi: _ Gv đặt câu hỏi : Các em đã biết được phản ứng của kim loại nào với ôxi ? nêu hiện tượng và viết PTHH . _ nêu một số phản ứng của kim loại khác với ôxi mà em biết ? _ GV nhận xét – kết luận _ Hs nhớ lại kiến thức ở lớp 8 + Sắt cháy trong ôxi tạo thành ôxit sắt từ ( hạt nhỏ màu nâu đen ) PTHH : 3 Fe + 2 O2 to® Fe3O4 + Kim loại khác như đồng , kẽm, nhôm ® tạo thành các ôxít ZnO… * Kết luận : Hầu hết các kim loại ( trừ vàng,bạc,chì ) đều tác dụng với ôxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành các ôxít PTHH : 3 Fe + 2 O2 to® Fe3O4 2. Tác dụng với phi kim khác : _ Gv mô tả thí nghiệm như sgk Đưa muỗng sắt đựng Natri nóng chảy vào lọ đựng khí clo . _ GV nhận xét – kết luận Ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối _Hs làm theo và nhận xét . + Natri cháy trong clo tạo thành khói trắng PTHH : 2 Na + Cl2 to® 2 NaCl * Kết luận : Ở nhiệt độ cao hầu hết các kim loại phản ứng với nhiêu phi kim khác tạo thành muối . PTHH : 2 Na + Cl2 to® 2 NaCl ( k ) ( k ) ( r ) Hoạt động 2 Phản Ưng Của Kim Loại Với Dung Dịch Axit * Mục tiêu: Tìm hiểu tác dụng của kim loại với dd axit _ Gv gợi ý lại kiến thức bài axit. + Kim loại tác dụng với axit tạo thành gì ? + Al + HCl ® ? _ GV nhận xét ® kết luận _ Gv nhấn mạnh : Kim loại tác với H2SO4 đặc nóng không giải phóng khí H2 . Kl tác dụng với HNO3 loãng, đặc đều không giải phóng H2 _Hs nhớ lại kiến thức của axit : + Tạo thành muối và giải phóng khí hiđrô + Hs hoàn thành PTHH . * Kết luận : Một số kl tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khí hiđro PTHH : 2 Al + 6 HCl ® 2 AlCl + 3 H2 ( r) ( dd ) (dd ) ( k) Hoạt động 3 Phản Ưng Của Kim Loại Với Dung Dịch Muối * Mục tiêu: Tìm hiểu tác dụng của kim loại với dung dịch muối _ Gv yêu cầu hs nhớ lại kiến thức khi đồng tác dụng với bạc nitrat hãy nêu hiện tượng và viết PTHH _ Gv nhấn mạnh : Đồng đấy bạc ra khỏi dd muối vậy hoạt động hóa học của đồng mạnh hơn bạc . _ Thí nghiệm sắt tác dụng với dd CuSO4 ® nêu hiện tượng và viết PTHH . _ Gv gợi ý hs làm thí nghiệm tiếp theo là cho một mãnh dây kẽm vào ống nghiệm có dd CuSO4 ® nêu hiện tượng , giải thích ,viết PTHH _ Hoạt động hóa học của kẽm so với đồng như thế nào ? _ Gv nhận xét ® kết luận _Hs nhớ lại thí nghiệm và hiện tượng có kl màu xám bám vào bên ngoài dây đồng PTHH : Cu + AgNO3 ® Cu(NO3)2 + Ag + yêu cầu nêu được : Có kl màu đỏ bám vào đinh sắt PTHH : Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu ( r ) (dd) (dd) (r ) màu xám đỏ + Có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây kẽm , kẽm tan dần, màu xanh của dd nhạt dần PTHH : Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu ( r ) (dd) (dd) (r ) lam nhạt đỏ + Kẽm hđhh mạnh hơn đồng . + Chỉ kl nào có hđhh mạnh hơn mới đẩy kl có hđhh yếu hơn ra khỏi dd muối ( trừ Na,Ca,Ba,K). _ Hs ghi kết luận vào tập * Kết luận : Chỉ kl nào có hđhh mạnh hơn mới đẩy kl có hđhh yếu hơn ra khỏi dd muối ( trừ Na,Ca,Ba,K) tạo thành muối mới và kim loại mới PTHH : Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu ( r ) (dd) (dd) (r ) lam nhạt xanh lam không màu đỏ IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ : _ Cho hs làm bài tập : ngâm một đinh sắt có khối lượng 20g vào 500ml dd AgNO3 0.5M cho đến khi phản ứng kết thúc . Tính khối lượng đinh sắt sau thí nghiệm ( giả thiết rằng toàn bộ lượng bạc tạo thành bám vào đinh sắt ) . _ Gv hướng dẫn : Tính số mol của bạcnitratÞ khối lượng sắt phản ứng Þ khối lượng bạc . + mFe (spư) = mFe (bđ) - mFe (pư) + mAg _Hs tóm tắt đề : CM bạcnitrat =0.5M mFe sau phản ứng ? Giải : Số mol của AgNO3 n= CM .Vdd =0.5 .0.05=0.025 mol Phương trình phản ứng *PTHH : Fe + 2 AgNO3 ® Fe(NO3)2 + 2 Ag ( 1m ) (2m) (1m) (2m ) 0.0125m - 0.025m 0.0125 0.025 * Khối lượng của sắt sau phản ứng : m = 0.0125 * 56 = 0.7(g) * Khối lượng bạc sinh ra: m = 0.0125 * 108 = 2.7(g) * Khối lựơng đinh sắt sau phản ứng : m = 20 - 0.7 + 2.7 = 22(g) V. DẶN DÒ : _ Học bài + làm bài tập 2 ,3 ,4 ,5 sgk tr.51 _ Xem trước bài 17 dãy hoạt động hòa học của kim loại Tuần 12 Tiết 23 Ngày soạn : Ngày dạy : BÀI 17: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: _Học sinh biết dãy hoạt động hóa học ( dhđhh ) của kim loại ( kl) . _Hiểu được dãy hoạt động hóa học của kim loại . 2. Kĩ năng: _ Kĩ năng hoạt động nhóm. Biết cách tiến hành thí nghiệm ® sắp xếp kl có hđhh thành cặp từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy _Biết rút ra ý nghĩa của dãy hđhh từ đó biết được lk có hay không phản ứng với chất khác . 3. Thái độ: _ Giúp hs yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Hóa chất như đồng sunfat,dây kẽm, axit ( HCl ),bạcnitrat,phênoltanilin,Na, FeSO4. Dụng cụ :ống nghiệm, giá ốngnghiệm , cốc thủy tinh , kẹp gỗ … HS : Sách ,vở bài tập . III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: * Mở bài : Mức độ hoạt động hóa học khác nhau của các kim loại khác nhau được thể hiện như thế nào ? có thể dự đoán được phản ứng của kl với chất khác hay không ? các em sẽ tìm hiểu trong bài 17 sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó . * Kiểm tra bài cũ : Kt bài tập của hs _ Nêu tính chất hóa học của Kl và viết phương trình minh họa ? Hoạt động 1 Dãy Hoạt Động Hóa Học Của Kim Loại Được Xây Dựng Như Thế Nào ? * Mục tiêu: Giúp hs hiểu cách sắp xếp dãy hđhh của kl như thế nào ? _ Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm 1 sgk Cho đinh sắt vào dd CuSO4 Cho dây đồng vào dd FeSO4 _ Hs nêu hiện tượng , nhận xét, giải thích , viết PTHH _ Vậy sắt có hoạt động hóa học như thế nào so với đồng ? _ gv nhận xét và kết luận _ Hs làm theo hướng dẫn * yêu cầu : Hs quan sát hiện tượng ờ hai ống nghiệm _ Hs nhận xét , nêu hiện tượng , giải thích , viết PTHH +Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt (ống1) +không có hiện tượng gì (ống 2 ). * Nhận xét : ở ống 1 sắt đẩy đồng ra khỏi dd muối đồng . Fe +CuSO4 ®FeSO4 + Cu ( r ) (dd) (dd) (r ) Còn trong ống nghiệm 2 đồng không đẩy sắt ra khỏi dd muối sắt . _ hs ghi kết luận * Kết luận : Fe có hđhh mạnh hơn Cu Ta xếp sắt trước đồng (Fe,Cu .) _ Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm 2 + Cho mẫu dây đồng vào ống nghiệm 1 có dd AgNO3 + Cho mẫu dây bạc vào ống nghiệm 2 có dd CuSO4 _ Gọi hs nêu hiện tượng và nhận xét sau đó viết PTHH Þ kết luận _ Vậy đồng có họat động hóa học như thế nào so với bạc ? _ gv nhận xét và kết luận _ Hs làm theo . * yêu cầu : quan sát ® thảo luận nhóm ® kết luận + ốngnghiệm 1 có chất rắn màu xám bám vào dây đồng, dd chuyển thành màu xanh + ống nghiệm 2 không có hiện tượng gì . + ống 1 : Cu đầy Ag ra khỏi dd muối bạc PTHH : Cu + AgNO3 ® Cu(NO3)2 + Ag ( r ) (dd) (dd) (r ) đỏ trắng xám * Kết luận : Đồng có hđhh mạnh hơn Bạc Ta xếp đồng trước bạc (Cu,Ag ) _ Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm 3 Cho đinh sắt và dây đồng vào ống nghiệm 1 và 2 đựng riêng biệt dd HCl . _ Gv nhận xét chung và kết luận _ Hs làm theo . * yêu cầu : quan sát ® hiện tượng ® nhận xét ® kết luận + nêu hiện tượng: ống 1 có bọt khí xuất hiện còn ống 2 không co hiện tượng xảy ra . + Nhận xét : ống 1 sắt đấy H2 ra khỏi dd axit PTHH ; Fe +2HCl ® FeCl2 + H2 ( r ) (dd) (dd) (k ) Còn trong ống 2 đồng không đẩy H2 ra khỏi dd axit * Kết luận : Ta xếp sắt đứng trước hđro còn đồng đứng sau hiđro ( Fe,H,Cu ) _ Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm 4 Cho mẫu Na và đinh sắt vào 2 cốc riêng biệt đựng nước cất có pha thêm vài giọt phênoltalêin _ Gv nhận xét chung và kết luận _ Hs làm theo . * yêu cầu : quan sát ® hiện tượng® nhận xét kết luận + nêu hiện tượng: cốc1 Na chạy nhanh trên mặt nước , có khí thoát ra , dd có màu đỏ . cốc 2 không có hiện tượng gì . +Nhận xét :Na phản ứng với nước sinh ra bazơ làm dd phênol hóa đỏ . PTHH: 2 Na +2H2O ®2NaOH + H2 ( r ) ( l ) (dd) (k ) * Kết luận : Natri hoạt động hóa học mạnh hơn sắt ta xếp natri đứng trước sắt Từ các thínghiệm 1,2,3,4 đã nêu trên và bằng nhiều thí nghiệm khác nhau , người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiêu giảm dần của mức độ hoạt động hóa học . sau đây là dãy hoạt động hóa học của một số kim loại . * Kết luận : Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại : K,Na,Mg,Al,Zn,Fe,Pb,H,Cu,Ag,Au. Hoạt động 2 ý Nghĩa Dãy Hoạt Động Hóa Học Của Kim Loại * Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại _ Gv cho hs đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi + Các kl được sấp xếp ntn trong dãy hoạt động hóa học ? + Kim loại ở vị trí nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường ? + Kim loại ở vị trí nào phản ứng với dd axít và giải phóng khí hiđro ? + Kim loại ở vị trí nào đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối ? _ Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi _ Đại diện nhóm báo cáo _ Các nhóm khác nhận xét và bổ sung . * Kết luận : dãy hoạt động hóa học cho biết + Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái sang phải + Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí hdro . + Kim loại đứng trước hdro phản ứng với một số dd axit loãng + Hidro + Kim loại đứng trước (trừ K,Na) đấy được kl đứng sau ra khỏi dd muối IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ : _ Học sinh làm bài tập sau : 1. cho các k.loại sau Mg,Fe,Cu,Zn,Ag ,Au kim loại tác dụng được với : Dung dịch H2SO4 loãng Dung dịch FeCl2 Dung dịch AgNO3 . Viết các phương trình phản ứng xảy ra . Trả lời : Kl tác dụng với H2SO4 loãng là : Mg,Fe, Zn Kl tác dụng với FeCl2 là : Mg, Zn Kl tác dụng với AgNO3 là : Mg,Fe,Cu,Zn V. DẶN DÒ : _ Học thuộc bài và làm bài tập 1,2,3,4 tr.54 _ ôn lại tính chất hóa học của kim loại _ Xem trước bài 18 Nhôm Tuần 12 Tiết 24 Ngày soạn : Ngày dạy : BÀI 18: NHÔM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: _Học sinh biết được tính chất hóa học của nhôm như nhẹ, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt . _ Nhôm có tíh chất hóa học của kim loại nói chung ( tác dụng được với dd axit,muối,phi kim ngoài ra còn tác dụng được với dd kiềm và giải phóng khí hidro ) 2. Kĩ năng: _ Viết PTHH biễu diễn tính chất hóa học của nhôm . 3. Thái độ: _ Giúp hs yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Hóa chất : bột nhôm , dây hôm , CuCl2 , NaOH đặc Dụng cụ : Đèn cồn, ống nghiệm, giá ống nghiệm , kẹp gỗ … HS : Sách ,vở bài tập . III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: * Mở bài : Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ ba trong vỏ trái đất … như sgk * Kiểm tra bài cũ : _ Nêu tính chất hóa học chung của Kl ? _ Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào ?nêu ý nghĩa dãy hđhh ? Hoạt động 1 Tính Chất Vật Lý * Mục tiêu: Giúp hs hiểu được tính chất vật lý của nhôm _ Nhôm có KHHH và nguên tử khối ntn ? _ Gv cho hs tìm hiểu về lọ đựng bột nhôm và dây nhôm ® hs quan sát ,nhận xét _ Nhôm có những tính chất vật lý nào ? _ Hs : KHHH “ Al” và nguyên tử khối là 27 _ yêu cầu : rút ra kết luận về tính chất vật lý của nhôm . * Kết luận : Tính chất vật lý của nhôm F Nhôm là kim loại có màu trắng bạc , có ánh kim,nhẽ, dẽo, dẫn điện , dẫn nhiệt tốt , nóng chảy ở 660 0C Hoạt động 2 Tính Chất Hóa Học * Mục tiêu: Giúp hs hiểu được tính chất hóa học của kl nói chung và nhôm nói riêng 1. Nhôm có tính chất hh của kim loại : _ Gv hỏi nhôm có tính chất hóa học giống như kl không ? hs dự đoán tính chất hh của nhôm . _ Gv biễu diễn thí nghiệm : Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn sau đó y/c hs quan sát hiện tượng . + Nhôm cháy trong oxi tạo thành chất gì ? Trong thực tế nhôm tác dụng với oxi ở đk thường tạo thành ôxit nhôm , chính vì lẽ đó mà các tấm nhôm đều có lớp xi để bảo vệ nhôm không cho tác dụng với oxi có trong kk và nước. _ Cho dây nhôm vào ốngnghiệm đựng dd HCl à hs quan sát trả lời + Nhôm tác dụng với dd axit tạo thành gì ? _ Gv : Nhôm không tác dụng với HNO3 ,H2SO4 đặc ,nguội . _ gọi hs hoàn thành PTHH _ Cho dây nhôm vào dd CuCl2 à quan sát hiện tượng , giải thích _ Vậy nhôm phản ứng được với dd muối nào ? _ Hs trả lời : Nhôm có tính chất hh của kl vì nhôm cũng là một kim loại . a) Phản ứng của nhôm với phi kim : *Phản ứng với ôxi : +Nhôm cháy trong oxi tạo thành chất rắn màu trắng . Nhận xét : Nhôm cháy trong oxi tạo thành nhôm ôxit là Al2O3 . PTHH : 4 Al + O2 to® 2 Al2O3 ( r ) ( k ) (r) Trắng k.màu trắng * Phản ứng với phi kim khác : + nhôm phản ứng với phi kim khác như S,Cl tạo thành muối . PTHH : 2Al + 3Cl2 to® 2 AlCl3 ( r ) ( k ) (r) Trắng vàng lục trắng b) Phản ứng của nhôm với dd axit : + Hiện tượng : có sủi bọt khí nhôm tan dần + Nhôm tác dụng với dd axit tạo thành muối và giải phóng khí H2 ( trừ HNO3 ,H2SO4 đặc ,nguội). PTHH : 2Al + 6HCl ® 2 AlCl3 + 3H2 ( r ) ( dd ) (dd) (k) Trắng k.màu k.màu k.màu c) Phản ứng của nhôm với dd muối : +Hiện tượng :Có chất rắn màu đỏ bám vào dây nhôm , màu dd CuCl2 nhạt dần PTHH : 2Al + 3CuCl2 ® 2 AlCl3 + 3Cu Nhôm tác dụng với dd muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành nhôm và kl mới PTHH : Al + 3AgNO3 ® Al(NO3)2 + 3 Ag ( r ) (dd) (dd) (r ) Tuần 13 Tiết 25 Ngày soạn : Ngày dạy : BÀI 19: NHÔM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: _Học sinh biết được tính chất hóa học của sắt _ biết liên hệ sắt với một số ừng dụng của nó trong đời sống và sản xuất 2. Kĩ năng: _ Biết dự đoán tính chất hóa học của sắt từ tính chất chung của kim loại và vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn hóa học . 3. Thái độ: _ Giúp hs yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh hình 2.15 sgk HS : Sách ,vở bài tập . III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: * Mở bài : * Kiểm tra bài cũ : _ Nêu tính chất hóa học c của Nhôm ? viết phương trình phản ứng minh họa ? Hoạt động 1 Tính Chất Vật Lý * Mục tiêu: Giúp hs hiểu được tính chất vật lý của sắt _ Sắt có KHHH và nguên tử khối ntn ? _ Gv cho hs liên hệ thực tế ® thảo luận _ Sắt có những tính chất vật lý nào ? _ Hs : KHHH “ Fe” và nguyên tử khối là 56 _ yêu cầu : rút ra kết luận về tính chất vật lý của sắt . * Kết luận : Tính chất vật lý của sắt F Sắt là kim loại có màu trắng xám, có tính dẽo, dẫn điện , dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm . Sắt có tính nhiễm từ ,là kim loại nặng , nhiệt độ nóng chảy là 15390C . Hoạt động 2 Tính Chất Hoá Học * Mục tiêu: Giúp hs hiểu được tính chất háo học của sắt . _Gv hỏi sắt có tính chất hóa học giống như kl không ? hs dự đoán tính chất hh của sắt ? +Lớp 8 các em đã biết phản ứng của sắt của phi kim nào ? + Gọi 1 hs viết PTHH . _ Hs thảo luận ® báo cáo . 1. Tác dụng với phi kim : _ Hs nhớ lại kiến thức của sắt cháy trong ôxi . _ Sắt cháy trong oxi tạo thành gì ? _ Gv lưu ý : sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ Fe3O4 ( trong đó sắt có hóa trị II,III ). _ Sắt còn tác dụng với phi kim nào ? _ Gv mô tả thí nghiệm theo hình 2.15 sgk ? _ Sắt phản ứng với clo tạo thành gì ? + Gọi hs viết PTHH . _ ở nhiệt độ cao sắt cón phản ứng với Brôm,lưu huỳnh tạo thành muối sắt , muối brôm a)Tác dụng với oxi : Sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ . PTHH : 3Fe + 2O2 to® Fe3O4 ( r ) ( k ) (r) nâu đen b)Tác dụng với Clo : PTHH : 2Fe + 3Cl2 to® 2FeCl3 ( r ) ( k ) (r) 2. Tác dụng với axit : _ Sắt tác dụng với dd axit tạo thành gì ? _ Lưu ý : sắt không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội . _ Sắt tác dụng với dd HCl , H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí Hiđrô PTHH : Fe + 2HCl to® 2FeCl2 + H2 ( r ) ( dd ) (dd) (k) 3. Tác dụng với dung dịch muối : _ Sắt tác dụng với dd muối tạo thành gì ? _ Sắt tác dụng với dd muối nào ? _ Tạo thành gì ? _ Gv cho hs nhận xét và kết luận chung về tính chất hóa học của sắt . _ Lưu ý : sắt là kim loại có nhiều hóa trị . _ Hs nhớ lại thí nghiệm phản ứng của đinh sắt với dd đống (II) sunfat. PTHH : Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu ( r ) (dd) (dd) (r ) _ Sắt tác dụng với dd muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành muối sắt (II) và giải phóng kim loại trong muối . PTHH : Fe + 2 AgNO3 ® Fe(NO3)2 + 2 Ag ( r ) (dd) (dd) (r ) * Kết luận : Tính chất hóa học của sắt: F Sắt có những tính chất hóa học của một kim loại như : Tác dụng với phi kim,tác dụng với dd a xit HCl , H2SO4 loãng (trừ HNO3 và H2SO4 đặc nguội )Và dd muối của kim loại hoạt động hóa học yếu hơn . IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ : _ Học sinh làm bài tập 5 sgk tr.60 V. DẶN DÒ : _ Học thuộc bài và làm bài tập 1,2,3,4 tr.60 _ ôn lại tính chất hóa học của kim loại _ Xem trước bài “Hợp kim của sắt là gang và thép “ .

File đính kèm:

  • docgiaoanhoa9.doc